I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức :
- Học sinh nêu được bằng chứng chứng minh mối quan hệ giữa các nhóm động vật là các di tích hoá thạch.
- HS đọc được vị trí quan hệ họ hàng của các nhóm động vật trên cây phát sinh động vật.
2. Kĩ năng :
- Kĩ năng quan sát, so sánh, kĩ năng hoạt động nhóm.
3. Thái độ :
- Giáo dục ý thức yêu thích môn học.
GIÁO ÁN LÊN LỚP Ngày soạn: 27/03/2015 Ngày dạy: 30/03/2015 Tiết 59 - Bài 56: CÂY PHÁT SINH GIỚI ĐỘNG VẬT I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức : - Học sinh nêu được bằng chứng chứng minh mối quan hệ giữa các nhóm động vật là các di tích hoá thạch. - HS đọc được vị trí quan hệ họ hàng của các nhóm động vật trên cây phát sinh động vật. 2. Kĩ năng : - Kĩ năng quan sát, so sánh, kĩ năng hoạt động nhóm. 3. Thái độ : - Giáo dục ý thức yêu thích môn học. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 1. Đồ dùng giáo viên: - Bài giảng. - Máy chiếu đa năng. - Bảng phụ. 2. Đồ dùng học sinh: - Sách, vở, bút. III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 1. Khởi động : - Ổn định tổ chức. - Kiểm tra sĩ số. 2. Kiểm tra bài cũ : Phân biệt sinh sản vô tính với sinh sản hữu tính? (chiếu slide 2) 3. Bài mới : Trong chương trình Sinh học 7, chúng ta đã học qua các ngành động vật không xương sống và động vật có xương sống, thấy được sự hoàn chỉnh về cấu tạo và chức năng. Song giữa các ngành động vật đó có quan hệ với nhau như thế nào? Thầy trò chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu tiết 59- bài 56: Cây phát sinh giới động vật. (chiếu slide 3) Hoạt động của GV: Hoạt động của HS: Hoạt động 1 I, Bằng chứng về mối quan hệ giữa các nhóm động vật: - Gv trình chiếu một số hình ảnh về di tích hóa thạch của Lưỡng cư cổ, cá vây chân cổ, chim cổ, đồng thời giới thiệu: (chiếu slide 4) + Ngay từ đầu thế kỉ XIX, người ta đã phát hiện ra những di tích của những động vật trong các lớp đá, được gọi là di tích hóa thạch. + Lưỡng cư cổ được phát hiện cách đây khoảng 350 triệu năm. + Chim cổ được phát hiện cách đây khoảng 150 triệu năm. - Gv: Dựa vào đâu để biết các nhóm động vật có mối quan hệ với nhau? (chiếu slide 5) - Gv gọi Hs khác nhận xét Gv chốt kiến thức đúng - Gv: (chiếu slide 6): yêu cầu HS quan sát trên màn hình nghe thông tin: Giữa lưỡng cư cổ và cá vây chân cổ, giữa lưỡng cư cổ và lưỡng cư ngày nay, giữa chim cổ và bò sát ngày nay cớ nhiều điểm giống nhau. - Gv: (chiếu slide 7): Đây là di tích hóa thạch của lưỡng cư cổ và cá vây chân cổ. ? Em hãy tìm những điểm giống nhau giữa lưỡng cư cổ với cá vây chân cổ? - Gv gọi Hs khác nhận xét Gv chốt kiến thức đúng. - Gv: (chiếu slide 8): Em hãy tìm những điểm giống nhau giữa lưỡng cư cổ với lưỡng cư ngày nay? - Gv: (chiếu slide 9): Em hãy tìm những điểm giống nhau giữa chim cổ với bò sát ngày nay (cá sấu xiêm)? - Gv gọi Hs khác nhận xét Gv chốt kiến thức đúng. - Gv: (chiếu slide 10): Em hãy tìm những điểm giống nhau giữa chim cổ với chim ngày nay? ? Em có nhận xét gì về các động vật cổ so với động vật ngày nay? ? Vậy động vật ngày nay có nguồn gốc từ đâu? - Gv gọi Hs khác nhận xét Gv chốt kiến thức đúng. - Gv: (chiếu slide 11): giới thiệu quá trình phát triển phôi của một số động vật chứng tỏ nguồn gốc động vật. - Thể hiện: + lưỡng cư cổ có nguồn gốc từ cá cổ + bò sát cổ có nguồn gốc từ lưỡng cư cổ + chim cổ bắt nguồn từ bò sát cổ - Gv: (chiếu slide 12): Những điểm giống và khác nhau đó nói lên điều gì về mối quan hệ họ hàng giữa các nhóm động vật? - Gv gọi Hs khác nhận xét Gv chốt kiến thức đúng. - Gv giới thiệu: (dẫn dắt từ câu trả lời của Hs để vào phần 2) Những điểm giống nhau chứng tỏ chúng có chung nguồn gốc tổ tiên, còn những điểm khác nhau chứng tỏ chúng phát triển theo các hướng thích nghi khác nhau và thể hiện mức độ tiến hóa của sinh vật, điều đó thể hiện như thế nào chúng ta cùng tìm hiểu sang phần thứ 2: cây phát sinh giới động vật.(chiếu slide 13). Hoạt động 2 II, Cây phát sinh giới động vật: - Gv: (chiếu slide 14): giới thiệu Đac-uyn, nhà bác học người Anh. - Gv: (chiếu slide 15): Em hãy kể các ngành động vật đã học theo hướng tiến hóa từ thấp đến cao? - Gv gọi Hs khác nhận xét Gv chốt kiến thức đúng. - Gv: (chiếu slide 16): Gọi 1 Hs đọc chú thích dưới hình 56.3/183. Xác định các ngành động vật trên sơ đồ cây phát sinh giới động vật bằng cách chú thích từ số 1 đến số 8? - Gv gọi Hs khác nhận xét Gv chốt kiến thức đúng. - Gv: (chiếu slide 17): Dựa vào hình 56.3 + thông tin SGK thảo luận nhóm trong vòng 3 phút, trả lời các câu hỏi sau: 1, Mức quan hệ họ hàng giữa các nhóm động vật được thể hiện trên cây phát sinh như thế nào? 2, Vị trí thấp, cao của các nhánh trên cây phát sinh giới động vật thể hiện điều gì? 3, Tại sao khi quan sát cây phát sinh giới động vật lại biết được số lượng loài của nhóm động vật đó? ( Gv phân công nhóm 1,2,3,4, nhóm trưởng, thư ký). Gv theo dõi các nhóm làm, hướng dẫn, nhắc nhở (nếu cần). - Gv treo kết quả của các nhóm lên bảng để đối chiếu kết quả. - Gv: (chiếu slide 18): chiếu đáp án, cho Hs đối chiếu kết quả để nhận xét, sau đó Gv chốt kiến thức. - Gv: (chiếu slide 19): Em có nhận xét gì về mối quan hệ giữa các nhóm động vật? - Em có nhận xét gì về mức độ tiến hóa của các nhóm động vật? - Gv: (chiếu slide 20): Ngành chân khớp có quan hệ họ hàng gần với ngành thân mềm hơn hay gần với ngành động vật có xương sống hơn? - Gv: (chiếu slide 21): Cho biết ngành thân mềm có quan hệ họ hàng gần với ngành ruột khoang hơn hay là gần với ngành giun đốt hơn? - Gv: (chiếu slide 22): Chim và thú có quan hệ gần với nhóm nào nhất? - Gv: (chiếu slide 23): Qua quan sát cây phát sinh giới động vật, kích thước của các nhóm động vật cùng với chú thích hình 56.3 cho biết điều gì? - Căn cứ vào kích thước các nhánh của cây phát sinh, em hãy cho biết loài nào có số lượng nhiều, loài nào có số lượng ít? - Gv liên hệ: Chúng ta nên bảo vệ sự đa dạng của các nhóm Đv có số lượng ít, đặc biệt là những đv có nguy cơ bị tuyệt chủng. Những đv có số lượng nhiều, có hại thì nên sử dụng biện pháp sinh học để tiêu diệt. bằng chứng về mqh giữa các nhóm đv - Gv: (chiếu slide 24): hệ thống kiến thức bài học theo bản đồ tư duy cho Hs nắm kiến thức trọng tâm: cây phát sinh giới động vật cây phát sinh giới đv di tích hóa thạch nguồn gốc của đv ngày nay - Hs quan sát trên màn hình, nghe thông tin của giáo viên. - Hs: Nghiên cứu thông tin, trả lời câu hỏi -Yêu cầu: Dựa vào di tích hóa thạch. - Hs nghe thông tin và quan sát trên màn hình. - Hs: nghiên cứu thông tin, yêu cầu nêu được: Nắp mang, vảy, vây đuôi. - Hs: Quan sát và yêu cầu nêu được: Có 4 chi, mỗi chi 5 ngón. - Hs: Quan sát và yêu cầu nêu được: Có đuôi dài, ngón có vuốt, hàm có răng. - Hs: Quan sát và yêu cầu nêu được: Có cánh, có lông vũ, chân có 3 ngón trước, 1 ngón sau. - Hs: nghiên cứu thông tin, yêu cầu nêu được: Di tích hóa thạch của các động vật cổ có nhiều điểm giống động vật ngày nay. (cùng loài). - Hs: Động vật ngày nay có nguồn gốc từ động vật cổ. - Hs nghe thông tin. - Hs: nghiên cứu thông tin, yêu cầu nêu được: Động vật cổ và động vật ngày nay: + Giống nhau: Có cùng chung tổ tiên. + Khác nhau: Phát triển theo các hướng thích nghi khác nhau, thể hiện mức độ tiến hóa của sinh vật. - Hs nghe thông tin. - Hs: nhớ lại kiến thức đã học để kể, yêu cầu nêu được: + Ngành ĐVKXS: Ngành ĐV nguyên sinh, ngành ruột khoang, các ngành giun, ngành thân mềm, ngành chân khớp. + Ngành ĐVCXS: lớp cá, lớp lưỡng cư, lớp bò sát, lớp chim, lớp thú. - Hs: 1 em đứng dậy đọc thông tin chú thích/183, sau đó quan sát sơ đồ và trả lời câu hỏi, yêu cầu nêu được: 1, ĐVNS, 2, ruột khoang, 3 giun dẹp, 4 giun tròn, 5 giun đốt, 6 thân mềm, 7 chân khớp, 8 ĐVCXS. - Hs thảo luận theo nhóm như đã phân công của Gv, để trả lời câu hỏi. Yêu cầu nêu được: 1, Nhóm có vị trí gần nhau, cùng nguồn gốc thì có quan hệ họ hàng gần hơn nhóm ở xa. 2, Vị trí thấp, cao của các nhánh trên cây phát sinh giới động vật thể hiện sự tiến hóa của các ngành hay nhóm động vật. 3, Vì kích thước của các nhánh trên cây phát sinh càng lớn bao nhiêu thì số lượng loài của nhánh đó càng nhiều bấy nhiêu. - Hs của các nhóm nhận xét kết quả của nhóm khác - Hs: nghiên cứu thông tin, yêu cầu nêu được: Có quan hệ họ hàng gần gũi với nhau, có cùng nguồn gốc tổ tiên chung - Quá trình tiến hóa của các nhóm động vật từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp. Hs: Gần với ngành thân mềm hơn. Hs: Gần với ngành giun đốt hơn. Hs: Gần với bò sát nhất. - Hs: quan sát sơ đồ cây phát sinh, nghiên cứu thông tin, yêu cầu nêu được: Kích thước của nhánh càng lớn thì có số lượng loài càng lớn. - Yêu cầu nêu được: Loài có số lượng nhiều: sâu bọ, cá, thú... Loài có số lượng ít: ĐVNS, lưỡng cư, bò sát... Quan hệ họ hàng gần gũi quá trình tiến hóa kích thước, số lượng các nhóm đv có cùng chung nguồn gốc, tổ tiên - Hs nghe thông tin, tự liên hệ đến bản thân. IV. CỦNG CỐ: ( Bài tập) - Gv: (chiếu slide 25): - Gv: (chiếu slide 26): (Hãy chọn đáp án đúng nhất) Câu 1: Các nhóm đv có quan hệ họ hàng gần nhau nhất? a, Giun, thân mềm, cá chép. b, Thỏ, giun đốt, giun tròn. c, Cá, lưỡng cư, bò sát. d, Chân khớp, chim, thân mềm. Đáp án c. Câu 2: Cây phát sinh giới đv thể hiện: a, Quan hệ nguồn gốc của thân mềm và ếch đồng. b, Quan hệ họ hàng của chim và sâu. c, Quan hệ nguồn gốc của các loài động vật. d, Số lượng loài cá và bò sát. Đáp án c. - Gv: (chiếu slide 27): Câu 3: Tác dụng của cây phát sinh đối với việc bảo vệ động vật? a, Bảo vệ con non và đv cái trong mùa sinh sản. b, Bảo vệ môi trường sống thích nghi cho đv. c, Bảo vệ và nuôi dưỡng động vật quý hiếm và có số lượng ít. d, Bảo vệ nguồn sống cho các loài đv. Đáp án c. V. DẶN DÒ: (chiếu slide 28): - Học bài và trả lời câu hỏi SGK/184. - Đọc mục "em có biết" /184. - Đọc và soạn bài 57/185: + Đa dạng sinh học đv ở môi trường đới lạnh. + Đa dạng sinh học đv ở môi trường hoang mạc đới nóng. + Hoàn thành bảng/187. + Sự đa dạng sinh học thể hiện ở những đặc điểm nào? VI. KINH NGHIỆM RÚT RA: ................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tài liệu đính kèm: