Tiết 53, Bài 51: Cơ quan phân tích thính giác - R' Ông Ha Tuân

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: Học xong bài này HS phải:

1. Kiến thức:

- Mô tả được cấu tao của tai và trình bày chức năng thu nhận kích thích của sóng âm bằng 1 sơ đồ đơn giản.

- Phòng tránh các bệnh tật về tai

2. Kĩ năng: Hình thành kĩ năng quan sát và phân tích kênh hình và kĩ năng hoạt động nhóm

3. Thái độ: Ghiáo dục ý thức giữ gìn vệ sinh tai

II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:

1. Chuẩn bị của giáo viên: - Tranh phóng to hình 51.1,2

 - Mô hình cấu tạo tai

2. Chuẩn bị của học sinh: Xem trước bài

 

doc 2 trang Người đăng giaoan Lượt xem 1446Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Tiết 53, Bài 51: Cơ quan phân tích thính giác - R' Ông Ha Tuân", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 27	 	 Ngày soạn 02/03/2015
Tiết 53	 Ngày dạy 07/03/2015
Bài 51: CƠ QUAN PHÂN TÍCH THÍNH GIÁC
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: Học xong bài này HS phải:
1. Kiến thức: 
- Mô tả được cấu tao của tai và trình bày chức năng thu nhận kích thích của sóng âm bằng 1 sơ đồ đơn giản.
- Phòng tránh các bệnh tật về tai
2. Kĩ năng: Hình thành kĩ năng quan sát và phân tích kênh hình và kĩ năng hoạt động nhóm 
3. Thái độ: Ghiáo dục ý thức giữ gìn vệ sinh tai 
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
1. Chuẩn bị của giáo viên: - Tranh phóng to hình 51.1,2 
 - Mô hình cấu tạo tai 
2. Chuẩn bị của học sinh: Xem trước bài 
III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
1. Ổn định lớp:8A1:............................................; 8A2:........................................................; 
 8A3:.........................................................; 
2. Kiểm tra bài cũ: Có các tật mắt nào? Nguyên nhân và cách khắc phục?
- Tại sao không nên đọc sách ở nơi thiếu ánh sáng, không nên nằm đọc sách, Không nên đọc sách trên tàu, xe?
- Nêu hậu quả của bệnh đau mắt hột và cách phòng tránh? 
3. Hoạt động dạy học: 
*Mở bài: Ta nhận biết được âm thanh là nhờ cơ quan phân tích thính giác.Vậy cơ quan phân tích thính giác có cấu tạo như thế nào?
Hoạt động 1: Cấu tạo của tai
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
- GV nêu câu hỏi: Cơ quan phân tích thính giác gồm mấy bộ phận? Là những bộ phận nào?
- GV hướng dẫn HS quan sát hình 51.1 hoàn thành bài tập điền từ trang 162 SGK 
- GV gọi 1-2 HS đọc to toàn bộ bài tập và thông tin trang 163 SGK 
- GV nêu câu hỏi:
+ Tai được cấu tạo như thế nào? 
+ Nêu chức năng từng bộ phận của tai?
- GV chỉ định 1-2 HS trình bày lại cấu tạo tai trên tranh 
- HS vận dụng kiến thức về cơ quan phân tích nêu được 3 bộ + Tế bào thụ cảm thính giác 
 + Dây thần kinh thính giác
 + Vùng thíng giác 
- HS quan sát kĩ sơ đồ cấu tạo tai cá nhân làm bài tập 
- Một vài HS phát biểu lớp bổ sung hoàn thiện kiến thức 
- Yêu cầu: 1.vành tai; 2.Ống tai; 3.Màng nhĩ; 4.Chuỗi xương tai 
- HS căn cứ hình 51.1,2 và thông tin SGK để trả lời 
*Tiểu kết:- Cơ quan phân tích thính giác gồm:
+ Tế bào thụ cảm thính giác + Dây thần kinh thính giác + Vùng thính giác 
- Cấu tạo tai:
+ Vành tai hứng sóng âm 
+ Ống tai: hướng sóng âm 
+ Màng nhĩ: Khuếch đại âm 
- Tai giữa:
+ Chuỗi xương tai truyền sóng âm 
+ Vòi nhĩ: Cân bằng áp suất 2 bên màng nhĩ 
- Tai trong:
+ Bộ phận tiền đình: Thu nhận thông tin về vị trí và sự chuyển động của cơ thể trong không gian 
+ Ốc tai: Thu nhận kích thích sóng âm 
Hoạt động 2: Chức năng thu nhận sóng âm
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
- V hướng dẫn HS quan sát hình 51.2 kết hợp thông tin trang 163, 164 thảo luận nhóm trả lời câu hỏi:
+ Trình bày cấu tạo ốc tai?
+ Trình bày chức năng ốc tai?
- GV hướng dãn HS quan sát lại hình 51.2 A tìm hiểu đường truyền sóng âm từ ngoài vào trong 
- GV trình bày sự thu nhận cảm giác âm thanh 
- Cá nhân tự thu nhận và xử lí thông tin 
- Trao đổi nhóm thống nhất ý kiến 
- Đại diện nhóm lên trình bày cấu tạo ốc tai trên tranh 
- HS ghi nhớ thông tin 
- Một HS trình bày lại trên tranh 
*Tiểu kết:
- Cấu tạo ốc tai: Ốc tai xoắn 2 vòng rưỡi gồm:
+ Ốc tai xương (Ở ngoài)
+ Ốc tai màng (ở trong)
. Màng tiền đình: (ở trên)
. Màng cơ sở (ở dưới)
- Có cơ quan cooc ti chứa tế bào thụ cảm thính giác 
- Cơ chế truyền âm và sự thu nhận cảm giác âm thanh: Sóng âm => màng nhĩ => chuỗi xương tai =>cửa bầu => chuyển động ngoại dịch và nội dịch => rung màng cơ sở => kích thích cơ quan coocti xuất hiện xung thần kinh đến vùng thính giác (phân tích cho biết âm thanh)
Hoạt động 3: Vệ sinh tai
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
- GV hướng dẫn HS nghiên cứu thông tin SGK trả lời câu hỏi:
+ Để tai hoạt động tốt cần lưu ý những vấn đề gì?
+ Hãy nêu các biện pháp giữ vệ sinh và bảo vệ tai?
- HS tự thu nhận thông tin nêu được :
+ Giữ vệ sinh tai 
+ Bảo vệ tai 
- HS tự đề ra các biện pháp bảo vệ tai
*Tiểu kết: 
- Giữ vệ sinh tai 
- Bảo vệ tai:
+ Không dùng vật nhọn, sắc ngoáy tai 
+ Giữ vệ sinh mũi họng để phòng bệnh cho tai 
+ Có biện pháp chống tiếng ồn 
IV. CỦNG CỐ – DẶN DÒ:
1. Củng cố: Gọi HS đọc phần ghi nhớ cuối bài
- HS trình bày cấu tạo của ốc tai trên tranh hình 51.2 
- Trình bày quá trình thu nhận kích thích sóng âm?
- Vì sao có thể xác định âm phát ra từ bên phải hay bên trái?
2. Dặn dò:
- Học bài trả lời câu hỏi SGK 
- Đọc mục “Em có biết”
- Tìm hiểu hoạt động của một số vật nuôi trong nhà 
*Rút kinh nghiệm:

Tài liệu đính kèm:

  • docBài 51. Cơ quan phân tích thính giác - R’ Ông Ha Tuân - Trường THCS Liêng Trang.doc