Tiết 51, Bài 58+59: Thiết kế mạch điện - Thực hành thiết kế mạch điện - Đoàn Thị Thanh

A- Mục tiêu.

- Hiểu được các bước thiết kế mạch điện.

- Thiết kế được một mạch điện chiếu sáng đơn giản.

- Rèn luyện kĩ năng vẽ sơ đồ mạch điện theo yêu cầu.

B- Chuẩn bị.

GV: Nghiên cứu kĩ nội dung bài học. Chuẩn bị các dụng cụ vật liệu để làm bài thực hành, chuẩn bị một mạch điện chiếu sáng đơn giản.

HS: Chuẩn bị trước nội dung bài học và các dụng cụ cho bài học, chuẩn bị dụng cụ cho bài thực hành.

 

doc 2 trang Người đăng giaoan Lượt xem 2771Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Tiết 51, Bài 58+59: Thiết kế mạch điện - Thực hành thiết kế mạch điện - Đoàn Thị Thanh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 51.
Tuần 33.
Thứ  ngày tháng năm 200...
Bài 58+59
THIếT Kế MạCH ĐIệN- thực hành thiết kế mạch điện.
Mục tiêu.
Hiểu được các bước thiết kế mạch điện.
Thiết kế được một mạch điện chiếu sáng đơn giản.
Rèn luyện kĩ năng vẽ sơ đồ mạch điện theo yêu cầu.
Chuẩn bị.
GV: Nghiên cứu kĩ nội dung bài học. Chuẩn bị các dụng cụ vật liệu để làm bài thực hành, chuẩn bị một mạch điện chiếu sáng đơn giản.
HS: Chuẩn bị trước nội dung bài học và các dụng cụ cho bài học, chuẩn bị dụng cụ cho bài thực hành.
Tiến trình dạy học.
Tổ chức ổn định.
Kiểm tra bài cũ.
Gv gọi hai học sinh lên bảng vẽ sơ đồ nguyên lí và sơ đồ lắp đặt mạch điện chiếu sáng đơn giản.
Bài mới.
Hoạt động 1: Thiết kế mạch điện là gì?
Gv giới thiệu các bước của công việc lắp đặt một mạch điện.
Học sinh lắng nghe và ghi bài.
Thiết kế mạch điện là công việc cần làm trước khi lắp mạch điện bao gồm:
Xác định nhu cầu sử dụng mạch điện.
Đưa ra các phương án mạch điện và lựa chọn những phương án thích hợp.
Xác định những phần tử cần thiết của mạch điện cần lắp đặt.
Lắp thử và kiểm tra mạch điện có làm việc theo yêu cầu thiết kế không.
	Hoạt động 2: Trình tự thiết kế mạch điện.
GV và học sinh cùng nhau phân tích ví dụ trong SGK và chọn ra phương án thích hợp nhất từ đó thiết kế trình tự lắp mạch điện
? Ví dụ: Bạn Nam cần lắp một mạch điện dùng 2 bóng đèn sợi đốt đóng cắt riêng biệt để chiếu sáng bàn học và giữa phòng.
Bước 2: Gv và học sinh phân tích 4 sơ đồ và chọn ra phương án thích hợp là: Phương án 3 và phương án 4.
? Em hãy đọc ví dụ và chọn cho bạn Nam những bóng đèn có số liệu định mức phù hợp.
Bước 1: Xác định mạch điện dùng để làm gì?
Bước 2: Đưa ra phương án thiết kế và lựa chọn phương án thích hợp.
Bước 3: Chọn thiết bị và đồ dùng điện thích hợp cho mạch điện.
Bước 4: Lắp thử và kiểm tra mạch điện.
Hai bóng đèn phù hợp là bóng 1 và bóng 3.
	Hoạt động 3: Thực hành thiết kế mạch điện.
GV yêu cầu học sinh thảo luận nhóm , chọn và đưa ra một mạch điện chiếu sáng đơn giản để thiết kế và lắp đặt. 
Bước 1: Tìm ra ý tưởng.
Bước 2: Đưa ra các phương án thiết kế và chọn một phương án thích hợp.
Bước 3: Lựa chọn các thiết bị, đồ dùng điện cho mạch điện được thiết kế.
Bước 4: Lắp thử và kiểm tra mạch điện làm việc theo đúng yêu cầu hay không?
Củng cố.
GV gọi học sinh đọc phần ghi nhớ.
GV kiểm tra lại các bước thiết kế mà học sinh vừa thực hiện.
Hướng dẫn về nhà.
Học kĩ bài và hoàn thành các câu hỏi cuối bài.
Đọc và chuẩn bị ôn tập lại toàn bộ kiến thức đã học để tiết sau ôn tập.
..
Hết tuần 33.

Tài liệu đính kèm:

  • docBài 59. Thực hành - Thiết kế mạch điện - Đoàn Thị Thanh - Trường THCS An Đức.doc