Tiết 58, Bài 55: Giới thiệu chung hệ nội tiết - Đặng Quang Đức

 A. Mục tiêu

 1. Kiến thức.

- Nêu được sự giống và khác nhau giữa tuyến nội tiết và ngoại tiết.

- Nêu được các tuyến nội tiết chính của cơ thể và vị trí của chúng.

- Trình bày được vai trò và tính chát của các sản phẩm tiết của tuyến nội tiết từ đó nêu rõ được tầm quan trọng của tuyến nội tiết với đời sống.

 2. Kỹ năng.

- Có kĩ năng quan sát và phân tích kênh hình, kĩ năng so sánh, tổng hợp.

 B. Chuẩn bị.

 - Gv: - Máy chiếu, phim trong.

 - Tranh phóng to H 55.1; 55.2; 55.3.

 

doc 5 trang Người đăng giaoan Lượt xem 1806Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Tiết 58, Bài 55: Giới thiệu chung hệ nội tiết - Đặng Quang Đức", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 30 
06/04/08
Chương X: Nội tiết.
Tiết 58 - Bài 55: Giới thiệu chung hệ nội tiết.
 A. Mục tiêu
 1. Kiến thức.
- Nêu được sự giống và khác nhau giữa tuyến nội tiết và ngoại tiết.
- Nêu được các tuyến nội tiết chính của cơ thể và vị trí của chúng.
- Trình bày được vai trò và tính chát của các sản phẩm tiết của tuyến nội tiết từ đó nêu rõ được tầm quan trọng của tuyến nội tiết với đời sống.
 2. Kỹ năng.
- Có kĩ năng quan sát và phân tích kênh hình, kĩ năng so sánh, tổng hợp.
 B. Chuẩn bị.
 - Gv: - Máy chiếu, phim trong.
 - Tranh phóng to H 55.1; 55.2; 55.3.
 C. Hoạt Động Dạy Học.
 Mở bài:(3p) Cùng với hệ thần kinh, các tuyến nội tiết cũng đóng vai trò quan trọng trong việc điều hoà các hoạt động sinh lí trong cơ thể. Vậy tuyến nội tiết là gì? có những tuyến nội tiết nào?
Hoạt động 1: I. Đặc điểm của hệ nội tiết(7p)
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
- GV: Sự phối hợp hoạt động của các cơ quan được điều khiển bởi các cơ chế nào?
Gv: Thông báo về đặc điểm của hệ nội tiết.
- Hs: cơ chế thần kinh và cơ chế thể dịch.
- Hs: ghi nhớ cơ chế điều hoà của hệ nội tiết.
Kết luận: 
- Điều hoà quá trình sinh lí của cơ thể, đặc biệt là quá trình trao đổi chất.
Hoạt động 2: II. Phân biệt tuyến nội tiết với tuyến ngoại tiết. (15p)
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
- Yêu cầu HS quan sát H 55.1; 55.2 nghiên cứu đường đi của sản phẩm tuyến và trả lời câu hỏi:
- Nêu rõ sự khác biệt giữa tuyến nội tiết và tuyến ngoại tiết?
Gv: Chốt lại ý kiến đúng.
Gv: nhớ lại kiến thức chương V và quan sát hình 55-3.
- Kể tên các tuyến mà em biết và cho biết chúng thuộc loại tuyến nào?
- Gv: Nhận xét hoạt động của học sinh, chiếu nội dung đáp án đúng.
- HS quan sát kĩ hình vẽ, thảo luận nhóm và trả lời câu hỏi.
- Các HS khác nhận xét, bổ sung.
Yêu cầu nêu được:
+ Giống: các tế bào tuyến đều tiết ra sản phẩm tiết.
+ Khác về nơi đổ sản phẩm.
- HS thảo luận nhóm trả lời câu hỏi.
- yêu cầu nêu được:
Tuyến nội tiết:Tuyến yên, tuyến giáp, tuyến cận giáp, tuyến ức, tuyến trên thận, tuyến tuỵ
Tuyến ngoại tiết: Tuyến vị, tuyến ruột
Tuyến pha: Tuyến tuỵ, tuyến sinh dục.
Kết luận: 
- Tuyến ngoại tiết: sản phẩm tiết tập trung vào ống dẫn để đổ ra ngoài.
- Tuyến nội tiết: sản phẩm tiết ngấm thẳng vào máu.
Hoạt động 3: III. Hoocmon(12p)
 Mục tiêu: Học sinh nêu được vai trò và tính chất của hoomôn.
Hoạt động Giáo Viên
Hoạt động Học Sinh
Nội dung
- GV yêu cầu HS nghiên cứu thông tin và trả lời câu hỏi:
- Hoocmon có nguồn gốc từ đâu?
- Hoocmon có những tính chất nào?
- GV giới thiệu thêm thông tin.
+ Hoocmon " cơ quan đích theo cơ chế chìa khoá, ổ khoá.
+ Mỗi tính chất GV đưa ra 1 VD để phân tích.
- Hoocmon có vai trò gì đối với cơ thể?
- GV lưu ý HS: trong điều kiện hoạt động binh thường của tuyến ta không thấy rõ vai trò của chúng, chỉ khi mất cân bằng hoạt động của tuyến nào đó gây bệnh lí mới thấy rõ vai trò.
- HS tự thu nhận kiến thức qua thông tin SGK.
- 1 HS trả lời, các HS khác nhận xét, bổ sung.
- HS lắng nghe và tiếp thu kiến thức.
- Dựa vào thông tin SGK và trả lời.
Kết luận: 
- Hoocmon là sản phẩm tiết của tuyến nội tiết.
1. Tính chất của hoocmon
- Hoocmôn có tính đặc hiệu. 
- Hoocmon có hoạt tính sinh học rất cao.
- Hoocmon không mang tính đặc trưng cho loài.
2. Vai trò của hoocmon
- Duy trì tính ổn định của môi trường bên trong cơ thể.
- Điều hoà các quá trình sinh lí diễn ra bình thường.
Hoạt động 4: Củng cố (6p)
Hoạt động Giáo Viên
Hoạt động Học Sinh
Gv: yêu cầu học sinh qua bài học hãy:
	So sánh tuyến nội tiết và tuyến ngoại tiết về cấu tạo và chức năng bằng cách hoàn thành thông tin vào bảng sau:
Hs: Cá nhân suy nghĩ làm bài tập
Hs: chiếu nội dung bài làm của mình, học sinh khác nhận xét.
Hs: Đọc mục kết luận sách giáo khoa.
Đặc điểm so sánh
Tuyến nội tiết
Tuyến ngoại tiết
Giống nhau
- Các tế bào tuyến đều tạo ra các sản phẩm tiết.
Khác nhau:
+ Cấu tạo
+ Chức năng
- Kích thước lớn hơn.
- Có ống dẫn chất tiết đổ ra ngoài.
- Lượng chất tiết ra nhiều, không có hoạt tính mạnh.
- Kích thước nhỏ hơn.
- Không có ống dẫn, chất tiết ngấm thẳng vào máu.
- Lượng chất tiết ra ít, hoạt tính mạnh.
Hoạt động 5: Hướng dẫn về nhà (2p)
- Học bài và trả lời các câu hỏi SGK.
- Đọc mục “Em có biết”.
- Tìm hiểu trước nội dung bài 56.
07/04/08
Tiết 59 - Bài 56: Tuyến yên, tuyến giáp.
 A. Mục tiêu
 1. Kiến thức.
- Trình bày được vị trí, cấu tạo, chức năng của tuyến yên, tuyến giáp.
- Xác định rõ mối quan hệ nhân quả giữa hoạt động các tuyến với các bệnh do hoocmôn của các tuyến đó tiết ra quá ít hoặc quá nhiều.
 2. Kỹ năng.
- Rèn kĩ năng quan sát, phân tích kênh hình, kĩ năng nghiên cứu thông tin tổng hợp kiến thức.
 B. Chuẩn bị.
 - Gv: - Máy chiếu, phim trong.
 - Tranh phóng to H 56.1; 56.2; 56.3.
 C. Hoạt Động Dạy Học.
Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ.(6p)
Hoạt động của GV
Nội dung
- Gv: kiểm tra bài cũ hai học sinh.
- Lập bảng so sánh cấu tạo và chức năng của tuyến nội tiết và tuyến ngoại tiết?
- Nêu vai trò của hoocmon?
Gv: đánh giá học sinh.
Hs : trả lời dựa vào nội dung kết luận sách giáo khoa.
Hs : nhận xét, bổ sung.
Hoạt động 2: I. Tuyến yên. (15p)
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
- GV yêu cầu HS nghiên cứu nội dung thông tin SGK bảng 56-1 và trả lời câu hỏi:
- Nêu vị trí của tuyến yên?
- Tuyến yên gồm những thuỳ nào?
- Chức năng của mỗi thuỳ là gì?
Gv: nhận xét hoạt động của học sinh, chốt lại ý kiến đúng.
- Nêu chức năng của tuyến yên?
- GV giúp HS hoàn thiện kiến thức và đưa thêm một số thông tin liên quan đến hoạt độngcủa tuyến yên.
Gv: giới thiệu hoạt động của tuyến yên tiết hoocmôn tăng trưởng đã ảnh hưởng tới chiều cao như trong H56-1
- HS quan sát tranh, nghiên cứu nội dung thông tin SGK và trả lời câu hỏi:
- HS nghiên cứu thông tin bảng 56.1, thảo luận nhóm thống nhất ý kiến.
- Đại diện nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- HS lắng nghe, hoàn thành kiến thức về chức năng của tuyến yên.
Kết luận: 
	- Gồm 3 thuỳ: truỳ trước, thuỳ giữa, thuỳ sau.
- Chức năng:
+ Thuỳ trước: tiết hoocmon kích thích hoạt động của nhiều tuyến nội tiết khác, ảnh hưởng đến sự tăng trưởng, sự trao đổi glucozơ, chất khoáng.
+ Thuỳ sau: tiết hoocmon điều hoà trao đổi nước, sự co thắt các cơ trơn (ở tử cung).
+ Thuỳ giữa; chỉ phát triển ở trẻ nhỏ, có tác dụng đối với sự phân bố sắc tố da.
Hoạt động 3: II. Tuyến giáp (15p)
 Mục tiêu: Học sinh nêu được vị trí, cấu tạo và chức năng của tuyến giáp.
Hoạt động Giáo Viên
Hoạt động Học Sinh
Nội dung
- Yêu cầu HS quan sát H 56.2 nghiên cứu thông tin và trả lời câu hỏi :
- Nêu vị trí, cấu tạo của tuyến giáp?
- Hãy nêu ý nghĩa của cuộc vận động “toàn dân dùng muối iốt”?
- Phân biệt bệnh bazơđo với bệnh bướu cổ do thiếu muối iốt về nguyên nhân và hậu quả?
- GV Chốt lại ý kiến đúng.
- HS quan sát kĩ hình vẽ, nghiên cứu thông tin, thảo luận nhóm và trả lời câu hỏi.
- Các HS khác nhận xét, bổ sung.
Yêu cầu nêu được:
+ Thiếu muối iốt sẽ làm giảm chức năng tuyến giáp, gây bệnh bướu cổ đó là ý nghĩa của cuộc vận động toàn dân dùng muối iốt.
Bệnh bướu cổ do hoocmôm tirôxin tiết ít còn bệnh bazơđô do hoocmôn này tiết nhiều.
- Hs: hoàn thành nội dung kiến thức.
Kết luận: 
- Tuyến giáp nằm trước sụn giáp của thanh quản, nặng 20 – 25 gam.
- Tiết hoocmon tirôxin (có thành phần chủ yếu là iốt), có vai trò quan trọng trong trao đổi chất và quá trình chuyển hoá các chất trong tế bào.
- Bệnh liên quan đến tuyến giáp: bệnh bướu cổ, bệnh bazơđô (nguyên nhân, hậu quả SGK).
- Tuyến giáp và tuyến cận giáp có vai trò trao đổi muối canxi và photpho trong máu.
Hoạt động 4: Củng cố (8p)
Hoạt động Giáo Viên
Hoạt động Học Sinh
- Gv: qua nội dung bài học yêu cầu học sinh trả lời câu hỏi?
? Vì sao nói tuyến yên là tuyến nội tiết quan trọng nhất?
Gv: nhận xét, đánh giá học sinh.
Hs: qua bài học nêu được:
Tuyến yên là một tuyến quan trọng nhất vì: tuyến yên tiết các hoocmôn kích thích hoạt động của nhiều tuyến nội tiết khác. Đồng thời tiết ra các hoocmôn ảnh hưởng đến sự tăng trưởng, trao đổi glucôzơ, các chất khoáng, trao đổi nước và co thắnt các cơ trơn (ở tử cung).
Hs: trả lời, học sinh khác nhận xét, bổ sung.
Hoạt động 5: Hướng dẫn về nhà (1p)
- Học bài và trả lời các câu hỏi SGK.
- Đọc mục “Em có biết”.
- Đọc trước bài 57: Tuyến tuỵ và tuyến trên thận.

Tài liệu đính kèm:

  • docBài 55. Giới thiệu chung hệ nội tiết - Đặng Quang Đức.doc