Tiết 51, Bài 9: Ứng dụng thực tế của tam giác đồng dạng - Phạm Thị Trúc Linh

Kiến thức:

- Biết được các bước tiến hành đo đạc và tính toán, các thao tác sử dụng dụng cụ đo

- Biết áp dụng các trường hợp đồng dạng của tam giác để áp dụng vào đo gián tiếp chiều cao, khoảng cách trong các bài toán thực tế

Kỹ năng:

- Rèn luyện tư duy để vận dụng vào bài toán thực tế

- Kĩ năng tiến hàng và sử dụng dụng cụ đo để tính toán

Thái độ:

- Tập trung, nghiêm túc, cẩn thận

 

docx 5 trang Người đăng giaoan Lượt xem 2058Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Tiết 51, Bài 9: Ứng dụng thực tế của tam giác đồng dạng - Phạm Thị Trúc Linh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GIÁO ÁN
GVHD: Trần Thị Kim Nhung
SV: Phạm Thị Trúc Linh
Ngày soạn: 07/03/2013
Tiết: 51
§9: ỨNG DỤNG THỰC TẾ CỦA 
TAM GIÁC ĐỒNG DẠNG
I. KẾT QUẢ CẦN ĐẠT
Kiến thức:
Biết được các bước tiến hành đo đạc và tính toán, các thao tác sử dụng dụng cụ đo
Biết áp dụng các trường hợp đồng dạng của tam giác để áp dụng vào đo gián tiếp chiều cao, khoảng cách trong các bài toán thực tế
Kỹ năng:
Rèn luyện tư duy để vận dụng vào bài toán thực tế
Kĩ năng tiến hàng và sử dụng dụng cụ đo để tính toán
Thái độ:
Tập trung, nghiêm túc, cẩn thận
II. CHUẨN BỊ
Giáo viên: SGK, giáo án, bảng phụ, bút viết bảng phụ, giác kế
Học sinh: SGK, dụng cụ vẽ hình: compa, thước kẻ, .
III. KẾ HOẠCH BÀI GIẢNG
Kiểm tra bài cũ (5’)
Cho hình vẽ:
Biết AC = 1,5m ; AB = 1,25m ; A'B = 4,2m. Tính A'C' ?
	GV nhận xét cho điểm
Nội dung bài mới 
Thời gian
Nội dung bài giảng
Hoạt động của GV và HS
2’
13’
§9: ỨNG DỤNG THỰC TẾ CỦA TAM GIÁC ĐỒNG DẠNG
1. Đo gián tiếp chiều cao của vật 
Bài toán: Xác định chiều cao của một cây nào đó
Cách làm:
a. Tiến hành đo đạc
- Dụng cụ: thước ngắm
- Cách sử dụng: 
 + Đặt cọc AC thẳng đứng ( vuông góc với mặt đất)
 + Điều khiển thước ngắm sao cho hướng thước đi qua đỉnh C' của tháp, sau đó xác định giao điểm B của đường thẳng CC' và AA'
 + Đo khoảng cách AB, A'B và chiều cao AC của cọc
b. Tính chiều cao của cây: 
-Ta có: DA'BC' ∽ DABC (A'C'//AC)
Þ A'BAB=A'C'ACÞ AC=A'B.BCAC
 =5,04m
Vậy AC = 5,04m
- GV dẫn dắt vào bài mới: Kim tự tháp là một công trình kiến trúc vĩ đại và bí ẩn của loài người, nhưng từ xa xưa ng ta đã tính được chiều cao của Kim Tự Tháp, vậy ai là người đầu tiên tính được chiều cao của Kim Tự Tháp?
A
- HS: Ta – lét
- GV: Ta - lét đã dựa vào tính chất đồng dạng của tam giác để tính độ dài Kim tự tháp Ai Cập bằng cách đợi khi mặt trời chiếu 1 góc 450, khi đó chiều dài cái bóng của Kim Tự Tháp cũng chính bằng chiều cao của nó. (Mục có thể em chưa biết – SGK trang 72). Vậy để hiểu rõ hơn về các ứng dụng của tam giác đồng dạng chúng ta học bài mới
1. Đo gián tiếp chiều cao của vật:
- Gọi 1HS đọc nội dung mục 1. Đo gián tiếp chiều cao của vật phần a) Tiến hành đo đạc
- GV treo hình vẽ + 1HS đọc
- GV giới thiệu thước ngắm (Hình vẽ) 
 + Công dụng: dùng để ngắm ba điểm thẳng hàng
 + Cách sử dụng: SKG
- GV minh họa cách sử dụng trên hình vẽ
- GV: Vậy với cách tiến hành đo đạc như trên, chúng ta có thể xác đinh độ dài những đoạn thẳng nào?
- HS: AB, A'B, AC
- GV giải thích cơ sở cách tính chiều cao của cây (dựa vào tính chất của tam giác đồng dạng), cách làm tương tự bài toán.
- GV: Giả sử AC = 1,5 m, AB = 1,25m, A'B = 4,2m. Tính A'C'?
- HS:
-Ta có: DA'BC' ∽ DABC (A'C'//AC)
Þ A'BAB=A'C'ACÞ AC=A'B.BCAC=5,04m
Vậy AC = 5,04m
18’
2. Đo khoảng cách giữa hai địa điểm trong đó có một địa điểm không thể tới được
- Bài toán: Đo khoảng cách AB trong đó điểm A không tới được?
- Cách làm:
a. Tiến hành đo đạc
- Dụng cụ: Giác kế đứng hoặc giác kế ngang
- Cách sử dụng: (Giác kế ngang)
+ Đặt giác kế sao cho mặt đĩa tròn nằm ngang và tâm của nó nằm trên đường thẳng đứng đi qua đỉnh B của góc
+ Đưa thanh quay về vị trí 00 và quay mặt đĩa đến vị trí sao cho điểm A và hai khe hở thẳng hàng
+ Cố định mặt đĩa, đưa thanh quay đến vị trí sao cho điểm B và hai khe hở thẳng hàng
+ Đọc số đo của B trên mặt giấy
- Đo góc B'=B, C'=C
- Vẽ DA'B'C'∽DABC vào giấy
b. Tính khoảng cách AB
- DA'B'C' ∽DABC 
(g.g)
Þ A'B'AB=B'C'BCÞ AB=A'B'.BCB'C' 
 =10750cm
Vậy AB = 10750cm = 107,5m
- GV đặt vấn đề: Giả sử phải đo khoảng cách AB trong đó điểm A không tới được do có bờ hồ bao bọc thì ta phải làm như thế nào?
- 1HS đọc cách tiến hành đo đạc (SGK)
- GV giới thiệu thêm hai dụng cụ đo góc: Giác kế nằm ngang, giác kế đứng (Hình vẽ + dụng cụ thực tế)
+ Giác kế ngang: đo góc trên mặt đất
+ Giác kế đứng: đo góc theo phương thẳng đứng
- GV hướng dẫn HS các cách sử dụng giác kế 
- GV gợi ý: Để tính được khoảng cách AB, chúng ta sẽ vẽ tam giác A'B'C' trên giấy sao cho DA'B'C' đồng dạng với DABC, từ đó tính cạnh AB.
- GV: giả sử A'B' = 4,3 cm, B'C' = 4cm,
 BC = 100m. Tính AB?
- HS: DA'B'C' ∽DABC (g.g)
Þ A'B'AB=B'C'BCÞ AB=A'B'.BCB'C'=10750cm
Vậy AB = 10750cm = 107,5m
6’
* Củng cố
Bài 53 SGK
- 1HS đọc đề
Tính AC
- GV: Để tính AC cần biết độ dài đoạn thẳng nào, nêu cách tính? 
- HS: Tính độ dài đoạn thẳng BN
Ta có: DBMN∽DBED (MN//ED)
Þ BNBD=MNEDÞ BNBN+0,8=1,62
Þ 2BN=1,6BN+1,28
Þ 0,4BN=1,28 Þ BN = 3,2cm Þ BD = 4cm
- GV: Tính AC như thế nào? 
- HS: DBED ∽DBCA (AC//ED)
Þ BDBA=DEACÞ AC=BA.DEBD=9,5 cm
1’
* Hướng dẫn về nhà:
- Làm bài tập 54, 55 SGK

Tài liệu đính kèm:

  • docxBài 9. Ứng dụng thực tế của tam giác đồng dạng - Phạm Thị Trúc Linh.docx