Tiết 51, Bài 8: Quy tắc dấu ngoặc - Trương Thanh Kế

 1. Về kiến thức:

- Biết khi bỏ dấu ngoặc đằng trước có dấu "-" ta phải đổi dấu tất cả các số hạng trong dấu ngoặc: dấu "+" thành dấu "-" và dấu "-" thành dấu "+". Khi bỏ dấu ngoặc đằng trước có dấu "+" thì dấu các số hạng trong ngoặc vẫn giữ nguyên.

- Biết thế nào là một tổng đại số và các phép biến đổi trong tổng đại số.

 2. Về kỹ năng:

- Biết bỏ dấu ngoặc đằng trước có dấu "+" và bỏ dấu ngoặc đằng trước có dấu "-" .

- Biết cách tính nhanh giá trị của một biểu thức bằng cách áp dụng quy tắc dấu ngoặc.

- Biết đặt dấu ngoặc đằng trước có dấu cộng hoặc đằng trước có dấu trừ để nhóm các số hạng của tổng đại số.

 3. Về thái độ:

- Nghiêm túc, tập trung trong học tập; cẩn thận trong làm bài và trình bầy bài.

 

doc 7 trang Người đăng giaoan Lượt xem 2793Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Tiết 51, Bài 8: Quy tắc dấu ngoặc - Trương Thanh Kế", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Họ và tên: Trương Thanh Kế
Trường THCS Tiên Hiệp – Duy Tiên
Tiết 51 - Đ8. quy tắc dấu ngoặc
A. Mục tiêu
 1. Về kiến thức:
- Biết khi bỏ dấu ngoặc đằng trước có dấu "-" ta phải đổi dấu tất cả các số hạng trong dấu ngoặc: dấu "+" thành dấu "-" và dấu "-" thành dấu "+". Khi bỏ dấu ngoặc đằng trước có dấu "+" thì dấu các số hạng trong ngoặc vẫn giữ nguyên.
- Biết thế nào là một tổng đại số và các phép biến đổi trong tổng đại số.
 2. Về kỹ năng:
- Biết bỏ dấu ngoặc đằng trước có dấu "+" và bỏ dấu ngoặc đằng trước có dấu "-" .
- Biết cách tính nhanh giá trị của một biểu thức bằng cách áp dụng quy tắc dấu ngoặc.
- Biết đặt dấu ngoặc đằng trước có dấu cộng hoặc đằng trước có dấu trừ để nhóm các số hạng của tổng đại số.
 3. Về thái độ:
- Nghiêm túc, tập trung trong học tập; cẩn thận trong làm bài và trình bầy bài.
B. Chuẩn bị
 1. Giáo viên
- Nghiên cứu, chuẩn bị bài.
- Các phương tiện hỗ trợ: máy tính, máy chiếu đa năng.
 2. Học sinh
- Học bài và làm bài tập đầy đủ.
C. Tiến trình lên lớp
 1. ổn định tổ chức.
 2. Kiểm tra bài cũ.
? 1. Phát biểu quy tắc trừ hai số nguyên? Viết dạng tổng quát?
 2. Thực hiện phép tính: -135 - (-135 + 200) .
ĐVĐ: Khi ta có hiệu a - b thì các em hiểu đây là tổng của hai số hạng a và -b.
Các em ạ, nếu biết áp dụng quy tắc dấu ngoặc thì ta thực hiện phép tính trên dễ dàng hơn. Vậy quy tắc dấu ngoặc như thế nào? Thầy trò chúng ta cùng nhau nghiên cứu bài học hôm nay.
 3. Bài mới.
Tiết 51 - Đ8. Quy tắc dấu ngoặc
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Ghi bảng
GV: Các em cùng làm ?1
? Qua ?1 ta có
 - [2 + (-5)] = -2 + 5
Em có nhận xét gì về số đối của một tổng và tổng các số đối?
GV: Nhìn vào đẳng thức
- [2 + (-5)] = -2 + 5 từ vế trái sang vế phải chính là ta đã bỏ dấu ngoặc đằng trước có dấu "-" 
? Em có nhận xét gì về dấu của các số hạng sau khi bỏ dấu ngoặc.
GV: Trong trường hợp này ta đã bỏ dấu ngoặc đằng trước có dấu trừ chính là dấu của số đối thì ta đã đổi dấu tất cả các số hạng trong ngoặc. Vậy khi bỏ dấu ngoặc đằng trước có dấu của phép tính cộng hoặc trừ thì dấu các số hạng sẽ như thế nào. Chúng ta tiếp tục nghiên cứu ?2.
GV: Gọi 2 học sinh lên bảng làm bài.
GV: Vì phép trừ có thể chuyển thành phép cộng với số đối của số trừ nên nếu hiểu 5 - 13 là một tổng thì tổng này gồm hai số hạng là 5 và -13.
? Tương tự nếu hiểu 4 - 6 là một tổng thì tổng này gồm những số hạng nào.
? Nhìn vào các kết quả của ?2 ta thấy chính là bỏ dấu ngoặc. ậ câu a, trước ngoặc là dấu cộng, quan sát kĩ các số hạng trong ngoặc em có nhận xét gì về dấu của chúng sau khi bỏ dấu ngoặc.
? ở câu b, trước dấu ngoặc là dấu trừ, em có nhận xét gì về dấu các số hạng sau khi bỏ dấu ngoặc.
? Từ ?2 em hãy cho biết khi bỏ dấu ngoặc đằng trước có dấu "-" thì ta làm thế nào và khi bỏ dấu ngoặc đằng trước có dấu "+" thì ta làm thế nào.
GV: Đây chính là quy tắc dấu ngoặc (sgk/ 84).
? Khi áp dụng quy tắc dấu ngoặc trước tiên em phải chú ý điều gì.
GV: Các em cũng cần chú ý để xác định đúng dấu các số hạng trong ngoặc.
? áp dụng quy tắc dấu ngoặc để bỏ dấu ngoặc trong các biểu thức sau.
a) - (15 - 7 + 8)
b) (9 – 16) – (-13 + 6)
? ở câu a, em hãy xác định dấu trước ngoặc và các số hạng trong ngoặc.
? Khi bỏ dấu ngoặc đằng trước có dấu trừ ta làm thế nào.
? Một em đứng tại chỗ bỏ dấu ngoặc ở câu a.
GV: Trước dấu ngoặc thứ nhất ở câu b không ghi dấu gì thì các em hiểu trước ngoặc là dấu ‘‘+’’
? áp dụng quy tắc dấu ngoặc hãy bỏ dấu ngoặc trong phép tính ở câu b.
? Vì sao em có được kết quả này.
GV: Các em lưu ý khi bỏ dấu ngoặc ta phải xem trước ngoặc là dấu "+" hay dấu "-" và xác định đúng các số hạng trong ngoặc, đồng thời khi bỏ dấu ngoặc ta cũng bỏ dấu trước ngoặc.
? Các em tiếp tục làm bài tập sau. Giáo viên trình chiếu bài tập.
GV: Một lần nữa các em chú ý là khi bỏ dấu ngoặc ta phải xem trước ngoặc là dấu "+" hay dấu "-" và cần xác định đúng các số hạng trong ngoặc, đồng thời khi bỏ dấu ngoặc ta cũng bỏ dấu trước ngoặc.
GV: Quay lại phần kiểm tra bài cũ, yêu cầu học sinh áp dụng quy tắc dấu ngoặc để thực hiện phép tính theo cách khác.
GV: Yêu cầu học sinh lên bảng làm bài ?3.
GV: Như vậy khi làm bài các em cần chú ý áp dụng đúng quy tắc dấu ngoặc.
GV: Các em nhìn vào biểu thức - 1579 - 12 + 1579. Đây là một tổng đại số. Vậy các em hiểu thế nào là tổng đại số. Thầy trò ta cùng nghiên cứu phần 2.
GV: Các em ạ, một dãy các phép tính cộng trừ các số nguyên được gọi là một tổng đại số.
? Dựa vào kết luận trên em hãy lấy ví dụ một tổng đại số.
GV: Đưa ra một dãy các phép tính cộng, trừ các số nguyên : 
(-4) + (-5) – (-6) – (7)
 và gọi học sinh giải thích đó là một tổng đại số.
GV: hướng dẫn học sinh cách viết một tổng đại số ở dạng đơn giản.
(-4) + (-5) – (-6) – (7)
= (-4) + (-5) + (+6) + (-7)
 = -4 – 5 + 6 – 7
GV: Khi viết tổng đại số ở dạng đơn giản thì các em hiểu dấu của phép cộng đã được ẩn đi, còn dấu trong tổng đại số chính là dấu của các số hạng.
? Em hãy xác định các số hạng trong tổng đại số sau.(giáo viên yêu cầu học sinh xác định các số hạng của tổng đại số đã có trên bảng.
GV: Nếu không sợ nhầm lẫn, ta có thể nói gọn tổng đại số là tổng.
? Các em hãy tính nhanh tổng sau: 43 + 117 - 43
GV: Nhờ tính chất giao hoán ta có thể thay đổi tùy ý vị trí các số hạng nhưng chú ý kèm theo dấu của chúng.
GV: Cho tổng sau a - b + c
? Sử dụng tính chất kết hợp hãy nhóm số hạng -b và +c vào trong ngoặc.
? Khi bỏ dấu ngoặc đằng trước có dấu "-" ta phải đổi dấu tất cả các số hạng trong ngoặc. Vì vậy nếu đặt trước ngoặc là dấu "-" thì ta được kết quả nào? Vì sao?
GV: Như vậy với tổng đại số a - b + c ta có thể đặt dấu ngoặc để nhóm các số hạng trong tổng. Nếu trước dấu ngoặc là dấu cộng thì dấu các số hạng vẫn giữ nguyên, còn nếu trước ngoặc là dấu trừ thì phải đổi dấu tất cả các số hạn trong ngoặc.
GV: Nhờ các tính chất giao hoán, kết hợp và quy tắc dấu ngoặc ta có các kết luận sau: 
( GV trình chiếu các kết luận)
Trong một tổng đại số, ta có thể:
• Thay đổi tùy ý vị trí các số hạng kèm theo dấu của chúng.
• Đặt đấu ngoặc để nhóm các số hạng một cách tùy ý với chú ý rằng nếu trước dấu ngoặc là dấu "-" thì phải đổi dấu tất cả các số hạng trong ngoặc.
GV: Như vậy các em hãy cẩn thận khi dấu “-” đứng trước dấu ngoặc cả trong trường hợp bỏ dấu ngoặc và trong trường hợp đặt dấu ngoặc để nhóm các số hạng. Vì khi đó ta phải đổi dấu tất cả các số hạng trong ngoặc.
GV: Yêu cầu học sinh làm bài tập:
Tính nhanh:
(34 - 79 + 95) - (34 + 95)
? Trước tiên em phải làm gì.
? vì sao em lại làm thế.
? Một em lên bảng làm bài.
HS: đứng tại chỗ làm bài ?1.
HS: Số đối của một tổng bằng tổng các số đối.
HS: Dấu các số hạng đã thay đổi, dương 2 thành âm 2 và âm 5 thành dương 5.
HS: Lên bảng làm bài.
HS: Gồm hai số hạng là dương 4 và âm 6
HS: Dấu các số hạng vẫn giữ nguyên (không thay đổi).
HS: Dấu các số hạng đã thay đổi, dương 4 thành âm 4 và âm 6 thành dương 6.
HS: Khi bỏ dấu ngoặc đằng trước có dấu “-” ta phải đổi dấu các số hạng trong dấu ngoặc: dấu “-” thành “+” và dấu “+” thành dấu “-”.
HS: Ta phải chú ý xem trước ngoặc là dấu “+” hay dấu “-”.
Dấu trước ngoặc là dấu trừ, các số hạng trong ngoặc là: 15, -7, 8.
HS: Ta phải đổi dấu tất cả các số hạng trong ngoặc.
HS: 
–(15 – 7 + 8) = –15 + 7 – 8 
HS:
 (9 – 16) – (-13 + 6)
 = 9 – 16 + 13 – 6
HS: Vì trước dấu ngoặc thứ nhất là dấu “+” nên sau khi bỏ ngoặc thì dấu các số hạng vẫn giữ nguyên, còn trước dấu ngoặc thứ hai là dấu "-" nên sau khi bỏ ngoặc ta phải đổi dấu tất cả các số hạng trong ngoặc.
HS: Làm lần lượt từng ý của bài.
HS: –135 – (–135 + 200)
 = –135 + 135 – 200
 = 0 – 200 
 = –200
HS: 
a) (768 – 39) – 768
 = 768 – 39 – 768 
 = 768 + (–39) + (–768)
 = 768 + (–768) + (–39)
 = 0 + (–39) = –39
b) (–1579) – (12 – 1579)
 = –1579 – 12 + 1579
 = –1579 + (–12) + 1579
 = –1579 + 1579 + (–12)
 = 0 + (–12) 
 = –12
HS: Ví dụ 3 – 8 + 5 – 6 + 7
HS: -4; -5; +6; -7
HS: 43 + 117 – 43
 = 43 – 43 + 117
 = 0 + 117
 = 117
HS: a – b + c = a + (–b + c)
HS: a – b + c = a – (b – c)
Vì sau khi bỏ dấu ngoặc ở vế phải thì ta được biểu thức vế trái.
HS: Trước tiên em bỏ dấu ngoặc.
HS: Vì sau khi bỏ dấu ngoặc em thấy có các số đối nhau.
HS: 
(34 – 79 – 95) – (34 – 95)
= 34 – 79 – 95 – 34 + 95 
= (34 – 34) – (95 – 95) – 79 
= 0 – 0 – 79 
= –79
1. Quy tắc dấu ngoặc
?1
Nhận xét: Số đối của một tổng bằng tổng các số đối.
?2
Quy tắc (sgk / tr 84)
?3
a) (768 – 39) – 768
 = 768 – 39 – 768 
 = 768 + (–39) + (–768)
 = 768 + (–768) + (–39)
 = 0 + (–39) = –39
b) (–1579) – (12 – 1579)
 = –1579 – 12 + 1579
 = –1579 + (–12) + 1579
 = –1579 + 1579 + (–12)
 = 0 + (–12) 
 = –12
2. Tổng đại số
Một dãy các phép tính cộng, trừ các số nguyên được gọi là một tổng đại số.
 4. Củng cố.
	? Qua bài học các em cần ghi nhớ những nội dung gì.
	GV: Chốt bài, lưu ý học sinh cách làm bài và trình bầy bài.
 5. Hướng dẫn học ở nhà.
	- Nắm chắc quy tắc dấu ngoặc, các phép biến đổi trong tổng đại số.
	- Biết bỏ dấu ngoặc đằng trước có dấu cộng hoặc đằng trước có dấu trừ.
	- Làm các bài tập: 57, 58, 59, 60 (sgk / tr 85).
	- Rèn cách làm bài và cách trình bầy bài.
 6. Rút kinh nghiệm.
........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docBài 8. Quy tắc dấu ngoặc - Trương Thanh Kế - Trường THCS Tiên Hiệp - Duy Tiên.doc