Dựa vào bản đồ và H47.1 SGK (Trang 140. Hãy xác định và nêu giới hạn của Châu Nam Cực?
- Bao quanh cực Nam của Trái Đất, gồm lục địa Nam cực và các đảo ven lục địa
Dựa vào thông tin trong sgk (trang 140) nêu diện tích Châu Nam Cực?
- Diện tích 14,1 triệu km2
Châu Nam Cực tiếp giáp với những đại dương nào?
Ấn Độ Dương, Thái Bình Dương, Đại Tây Dương
Ngày soạn: / /2012 Ngày dạy: / /2012 Ngày dạy: / /2012 Ngày dạy: / /2012 Ngày dạy: / /2012 Dạy lớp: 7 Dạy lớp: 7 Dạy lớp: 7 Dạy lớp: 7 Chương VIII. CHÂU NAM CỰC Tiết 52 Bài 47: CHÂU NAM CỰC - CHÂU LỤC LẠNH NHẤT THẾ GIỚI 1. Mục tiêu a) Về kiến thức: Hiểu rõ các hiện tượng và đặc điểm tự nhiên của một châu lục ở vùng địa cực. b) Về kĩ năng: Rèn kĩ năng đọc bản đồ địa ở các vùng địa cực. Giáo dục kĩ năng sống: tìm kiếm, xử lí thông tin qua lược đồ, biểu đồ, lát cắt ở Châu Nam cực..... c) Về thái độ: Giáo dục cho các em tinh thần dũng cảm, không ngại nguy hiểm, gian khó trong nghiên cứu thám hiển địa lí. Giáo dục thái độ học tập đúng đắn, tin tưởng vào khoa học. Phê phán các hoạt động đánh bắt quá mức động vật ở vùng biển Nam Cực. 2. Chuẩn bị của GV và HS a) Chuẩn bị của GV - Bản đồ Châu Nam Cực. - Bản đồ khám phá và nghiên cứu châu nam cực. - Một số tranh ảnh về quang cảnh Châu Nam Cực. b) Chuẩn bị của HS - Học bài cũ. - Chuẩn bị trước bài mới. - sgk 3. Tiến trình bài dạy *Kiểm tra sĩ số (1’) 7a: 7b: 7c: 7d: ........................................................................................................ a) Kiểm tra bài cũ - Kiểm tra trong quá trình học bài mới * Vào bài (1’) Là xứ sở băng tuyết bao phủ quanh năm nên Châu Nam Cực được phát hiện và nghiên cứu muộn nhất. Vì thế đay là nơi duy nhất trên Trái Đất không có cư dân sinh sống thường xuyên. Hôm nay cô trò ta cùng tìm hiểu vùng đất “cực lạnh” xa xôi của Trái Đất qua bài “CHÂU NAM CỰC - CHÂU LỤC LẠNH NHẤT THẾ GIỚI” b) Dạy nội dung bài mới GV Khí hậu châu Nam Cực có đặc điểm gì? → n/c 1 1. Khí hậu. (28’) HĐ 1: Nhóm GV Treo bản đồ tự nhiên châu Nam Cực hướng dẫn học sinh quan sát. ?K Dựa vào bản đồ và H47.1 SGK (Trang 140. Hãy xác định và nêu giới hạn của Châu Nam Cực? HS - Bao quanh cực Nam của Trái Đất, gồm lục địa Nam cực và các đảo ven lục địa -Vị trí: Gồm lục địa Nam Cực và các đảo ven lục địa ?TB Dựa vào thông tin trong sgk (trang 140) nêu diện tích Châu Nam Cực? HS - Diện tích 14,1 triệu km2 - Diện tích 14,1 triệu km2 ?K Châu Nam Cực tiếp giáp với những đại dương nào? HS Ấn Độ Dương, Thái Bình Dương, Đại Tây Dương GV Hướng dẫn học sinh cách xác định hướng trên bản đồ: Các em đã được học cách xác định phương hướng trên bản đồ ở chương trình Địa lí 6. Ta lấy trung tâm bản đồ và căn cứ vào đường vĩ tuyến, kinh tuyến để xác định các hướng. Ta lấy điểm cực Nam làm trung tâm của bản đồ đi theo các đường kinh tuyến thì đường kinh tuyến nào cũng chỉ 1 hướng (hướng Bắc). ?TB Theo em Châu Nam Cực sẽ nằm hoàn toàn trong đới khí hậu nào? HS Hàn đới GV Treo biểu đồ nhiệt độ của 2 địa điểm GV Yêu cầu HS lên xác định 2 địa điểm Lít Tơn A-mê-ri-can và Vô-xtốc trên lược đồ tự nhiên. - Địa điểm Lít Tơn A-mê-ri-can nằm gần biển. - Địa điểm Vô-xtốc nằm sâu trong lục địa GV Để biết được khí hậu của Châu Nam Cực có đặc điểm gì chúng ta hãy phân tích biểu đồ H47.2 SGK (trang 141) các nhóm thảo luận 5 phút theo phiếu học tập: + Nhóm 1,3 thảo luận biểu đồ nhiệt độ của trạm Lít Tơn A-mê-ri-can. + Nhóm 2,4 thảo luận biểu đồ nhiệt độ của trạm Vô-xtốc. Thảo luận nhóm trong vòng 2 phút ? THẢO LUẬN NHÓM ? Nhiệt độ tháng cao nhất bằng bao nhiêu oC ở tháng mấy? ? Nhiệt độ tháng thấp nhất bằng bao nhiêu oC ở tháng mấy? ? Biên độ dao động nhiệt và rút ra nhận xét về chế độ nhiệt ở Nam Cực? HS Báo cáo kết quả thảo luận nhóm. GV Chuẩn xác kiến thức: * Trạm Lít Tơn A-mê-ri-can: + Nhiệt độ tháng cao nhất ≈ -8oC T1 + Nhiệt độ tháng thấp nhất ≈ -42oC T9 + Biên độ dao động nhiệt ≈ 34oC (Lớn) + Khí hậu lạnh lẽo quanh năm. * Trạm Vô-xtốc. + Nhiệt độ cao nhất ≈ -36oC T1 + Nhiệt độ thấp nhất ≈ -72oC T10 + Biên độ giao động nhiệt ≈ 36oC + Khí hậu quá lạnh giá quanh năm. ?K Hãy so sánh điểm giống và khác nhau về khí hậu ở 2 điểm? HS - Giống: Nhiệt độ đều thấp dưới -100C - Khác: + Trạm Lít Tơn A-mê-ri-can có nhiệt độ cao hơn. ?TB Vì sao trạm Lít Tơn A-mê-ri-can có nhiệt độ cao hơn? HS Vì Trạm Lít Tơn A-mê-ri-can ở gần biển chịu ảnh hưởng của biển nên khí hậu điều hoà hơn. ?G Qua phân tích 2 biểu đồ em hãy rút ra nhận xét về đặc điểm khí hậu ở Châu Nam Cực? HS Khí hậu rất giá lạnh, nhiệt độ quanh năm dưới 00C - Khí hậu: + Lạnh khắc nghiệt, nhiệt độ quanh năm dưới 00C ?G Tại sao Châu Nam Cực lại có khí hậu giá lạnh? HS Do vị trí địa lí: Châu Nam Cực nằm ở cực Nam, vĩ độ cao quanh năm nhận được ít ánh sáng Mặt Trời. GV Châu Nam Cực được gọi là “cực lạnh” của thế giới. Vào năm 1967, các nhà khoa học Na Uy đã đo được nhiệt độ thấp nhất ở Nam Cực là -94,50C. ?TB Dựa vào vị trí địa lí và các đai khí áp đã được học ở lớp 6. Em hãy cho biết khu vực Châu Nam Cực hình thành đai khí áp nào? Gió thường xuyên hoạt động là gió gì? HS Châu Nam Cực hình thành đai khí áp cao, Gió đông cực từ tâm lục địa toả ra theo hướng ngược chiều kim đồng hồ với vận tốc 60 km/giờ. + Là nơi có gió bão nhiều nhất thế giới. GV Hướng dẫn học sinh quan sát H 47.3 (SGK – 141). GV Giới thiệu: 0m là mực nước biển (đường nét đứt) - Khu vực màu xanh đậm nhấp nhô là đất liền. - Từ o đến gần 3000m: màu xanh nhạt là khiên băng. ?TB Qua phân tích lát cắt địa hình và lớp phủ băng ở lục địa Nam Cực. Em hãy nêu đặc điểm nổi bật của bề mặt lục địa Nam Cực? HS - Là các cao nguyên băng khổng lồ, thể tích băng lên tới 35 triệu km3 - Địa hình: là một cao nguyên băng khổng lồ, thể tích băng lên tới 35 triệu km3 ?K Sự tan băng ở Châu Nam Cực có ảnh hưởng như thế nào đến đời sống của con người trên Trái Đất? HS Làm ngập nhiều vùng lục địa trên Trái Đất. GV Lớp băng phủ ở lục địa Nam Cực thường xuyên di chuyển từ vùng trung tâm ra các biển xung quanh. Khi đến bờ, băng bị vỡ ra, tạo thành các băng sơn (núi băng) trôi trên biển, rất nguy hiểm cho tàu bè qua lại. Ngày nay dưới tác động của hiệu ứng nhà kính, khí hậu Trái Đất đang nóng lên, lớp băng ở Nam Cực ngày cùng tan chảy nhiều hơn. ?TB Với đặc điểm địa hình là các cao nguyên băng khổng lồ thực vật có đặc điểm gì? HS -Thực vật không phát triển được -Thực vật không thể tồn tại được do khí hậu quá khắc nghiệt. ?K Với đặc điểm thực vật không phát triển được, thực tế các em cũng xem trên truyền hình thì động vật ở đây như thế nào? HS - Động vật khá phong phú sống ven các bờ biển như chim cánh cụt, hải cẩu, hải báo và các loài chim biển sống ở ven lục địa và trên các đảo. - Động vật khá phong phú: Chim cánh cụt, hải cẩu, hải báo, tôm, cá, ... Do nguồn thức ăn dồi dào. ?K Vì sao động vật sống ven bờ biển mà không sống trong lục địa? HS Nguồn thức ăn dồi dào. Khí hậu ấm áp hơn. ?TB Nghiên cứu thông tin trong sgk (đoạn cuối mục 1) cho biết Nam Cực có những loại khoáng sản nào? HS - Lục địa Nam Cực có nguồn tài nguyên khoáng sản dồi dào: than đá, sắt, đồng.... Trong đó nhiều nhất là than và sắt. - Giàu khoáng sản: than đá, sắt, đồng, dầu mỏ, khí tự nhiên.... GV - Các khoáng sản than đá, sắt, đồng có ở trong lục địa. - Dầu mỏ, khí tự nhiên có ở thềm lục địa. GV Châu Nam Cực được phát hiện khi nào? Được khám phá ra sao? Ta cùng nghiên cứu mục 2. 2 Vài nét về lịch sử khám phá và nghiên cứu. (10’) HĐ 2: Cá nhân GV Hướng dẫn học sinh đọc nội dung mục 2. ?K Châu Nam Cực được phát hiện khi nào? Quá trình khám phá Châu Nam Cực diễn ra như thế nào? HS - Phát hiện vào cuối thế kỉ XIX (Muộn nhất trên thế giới). - Đến thế kỉ XX con người mới đặt chân lên lục địa, từ 1957 việc nghiên cứu Nam Cực mới được xúc tiến mạnh mẽ. - Phát hiện vào cuối thế kỉ XIX - Đầu thế kỉ XX một số nhà thám hiểm mới đặt chân lên lục địa - Từ 1957 việc nghiên cứu Nam Cực mới được xúc tiến mạnh mẽ và toàn diện. ?G Nam Cực có quyền quản lí của quốc gia nào không , vì sao? HS 1/12/1959. 12 Quốc gia kí “Hiệp ước Nam Cực” (Ac-hen-ti-na; Ôx-trây-li-a; Bỉ; Chi Lê; Pháp; Nhật Bản; Anh; Niu Di-len; Na Uy; Nam Phi; Hoa Kì; Liên Xô cũ ) qui định việc khảo sát Nam Cực chỉ giới hạn trong mục đích vì hoà bình và không công nhận những đòi hỏi phân chia lãnh thổ, tài nguyên ở Châu Nam Cực. GV Hướng dẫn học sinh quan sát H47.4 SGK. Đây là trạm nghiên cứu ở Châu Nam Cực. ?TB Em có nhận xét gì về sự sống của con người ở Châu Nam Cực? HS Khí hậu quá khắc nghiệt không có dân cư sinh sống thường xuyên, chỉ có các trạm nghiên cứu của các nhà khoa học. - Đến nay vẫn chưa có dân cư sinh sống thường xuyên. GV Cho đến nay Châu Nam Cực vẫn chưa có dân cư sinh sống thường xuyên, chỉ có các nhà khoa học sống trong các trạm nghiên cứu khoa học, được trang bị những phương tiện kĩ thuật hiện đại. Rất vinh dự cho Việt Nam chúng ta có chị Hoàng Thị Minh Hồng là người Việt Nam đầu tiên mang cờ tổ quốc đến Nam cực. Năm 1997 tổ chức UNECO tổ chức một chuyến đi tới Nam Cực với tên gọi “Thách thức Nam Cực 1997”. Tham gia đoàn thám hiểm này có 25 nước và cô gái nhỏ Hoàng Thị Minh Hồng đã phải vượt qua một cuộc thi tuyển vất vả để trở thành người đại diện duy nhất của Việt Nam được đến Nam Cực. Có một điều cực kì thú vị là Minh Hồng là người duy nhất trong đoàn thám hiểm mang lá cờ Tổ quốc theo bên mình và giương lá cờ ấy tung bay khi vừa đặt chân lên Nam Cực. - Hiện nay tập đoàn dầu khí Việt Nam đã khảo sát để khai thác khoáng sản. GV Yêu cầu HS đọc phần ghi nhớ. c) Củng cố, luyện tập (4') ? Yêu cầu HS đọc phần ghi nhớ? *Bài tập: Đánh dấu (X) vào đáp án đúng nhất 1. Khác với mọi vùng trên Trái Đất, Nam Cực được gọi là: ( X) a. “Cực lạnh” b. “Cực nóng” c. “Cực nước lạnh” d. Tất cả đều đúng. 2. Vị trí địa lí Châu Nam Cực có điểm độc đáo là: a. Bao quanh cực Nam của Trái Đất. b. Nằm trọn trên vùng đất từ vòng cực Nam đến Cực Nam. c. Tiếp giáp 3 đại dương của Trái Đất. ( X) d. Cả ba đáp án a, b, c. ? Tại sao Châu Nam Cực là một hoang mạc lạnh mà vùng ven bờ và trên các đảo vẫn có nhiều chim và động vật sinh sống? HS: - Có nguồn tôm, cá và phù du sinh vật dồi dào trong các biển bao quanh. d) Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà (1') - Học và trả lời bài theo câu hỏi cuối bài. - Học phần ghi nhớ cuối bài. - Làm bài tập trong tập bản đồ bài 47 - Chuẩn bị trước bài mới, bài 48 “Thiên nhiên Châu Đại Dương”. Những kinh nghiệm được rút ra sau khi giảng - Thời gian giảng toàn bài: ..................................................................................................................................................... - Thời gian giành cho từng phần, từng hoạt động: .................................................................................................................................................................................................................................................................... - Nội dung kiến thức: ...................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... .- Phương pháp giảng dạy: ....................................................................................................................................................................................................................................................................
Tài liệu đính kèm: