Tiết 54, Bài 1: Hình hộp chữ nhật - Trần Thị Ngọc Bích

I/ Mục tiêu bài dạy :

• Kiến thức: Thông qua mô hình trực quan HS biết được số đỉnh, số cạnh, số mặt của hình hộp chữ nhật, hình thành một số khái niệm: Điểm, đường thẳng, đoạn thẳng trong không gian, nhắc lại khái niệm về chiều cao.

• Kỹ năng: HS nhận biết được các yếu tố của hình chữ nhật, vẽ được hình hộp chữ nhật trong không gian.

• Thái độ: Giáo dục cho HS tính thực tế của các khái niệm toán học.

II/ Phương tiện dạy học:

• Giáo viên: Chuẩn bị mô hình hình hộp chữ nhật, hình hộp lập phương, một số vật dụng hàng ngày có dạng hình hộp chữ nhật, bảng phụ, thước đo.

• Học sinh: Thước đo có chia đến mm.

 

doc 5 trang Người đăng giaoan Lượt xem 2520Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Tiết 54, Bài 1: Hình hộp chữ nhật - Trần Thị Ngọc Bích", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 30	 
Tiết PPCT 54 
Ngày soạn: 17/03/2013	
Ngày dạy : 27/03/2013
Chương IV: Hình lăng trụ đứng - Hình chóp đều
HÌNH LĂNG TRỤ ĐỨNG
BÀI 1: HÌNH HỘP CHỮ NHẬT
I/ Mục tiêu bài dạy :
Kiến thức: Thông qua mô hình trực quan HS biết được số đỉnh, số cạnh, số mặt của hình hộp chữ nhật, hình thành một số khái niệm: Điểm, đường thẳng, đoạn thẳng trong không gian, nhắc lại khái niệm về chiều cao.
Kỹ năng: HS nhận biết được các yếu tố của hình chữ nhật, vẽ được hình hộp chữ nhật trong không gian.
Thái độ: Giáo dục cho HS tính thực tế của các khái niệm toán học.
II/ Phương tiện dạy học: 
Giáo viên: Chuẩn bị mô hình hình hộp chữ nhật, hình hộp lập phương, một số vật dụng hàng ngày có dạng hình hộp chữ nhật, bảng phụ, thước đo. 
Học sinh: Thước đo có chia đến mm. 
III/Tiến trình lên lớp:
1) Ổn định lớp: Kiểm tra sỉ số (1 phút) 
2) Bài cũ: (3 phút) Hãy kể tên các loại hình mà em đã được học.
Các loại hình mà em đã được học là: Hình chữ nhật, hình vuông, hình thoi, hình bình hành, hình tam giác, hình thang, hình tròn.
3) Bài mới: 
* Giới thiệu chương IV (3 phút): 
Các hình mà các em vừa học trong đó các quan hệ giữa đỉnh và cạnh đều nằm trong cùng một mặt phẳng. Vậy khi các đỉnh và các cạnh của các hình đó không cùng nằm trong một mặt phẳng mà chúng có thể nằm trong nhiều mặt phẳng khác nhau thì các hình đó là các hình gì? Ví dụ như hộp diêm, con súc sắc, lồng đèn, các kim tự tháp, lon sữa  thì trong không gian nó sẽ tương ứng với các hình là hình hộp chữ nhật, hình lập phương, hình lăng trụ đứng, hình chóp tứ giác, hình trụ  
Trong chương IV chúng ta sẽ học về các hình trong không gian. Qua đó chúng ta sẽ biết định nghĩa, tính chất, diện tích xung quanh, thể tích của các hình trong không gian. Hôm nay chúng ta sẽ tiếp cận với một hình không gian đơn giản và hay gặp nhất đó là hình hộp chữ nhật.
Trong bài này các em cần nắm được các yếu tố về đỉnh, cạnh, mặt, chiều cao cũng như biết vẽ hình hộp chữ nhật. 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
Hoạt động 1: Hình hộp chữ nhật (15 phút)
Em hãy lấy ví dụ thực tế các vật có dạng hình hộp chữ nhật trong đời sống hàng ngày mà em biết? 
Vậy chúng ta sẽ cùng tìm hiểu xem hình hộp chữ nhật có các yếu tố nào?
Hình hộp chữ nhật gồm có bao nhiêu mặt?
Các mặt của hình hộp chữ nhật là những hình gì?
Hình hộp chữ nhật có mấy đỉnh?
Hình hộp chữ nhật có mấy cạnh?
Em hãy kể tên những cạnh bằng nhau của hình hộp 
chữ nhật ABCD.MNPQ
Đây chính là bài tập 1 trang 96 SGK.
Hình hộp chữ nhật có mấy kích thước?
Nếu xem hai mặt ABCD và A’B’C’D’ là hai mặt đáy thì đoạn thẳng nào là chiều cao của hình hộp chữ nhật?
Ta vẽ hình hộp chữ nhật ABCD.A’B’C’D’ ở hình trên như thế nào?
Trong quá trình vẽ hình học không gian chúng ta thường tôn trọng quy tắc phối cảnh, ví dụ hình chữ nhật thường được vẽ thành hình bình hành, các nét thấy trực tiếp thì ta vẽ bằng nét liền, các nét khuất thì vẽ bắng nét đứt.
Cách vẽ như sau:
- Vẽ hình chữ nhật ABCD nhìn phối cảnh thành hình bình hành ABCD.
- Vẽ hình chữ nhật AA’D’D.
- Vẽ CC’ song song và bằng DD’. Nối C’và D’.
- Vẽ nét khuất BB’ (song song và bằng AA’), A’B’, B’C’.
Hình sau có phải là hình hộp chữ nhật hay không?
Khi các mặt của hình hộp chữ nhật đều là hình vuông thì hình hộp chữ nhật đó gọi là hình lập phương.
Vậy hình lập phương là hình hộp chữ nhật .
Hình lập phương có mấy mặt?
Những mặt của hình lập phương là hình gì?
Hình lập phương gồm bao nhiêu đỉnh, bao nhiêu cạnh?
Hình hộp chữ nhật và hình lập phương có gì giống và khác nhau?
HS lấy ví dụ thực tế về hình hộp chữ nhật.
Hình hộp chữ nhật có 6 mặt.
Các mặt của hình hộp chữ nhật đều là hình chữ nhật.
Hình hộp chữ nhật có 8 đỉnh: A, B, C, D, A’, B’, C’, D’.
Hình hộp chữ nhật có 12 cạnh.
HS phát biểu
Các cạnh bằng nhau là:
AB = CD = MN = PQ
AD = BC = PN = QM
AM = BN = CP = DQ
Hình hộp chữ nhật có 3 kích thước: chiều dài, chiều rộng, chiều cao.
Đoạn thẳng AA’(BB’,CC’, DD’) là chiều cao của hình hộp chữ nhật hay độ dài của mỗi cạnh bên là chiều cao của hình hộp chữ nhật.
HS vẽ theo sự hướng dẫn của giáo viên.
HS lên bảng vẽ
HS trả lời
Hình lập phương là hình hộp chữ nhật .
Hình lập phương có 6 mặt. Các mặt của hình lập phương đều là những hình vuông bằng nhau.
Hình lập phương gồm: 8 đỉnh, 12 cạnh bằng nhau.
Giống nhau: Đều có 6 mặt, 8 đỉnh, 12 cạnh. 
Khác nhau: 
 Hình hộp chữ nhật các mặt đều là hình chữ nhật.
 Hình lập phương các mặt đều là hình vuông bằng nhau.
1/ Hình hộp chữ nhật:
* Hình hộp chữ nhật có 6 mặt, 8 đỉnh, 12 cạnh.
Các mặt của hình hộp chữ nhật đều là hình chữ nhật.
* Độ dài các cạnh bên là chiều cao của hình hộp chữ nhật.
* Hai mặt của hình hộp chữ nhật không có cạnh chung được xem là hai mặt đáy của hình hộp chữ nhật, các mặt còn lại được xem là mặt bên.
Hình lập phương.
* Hình lập phương là hình hộp chữ nhật có 6 mặt là những hình vuông bằng nhau.
Hoạt động 2 : Mặt phẳng và đường thẳng ( 8 phút)
Chúng ta đã biết những khái niệm đỉnh, cạnh trong hình học phẳng. Vậy trong không gian các đỉnh A, B, C ... Các cạnh AB, BC là những hình gì?
Các mặt ABCD, A’B’C’D’ là một phần của mặt phẳng đó.
Chú ý cho HS tính chất 
“Đường thẳng đi qua hai điểm A, B thì nằm trọn trong mặt phẳng đó”
- Các đỉnh A, B ,C là các điểm.
- Các cạnh AB, BC  là các đoạn thẳng.
- Mỗi mặt, chẳng hạn mặt ABCD là một phần của mặt phẳng.
2/ Mặt phẳng và đường thẳng:
Các đỉnh: A, B, C như là các điểm.
Các cạnh: AD, DC, CC’ như là các đoạn thẳng.
Mỗi mặt, chẳng hạn mặt ABCD là một phần của mặt phẳng. Ký hiệu : mp(ABCD)
Đường thẳng đi qua hai điểm A, B của mặt phẳng (ABCD) thì nằm trọn trong mặt phẳng đó.
 4 / Củng cố ( 13 phút)
Bài tập củng cố : Cho hình hộp chữ nhật ABCD.MNPQ (Hình vẽ)
a) Cho O là trung điểm của CN. Hỏi O có thuộc đoạn BP không?
b) Cho điểm K thuộc cạnh CD thì K có thể thuộc cạnh BN không?
c) Cho CD = 5 cm; BC = 4 cm; BN = 3 cm. Tính cạnh CN, PM.
ĐÁP ÁN:
a) Vì CBNP là hình chữ nhật mà O là trung điểm của đoạn thẳng CN thì O cũng là trung điểm của đoạn thẳng BP (tính chất đường chéo hình chữ nhật).
b) K là điểm thuộc cạnh CD thì K không thể là điểm thuộc cạnh BN.
c) Áp dụng định lý Pytago trong ∆ BCN vuông tại B, ta có: 
 Vì CD = 5 cm nên MN = 5cm; BC = 4 cm nên PN = 4cm.
Áp dụng định lý Pytago trong ∆ MNP vuông tại N, ta có: 
Trò chơi: Giải ô chữ bí ẩn: “TOÁN”
1. Hình hộp chữ nhật, hình lập phương có mấy đỉnh ?
ĐÁP ÁN: TÁM
2. Khoảng cách giữa hai mặt đáy của hình hộp chữ nhật gọi là gì ?
ĐÁP ÁN: CHIỀU CAO
3. Mặt trên và mặt dưới của hình hộp chữ nhật gọi là gì?
ĐÁP ÁN: MẶT ĐÁY
4. Sáu mặt của hình lập phương đều là hình này.
ĐÁP ÁN: HÌNH VUÔNG
5 / Hướng dẫn về nhà (2 phút)
* Lý thuyết:
 Ôn lại những nội dung cơ bản vừa học.
* Bài tập :
 - Làm bài tập 3, 4 (SGK trang 97 )
 - Làm bài tập 1, 3, 5 (SBT trang 104, 105 )
* Chuẩn bị trước bài “Hình hộp chữ nhật” tiếp theo
 Rút kinh nghiệm : 
Người soạn
	TRẦN THỊ NGỌC BÍCH

Tài liệu đính kèm:

  • docBài 1. Hình hộp chữ nhật - Trần Thị Ngọc Bích - Trường THCS Châu Văn Liêm.doc