Tiết 55, Bài 4: Đơn thức đồng dạng - Huỳnh Phước Ngộ

I. MỤC TIÊU:

 1. Kiến thức : Thế nào là đơn thức đồng dạng. Quy tắc cộng, trừ các đơn thức đồng dạng.

 2. Kỹ năng : Cộng trừ các đơn thức đồng dạng.

 3. Thái độ : Rèn tính cẩn thận , chính xác khi cộng , trừ các đơn thức đồng dạng.

II. PHƯƠNG PHÁP: Đàm thoại, vấn đáp gợi mở.

III. CHUẨN BỊ:

 1. GV: SGK .Bảng phụ ghi khái niệm hai đơn thức đồng dạng , quy tắc cộng, trừ các đơn thức đồng dạng , các bài tập ?

 2. HS: SGK , bảng phụ hoạt động nhóm.

 

doc 3 trang Người đăng giaoan Lượt xem 1432Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Tiết 55, Bài 4: Đơn thức đồng dạng - Huỳnh Phước Ngộ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 27 . Tiết 55
Ngày soạn :03/03/2012
§4. ĐƠN THỨC ĐỒNG DẠNG
I. MỤC TIÊU:
 1. Kiến thức : Thế nào là đơn thức đồng dạng. Quy tắc cộng, trừ các đơn thức đồng dạng. 
 2. Kỹ năng : Cộng trừ các đơn thức đồng dạng.
 3. Thái độ : Rèn tính cẩn thận , chính xác khi cộng , trừ các đơn thức đồng dạng.
II. PHƯƠNG PHÁP: Đàm thoại, vấn đáp gợi mở.
III. CHUẨN BỊ:
 1. GV: SGK .Bảng phụ ghi khái niệm hai đơn thức đồng dạng , quy tắc cộng, trừ các đơn thức đồng dạng , các bài tập ?
 2. HS: SGK , bảng phụ hoạt động nhóm.
III. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP:
NỘI DUNG
HOẠT ĐỘNG GV
HOẠT ĐỘNG HS
HĐ1. ỔN ĐỊNH – KIỂM TRA BÀI CŨ – GIỚI THIỆU BÀI (8 phút)
1.Ổn định.
2.Kiểm tra bài cũ.
3.Bài mới.
Bài 4: Đơn Thức Đồng Dạng
kiểm tra sỉ số.
Nội dung kiểm tra.
GV: Thế nào là đơn thức ? 
áp dụng: 
 Cho đơn thức 3x2yz .Hãy viết 3
 đơn thức có phần biến giống
 phần biến của đơn thức trên ?
GV:yêu cầu HS nhận xét.
GV: nhận xét và cho điểm.
 Giới thiệu: Những đơn thức như thế nào được gọi là đơn thức đồng dạng?
Lớp trưởng báo cáo.
HS: trả lời như sách giáo khoa.
áp dụng: 
HS: nhận xét.
HĐ2.Hình thành khái niệm đơn thức đồng dạng . (12 phút)
1. Đơn thức đồng dạng 
 Hai đơn thức đồng dạng là 2 đơn thức có hệ số khác 0 và có cùng phần biến. 
 Ví dụ : 2x3y2 ; -5x3y ;
 là những đơn thức đồng dạng.
Chú ý : Các số khác 0 được coi là những đơn thức đồng dạng.
GV: Các đơn thức ở phần kiểm tra bài cũ có gì giống nhau ?
GV: các đơn thức có phần biến giống nhau được gọi là đơn thức đồng dạng. thế nào là hai đơn thức đồng dạng ?
GV: giới thiệu khái niệm hai đơn thức đồng dạng.
GV: Cho ví dụ về hai đơn thức đồng dạng ?
GV: Các đơn thức :2x2y ; -3xy2 ;
 5xyz có đồng dạng hay không ? vì sao ?
GV: Các số khác 0 có được gọi là đồng dạng không ?
GV: nhận xét.
 HS làm ?2
GV: yêu cầu HS làm BT15 tr34
( HS chuẩn bị trong 2 phút sau đó lên bảng trình bày - có thể tham vấn các bạn cùng bàn)
GV: HS nhận xét.
GV nhận xét và cho điểm.
HS: Các đơn thức đó có phần biến giống nhau.
HS: trả lời như sách giáo khoa.
HS: cho ví dụ tùy ý.
HS:Các đơn thức đó không đồng dạng vì chúng không cùng phần biến.
HS: chúng là các đơn thức đồng dạng.
?2 0,9 xy2 và 0,9 x2y không đồng dạng vì có 2 phần biến khác nhau
HS: đọc đề bài tập.
HS:Hai HS trả lời.
Nhóm 1:
 x2y ; x2y ; x2y ; x2y
Nhóm 2 : xy2 ; -2xy2 ; 
HS: nhận xét
HĐ3.Hình thành quy tắc cộng , trừ các đơn thức đồng dạng.(13 phút)
2. Cộng, trừ các đơn thức
 đồng dạng :
 Ví dụ :
a) 2x2y + x2y = (2+1)x2y
 = 3x2y
b) 3xy2 - 7xy2 = (3-7)xy2
 = -4xy2
 Để cộng (hay trừ) các đơn thức đồng dạng ta cộng (hay trừ) các hệ số với nhau và giữ nguyên phần biến. 
?35xy3 + (-7xy3) + xy3 
 = ( 5 -7 + 1 )xy3 = -xy3
Cho A = 2.72.55 ; B = 72.55. 
 A + B = ? ( Sử dụng tính chất phân phối của phép nhân đối với phép cộng)
GV: Tương tự cộng 2x2y và x2y ta làm như thế nào ?
GV: ta lấy hệ số của 2x2y là 2 cộng với hệ số của x2y là 1 và giữ nguyên phần biến chung là x2y ( tính phân phối trong phép cộng)
 GV:Để cộng các đơn thức đồng dạng ta làm thế nào ?
GV: Tương tự đối với phép trừ. GV: yêu cầu HS thực hiện VD2.
GV: nhấn mạnh từng bước giải VD2.
GV: Muốn cộng hay trừ các đơn thức đồng dạng ta làm thế nào ?
GV nêu quy tắc cộng , trừ các đơn thức đồng dạng.
GV: yêu cầu HS giải ?3
Ba đơn thức đã cho có đồng dạng không ? vì sao ?
HS lên bảng thực hiện phép cộng các đơn thức đồng dạng trên.
HS: nêu cách tính A + B.
HS: ta lấy 
HS lắng nghe và ghi nhận.
HS: Cộng các đơn thức đồng dạng ta lấy các hệ số của chúng cộng lại với nhau và giữ nguyên phần biến.
HS: 3xy2 - 7xy2 = (3-7)xy2
 = -4xy2
HS: nhận xét.
HS trả lời như sách giáo khoa
HS đọc đề bài.
HS: Ba đơn thức đã cho đồng dạng vì chúng có cùng phần biến.
HS lên bảng giải.
HS khác nhận xét. 
HĐ4. Củng cố (10 phút)
Bài tập: Tính.
a) 
b) 4x3y2 + .
GV : yêu cầu học sinh thực hiện trong 3 phút sau đó lên bảng trình bày.
GV: nhận xét và cho điểm.
HS: a) 
b) 4x3y2 + =
HS : nhận xét
HĐ5. Dặn dò (2 phút)
 Cần nắm vững thế nào là hai đơn thức đồng dạng.
 Làm thành thạo phép cộng, trừ các đơn thức đồng dạng. 
 Làm BT 17, 19, 20 trang 35, 36 SGK.
 Tiết sau :" Luyện tập".
Ghi nhận về nhà thực hiện.

Tài liệu đính kèm:

  • docBài 4. Đơn thức đồng dạng - Huỳnh Phước Ngộ - Trường THCS Phú Thành.doc