I. MỤC TIÊU : Sau bài này HS phải:
1. Kiến thức:
- Thí nghiệm thể hiện tính chất hóa học của nước: nước tác dụng với Na , CaO, P2O5.
2. Kĩ năng
- Thực hiện các thí nghiệm trên thành công, an toàn, tiết kiệm.
- Quan sát thí nghiệm, nêu hiện tượng và giải thích hiện tượng.
- Viết phương trình hóa học minh họa kết quả thí nghiệm.
3. Thái độ
- Có ý thức nghiêm túc, cẩn thận trong học tập và trong thực hành thí nghiệm.
4. Trọng tâm:
- Biết tiến hành thí nghiệm chứng minh tính chất hóa học của nước: tác dụng với một số kim loại, một số oxit bazơ tạo ra dung dịch bazơ, tác dụng với một số oxit axit tạo ra dung dịch axit.
5. Năng lực cần hướng đến:
- Năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học, năng lực thực hành hóa học, năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào cuộc sống.
Tuần 31 Ngày soạn : 27/03/2015 Tiết 59 Ngày dạy : 30/03/2015 BÀI 39: BÀI THỰC HÀNH 6 TÍNH CHẤT HÓA HỌC CỦA NƯỚC I. MỤC TIÊU : Sau bài này HS phải: 1. Kiến thức: - Thí nghiệm thể hiện tính chất hóa học của nước: nước tác dụng với Na , CaO, P2O5. 2. Kĩ năng - Thực hiện các thí nghiệm trên thành công, an toàn, tiết kiệm.. - Quan sát thí nghiệm, nêu hiện tượng và giải thích hiện tượng. - Viết phương trình hóa học minh họa kết quả thí nghiệm. 3. Thái độ - Có ý thức nghiêm túc, cẩn thận trong học tập và trong thực hành thí nghiệm. 4. Trọng tâm: - Biết tiến hành thí nghiệm chứng minh tính chất hóa học của nước: tác dụng với một số kim loại, một số oxit bazơ tạo ra dung dịch bazơ, tác dụng với một số oxit axit tạo ra dung dịch axit. 5. Năng lực cần hướng đến: - Năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học, năng lực thực hành hóa học, năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào cuộc sống. II. CHUẨN BỊ 1. Giáo viên – Học sinh: a.GV: Nước tác dụng với Na, tác dụng với vôi sống, tác dụng với điphotpho pentaoxit. b.HS: Ôn lại kiến thức và xem trước bài thực hành. Mẫu bài thu hoạch và một số kiến thức liên quan đến bài thực hành. STT Tên thí nghiệm Hóa chất, dụng cụ Tiến hành Hiện tượng Kết quả thí nghiệm 2. Phương pháp: - Thảo luận nhóm – Đàm thoại – Thực hành. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC: 1. Ổn định lớp: (1’) Lớp Sĩ số Tên học sinh vắng 8A1 .. 8A5 .. 8A6 .. 2. Kiểm tra bài cũ:(3’) - Kiểm tra sự chuẩn bị bảng tường trình của học sinh. 3. Bài mới: a. Giới thiệu bài (1’): Chúng ta đã được học tính chất hóa học của nước. Vậy để kiểm chứng nhũng tính chất này. Hôm nay, chúng ta cùng tìm hiểu bài học hôm nay: b. Các hoạt động chính: Hoạt động của GV Hoạt đông của HS Hoạt động 1: Kiểm tra kiến thức (5’) - GV: Ổn định tổ chức lớp, nêu quy định của buổi thực hành và kiểm tra sự chuẩn bị - GV: Nêu tính chất hoá học của nước ? - GV: Hôm nay các em sẽ tiến hành làm các thí nghiệm chứng minh cho các tính chất đó - HS: Ổn định lớp - HS: Nước tác dụng với kim loại, oxit bazơ, oxit axit - HS: Nghe giảng Hoạt động 2: Thí nghiệm “ nước tác dụng với Na” (10’) - GV: Hướng dẫn HS làm thí nghiệm -GV: Yêu cầu HS nêu hiện tượng thí nghiệm - GV: Vì sao quỳ tím chuyển sang màu xanh ? - GV: Yêu cầu HS viết phương trình phản ứng - HS: Làm thí nghiệm theo nhóm - HS: Miếng Na chạy trên mặt nước, có khí thoát ra và quỳ tím chuyển sang màu xanh - HS: Vì phản ứng giữa Na và nước tạo thành dung dịch bazơ - 2Na + 2H2O 2NaOH +H2 Hoạt động 3: Thí nghiệm “ nước tác dụng với vôi sống” (10’) - GV: Hướng dẫn HS làm thí nghiệm 2 - GV: Gọi HS nêu các bước làm. - GV: Gọi 1 nhóm nêu hiện tượng. - GV: Gọi HS viết phương trình phản ứng. - HS: Làm thí nghiệm - HS: Cho 1 mẫu vôi sống bằng hạt ngô vào bát sứ. Rót 1 ít nước vào vôi sống. Nhúng mẫu giấy quỳ tím vào. Quan sát -HS: Mẫu vôi sống nhão ra, phản ứng toả nhiều nhiệt, mẫu giấy quỳ chuyển sang màu xanh. - HS: CaO + H2O Ca(OH)2 Hoạt động 4: Thí nghiệm “ nước tác dụng với P2O5 (10’) -GV: Hướng dẫn HS làm thí nghiệm 3 - Cho 1 lượng nhỏ phot pho đỏ vào muỗng sắt. Đốt photpho đỏ trên ngọn lửa đèn cồn rồi đưa nhanh muỗng sắt có chứa photpho đỏ đang cháy vào lọ oxi ( trong lọ đã có sẵn 3 ml nước). Lắc cho P2O5 tan hết trong nước. Cho mẫu giấy quỳ vào lọ và quan sát - GV: Yêu cầu HS quan sát và nêu hiện tượng - GV: Gọi HS viết phương trình phản ứng - HS: Làm thí nghiệm - HS: Photpho đỏ cháy sinh ra khói trắng. Miếng giấy quỳ chuyển sang màu đỏ - HS: P2O5 + 3H2O 2H3PO4 Hoạt động 5: Thu dọn và làm tường trình (4’) - GV: Hướng dẫn HS thu hồi hoá chất, vệ sinh phòng thí nghiệm - GV: Cho HS làm tường trình - HS: Làm theo hướng dẫn - HS: Làm tường trình 3. Củng cố – Dặn dò: (2’) - Dặn các em Chuẩn bị bài 40” Dung dịch “. - Giáo dục cho các em ý thức đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông. IV. RÚT KINH NGHIỆM:
Tài liệu đính kèm: