Tiết 53: Cơ quan phân tích thính giác - Năm học 2008-2009

 I. Mục tiêu:

 1. Kiến thức :

- Xác định được các thành phần của cơ quan phân tích thính giác

- Mô tả được cấu tạo của tai trong và cấu tạo của cơ quan coocti.

- Trình bày được quá trình thu nhận cảm giác âm thanh.

 2. Kỹ năng: Phát triển kỹ năng quan sát, phân tích kênh hình, kĩ năng thảo luận nhóm.

 3. Thái độ: Có ý thức giữ gìn vệ sinh tai thường xuyên.

 II. Đồ dùng dạy học:

- Tranh vẽ hình 51.1 và 51.2

- Mô hình cấu tạo tai

 

doc 4 trang Người đăng giaoan Lượt xem 1552Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Tiết 53: Cơ quan phân tích thính giác - Năm học 2008-2009", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày dạy: 18/3/2009
Tuần: 28 – Tiết: 53 	CƠ QUAN PHÂN TÍCH THÍNH GIÁC
 I. Mục tiêu:
 1. Kiến thức :
- Xác định được các thành phần của cơ quan phân tích thính giác
- Mô tả được cấu tạo của tai trong và cấu tạo của cơ quan coocti.
- Trình bày được quá trình thu nhận cảm giác âm thanh.
 2. Kỹ năng: Phát triển kỹ năng quan sát, phân tích kênh hình, kĩ năng thảo luận nhóm.
 3. Thái độ: Có ý thức giữ gìn vệ sinh tai thường xuyên.
 II. Đồ dùng dạy học: 
- Tranh vẽ hình 51.1 và 51.2
- Mô hình cấu tạo tai
 III. Phương pháp: Giải quyết vấn đề, quan sát, vấn đáp, thảo luận nhóm. 
 IV. Hoạt động dạy học:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
NỘI DUNG
HĐ1:(8’) – KIỂM TRA BÀI CŨ – GIỚI THIỆU BÀI MỚI
- So sánh giữa cận thị và viễn thị?
- Nêu rõ những hậu quả của bệnh đau mắt hột và cách phòng tránh
GV: Khi nghe âm thanh ta có thể nhận biết được các âm cao thấp, xa gầnlà nhờ vào cơ quan phân tích thính giác
2 hs lên bảng trả lời
HĐ2:(5’) – CƠ QUAN PHÂN TÍCH THÍNH GIÁC
- Cơ quan phân tích thính giác gồm những bộ phận nào?
Hs đọc thông tin sgk phát biểu
Gồm: tế bào thụ cảm thính giác nằm trong cơ quan coocti, dây thần kinh thính giác và vùng thính giác ở thùy thái dương
HĐ3:(13’) – 1 CẤU TẠO CỦA TAI
GV yêu cầu hs quan sát hình 51.1 và hoàn thành bài tập điền từ sgk
- Gọi 1 hs đọc phần bài tập sau khi đã hoàn thành
- Tai được cấu tạo ntn?
- Tai ngoài gồm những gì? Chức năng của từng phần?
- Nêu cấu tạo và chức năng của tai giữa?
- Tai trong có cấu tạo như thế nào?
- Nêu cấu tạo của ốc tai?
- Quan sát trên màng cơ sở thấy có gì?
- Các tế bào thụ cảm thính giác có nhiệm vụ gì?
HS quan sát hình 51.1, đọc thông tin sgk, thảo luận hoàn thành bài tập và trả lời các câu hỏi:
 Đại diện 1-2 nhóm phát biểu, lớp nhận xét bổ sung
- Tai gồm: tai ngoài, tai giữa, tai trong
- Tai ngoài gồm vành tai và ống tai
- Tai giữa gồm chuỗi xương tai và vòi nhỉ
- Tai trong gồm bộ phận tiền đình và ốc tai
- Ốc tai gồm ốc tai xương và ốc tai màng
- Trên màng cơ sở có cơ quan coocti, trong đó có các tế bào thụ cảm thinhd giác
a. Tai ngoài:
- Vành tai: hứng sóng âm.
- Ống tai: hướng sóng âm.
- Màng nhĩ: Khuếch đại âm.
b. Tai giữa: 
- Chuổi xương tai: truyền sóng âm
- Vòi nhĩ: cân bằng áp suất 2 bên màng nhĩ.
c. Tai trong: 
- Bộ phân tiền đình và các ống bán khuyên: thu nhận cảm giác về vị trí và sự chuyển động của cơ thể trong không gian
- Ốc tai xoắn 2 vòng rưỡi, gồm ốc tai xương ở ngoài và ốc tai màng ở trong. Ốc tai màng gồm màng tiền đình ở trên, màng cơ sở ở dưới. Trên màng cơ sở có cơ quan coocti trong đó có các tế bào thụ cảm thính giác giúp thu nhận kích thích sóng âm.
HĐ4:(8’) – 2. CHỨC NĂNG THU NHẬN SÓNG ÂM
GV hướng dẫn hs quan sát hình 51.2A tìm hiểu đường truyền sóng âm từ tai ngoài vào tai trong. Sau đó trình bày sự thu nhận cảm giác âm thanh
 HS nghiên cứu thông tin sgk, nghiên cứu kĩ hình
HS lên trình bày lại trên tranh
 Cơ chế truyền âm và sự thu nhận cảm giác âm thanh: Sóng âm từ ngoài làm rung màng nhĩ, qua chuỗi xương tai truyền vào ốc tai. Tại đây, sóng âm làm chuyển động ngoại dịch và nội dịch gây ra sự rung động của màng cơ sở kích thích cơ quan coocti làm xuất hiện xung thần kinh về vùng thính giác ở thùy thái dương phân tích cho ta biết các âm cao, thấp, xa ,gần
HĐ5:(6’) – 3. VỆ SINH TAI
- Để tai hoạt động tốt cần lưu ý điều gì? Vì sao?
- Hãy nêu các biện pháp giữ vệ sinh và bảo vệ tai?
HS nghiên cứu sgk nêu được: giữ vệ sinh tai và bảo vệ tai
- Giữ vệ sinh tai thường xuyên.
- Bảo vệ tai: 
+ Không dùng vật nhọn chọc vào tai.
+ Vệ sinh mũi họng.
+ Có biện pháp chống, giảm tiếng ồn ở nơi ở, làm việc và học tập.
 V. Củng cố: (4’)
- Gv tóm tắt lại những nội dung chính của bài
- Gọi hs lên bảng trình bày quá trình thu nhận sóng âm?
 VI. Dặn dò:(1’)
- Học, trả lời các câu hỏi SGK
- Đọc mục "Em có biết?"
- Đọc và soạn trước bài 52, tìm hiểu hoạt động của các loài vật nuôi trong gia đình.
Ngày dạy: 20/3/2009
Tuần: 28 – Tiết: 54	PHẢN XẠ KHÔNG ĐIỀU KIỆN VÀ PHẢN 
XẠ CÓ ĐIỀU KIỆN
 I. Mục tiêu: Học xong bài này, học sinh phải:
 1. Kiến thức :
- Phân biệt được phản xạ có điều kiện và phản xạ không điều kiện
- Trình bày được quá trình hình thành phản xạ mới và ức chế phản xạ cũ
- Nêu được điều kiện cần để thành lập PXCĐK và ý nghĩa của nó.
 2. Kỹ năng:
- Rèn kỹ năng quan sát, phân tích, tư duy so sánh, liên hệ thực tế, thảo luận nhóm.
 3. Thái độ: Có ý thức học tập nghiêm túc, chăm chỉ.
 II. Đồ dùng dạy học: Tranh vẽ hình 52.1,2,3 và bảng 52.1,2
 III. Phương pháp: Trực quan, giải quyết vấn đề, vấn đáp, hợp tác nhóm. 
 IV. Hoạt động dạy học:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
 HOẠT ĐỘNG CỦA HS
NỘI DUNG
HĐ1:(8’) – KIỂM TRA BÀI CŨ – GIỚI THIỆU BÀI MỚI
- Dùng câu hỏi 2,3 bài 51
GV: Cơ thể chúng ta luôn phản ứng lại với rất các kích thích.
Những phản ứng đó gọi là phản xạ. vậy các phản xạ đó có giống nhau không?
- 2 hs lên bảng trả lời
HĐ2:(10’) – 1. PHÂN BIỆT PHẢN XẠ CÓ ĐIỀU KIỆN VÀ PHẢN XẠ KHÔNG ĐIỀU KIỆN
GV treo bảng phụ lên bảng và yêu cầu HS hoàn thành bài tập bảng 52.1.
GV yêu cầu HS giải thích các lựa chọn của nhóm mình.
GV chốt lại đáp án đúng:
PXKĐK:1,2 4; PXCĐK:3,5 6.
=>Thế nào là PXCĐK và PXKĐK?
Hs đọc bảng 52.1,nghiên cứu thông tin, thảo luận thống nhất câu trả lời
- Đại diện nhóm lên ghi kết quả vào bảng và giải thích, các nhóm còn lại nhận xét, bổ sung
HS tự rút ra kết luận
- Phản xạ không điều kiện là phản xạ bẩm sinh, không phải trải qua quá trình học tập.
- Phản xạ có điều kiện là phản xạ được hình thành trong đời sống cá thể, là kết quả của quá trình học tập và rèn luyện.
HĐ3:(12’) – 2. SỰ HÌNH THÀNH PHẢN XẠ CÓ ĐIỀU KIỆN
GV yêu cầu HS nghiên cứu thí nghiệm của Paplôp(hình 52.1-3)
Dựa vào H. 52.1,2,3 mô tả TN0 thành lập phản xạ tiết nước bọt khi có ánh đèn của Paplop?
- Để thành lập được pxcđk cần có những điều kiện gì?
- Thực chất của việc thành lập pxcđk là gì?
HS trình bày, GV ghi lại các ý chính lên bảng. 
GV đường liên hệ tạm thời giống như 1 bãi cỏ nếu ta đi thường xuyên sẽ có 1 con đường, ta K0đi nữa cỏ sẽ lấp kín
- Trong TN0 trên nếu ta chỉ bật đèn K0cho chó ăn nữa làm nhiều lần như vậy về sau khi bật đèn chó có tiết nước bọt nữa K0? Vì sao?
- Nêu ý nghĩa của việc thành lập và ức chế PXCĐK đối với đời sống?
HS quan sát hình 52.1,2,3 thu nhận kiến thức, thảo luận thồng nhất ý kiến. Yêu cầu nêu được: 
- các bước tiến hành thí nghiệm
- Các điều kiện thành lập và thực chất của việc thành lập PXCĐK
- Chó sẽ không tiết nước bọt nữa vì đường liên hệ tạm thời đã bị mất đi => không có thức ăn không tiết nước bọt 
- Đảm bảo sự thích nghi với điều kiện sống luôn luôn thay đổi
a. Hình thành phản xạ có điều kiện: 
- Điều kiện để hình thành pxcđk:
+ Phải có sự kết hợp giữa một kích thích có điều kiện với một kích thích không điều kiện.
+ Quá trình kết hợp đó phải được lặp đi, lặp lại nhiều lần.
- Thực chất của việc thành lập pxcđk là sự hình thành đường liên hệ thần kinh tạm thời nối các vùng của vỏ não với nhau.
b. ức chế phản xạ có điều kiện
-PXCĐK nếu K0 được củng cố sẽ dần mất đi.
- ý nghĩa:
+ Đảm bảo sự thích nghi với môi trường và điều kiện sống luôn thay đổi.
+ Hình thành những thói quen, tập quán tốt đối với con người.
HĐ4:(10’) – 3. SO SÁNH CÁC TÍNH CHẤT CỦA PHẢN XẠ KHÔNG ĐIỀU KIỆN VỚI PHẢN XẠ CÓ ĐIỀU KIỆN
GV yêu cầu HS hoàn thành bảng 52.2
GV treo bảng phụ yêu cầu hs lên hoàn thành bảng
GV chốt lại đáp án đúng
GV yêu cầu hs đọc kĩ thông tin trả lời câu hỏi:
- Mối liên quan giữa phản xạ không điều kiện với phản xạ có điều kiện?
Gv cho hs đọc kết luận chung
HS dựa vào kiến thức phần 1,2, thảo luận bài tập
Đại diện nhóm lên ghi kết quả hoàn thành bảng các nhóm còn lại nhận xét bổ sung
HS tự rút ra kết luận
- Nội dung bảng 52.2
- Mối liên quan: Tuy PXKĐK và PXCĐK có những điểm khác nhau song lại có liên quan chặt chẽ với nhau:
+ PXKĐK là cơ sở để thành lập phản xạ có điều kiện
+ Phải có sự kết hợp giữa 1 k. thích có đ.kiện với k.thích K0 đ. kiện trong đó kích thích có đ. kiện phải tác động trước 1 thời gian ngắn
 V. Củng cố:(4’)
KÍ DUYỆT CỦA TỔ CHUYÊN MÔN
Thứ 2 ngày 16 tháng 3 năm 2009
- Phân biệt PXKĐK với PXCĐK
- Đọc “Em có biết”
 VI. Dặn dò:(1’)
- Học, trả lời các câu hỏi SGK
- Đọc mục "Em có biết?"
- Ôn tập nội dung các bài thực hành để giờ sau kiểm tra 1 tiết.

Tài liệu đính kèm:

  • docBài 51. Cơ quan phân tích thính giác (4).doc