Tiết 59: Tuyến yên, tuyến giáp - Năm học 2009-2010

 I. Mục tiêu: Học xong bài này, học sinh phải:

 1. Kiến thức :

- Trình bày được vị trí, cấu tạo, chức năng của tuyến yên và tuyến giáp.

- Xác định rõ mối quan hệ nhân quả giữa hoạt động của các tuyến với các bệnh do hoocmon của tuyến đó tiết ra quá nhiều hoặc quá ít

 2. Kỹ năng:

 Phát triển kỹ năng quan sát, phân tích, so sánh, hoạt động nhóm.

 3. Thái độ:

 Có ý thức giữ gìn vệ sinh, bảo vệ sức khỏe.

 

doc 4 trang Người đăng giaoan Lượt xem 1856Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Tiết 59: Tuyến yên, tuyến giáp - Năm học 2009-2010", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày dạy: 8/4/2009
Tuần: 31 – Tiết: 59	TUYẾN YÊN, TUYẾN GIÁP
 I. Mục tiêu: Học xong bài này, học sinh phải: 
 1. Kiến thức :
- Trình bày được vị trí, cấu tạo, chức năng của tuyến yên và tuyến giáp.
- Xác định rõ mối quan hệ nhân quả giữa hoạt động của các tuyến với các bệnh do hoocmon của tuyến đó tiết ra quá nhiều hoặc quá ít
 2. Kỹ năng:
 Phát triển kỹ năng quan sát, phân tích, so sánh, hoạt động nhóm.
 3. Thái độ:
 Có ý thức giữ gìn vệ sinh, bảo vệ sức khỏe.
 II. Đồ dùng dạy học: Tranh vẽ hình 55.3 + 56.1,2,3
 III. Phương pháp: Giảng giải – minh họa, trực quan, vấn đáp, thảo luận nhóm
 IV. Hoạt động dạy học:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
NỘI DUNG
HĐ1:(8’) – KIỂM TRA BÀI CŨ – GIỚI THIỆU BÀI MỚI
- Dùng câu hỏi 1,2 sgk
GV: Tuyến yên và tuyến giáp có vai trò rất quan trọng trong các hoạt động của cơ thể. Vậy chúng có cấu tạo và chức năng như thế nào?
2 hs lên bảng trả bài
HĐ2:(17’) – 1. TUYẾN YÊN
GV cho hs quan sát hình 55.3, nghiên cứu thông tin sgk trả lời các câu hỏi sau:
- Tuyến yên nằm ở đâu? Có cấu tạo như thế nào?
- Hoocmon của tuyến yên tác động đến những cơ quan nào?
GV yêu cầu hs đọc bảng 56.1 
GV cho hs quan sát 1 số tranh liên quan đến bệnh do hooc môn tiết nhiều hoặc ít (nếu có)
HS quan sát hình, đọc kĩ thông tin và bảng 56.1, thảo luận. nêu được: vị trí cấu tạo của tuyến
- kể tên được các cơ quan chịu ảnh hưởng như bảng 56.1
 Đại diện nhóm phát biểu, nhóm khác bổ sung
1,2 hs đọc bảng 56.1 lớp theo dõi ghi nhớ tên hooc môn và tác dụng của nó
- Vị trí: nằm ở nền sọ, có liên quan đến vùng dưới đồi
- Cấu tạo: gồm 3 thùy: thùy trước, thùy giữa, thùy sau.
 Hoạt động của tuyến yên chịu sự điều khiển trực tiếp hoặc gián tiếp của HTK
- Chức năng:
 + Tiết hooc môn kích thích hoạt động của nhiều tuyến nội tiết khác như tuyến giáp, T. sinh dục, T.trên thận 
 + Tiết hooc môn ảnh hưởng đến 1 số quá trình sinh lí của cơ thể như: sự tăng trưởng, trao đổi glucôzơ, các chất khoáng
HĐ3:(14’) – 2. TUYẾN GIÁP
GV yêu cầu hs quan sát hình 56.2, đọc thông tin sgk suy nghĩ trả lời các câu hỏi sau:
- Vị trí của tuyến giáp nằm ở đâu?
- Nêu cấu tạo và tác dụng của tuyến giáp?
- Hãy cho biết ý nghĩa của cuộc vận động “ Toàn dân dùng muối i ốt”
- Phân biệt bệnh Bazơđô với bệnh bướu cổ do thiếu I ốt, nguyên nhân, hậu quả?
HS đọc thông tin, quan sát hình 56.2. Nêu được:
 - Vị trí: trước sụn giáp
 - Vai trò: trong trao đổi chất và chuyển hóa
 - Thiếu hooc môn giảm chức năng tuyến giáp => bướu cổ
 - Hậu quả: trẻ em chậm lớn, trí não kém phát triển, người lớn hoạt động thần kinh giảm sút => cần dùng muối I ốt bổ sung trong khẩu phần ăn hàng ngày
 - HS dựa vào thông tin sgk để phân biệt
- Vị trí: Nằm trước sụn giáp của thanh quản, nặng 20 – 25g
- Chức năng:
 + Tiết hooc môn tirôxin có vai trò trong trao đổi chất và chuyển hóa ở tế bào
 + Tiết hooc môn canxitônin cùng với cung với hooc môn của tuyến cận giáp có vai trò trong điều hòa canxi và phootpho trong máu
 V. Củng cố: (5’)
 - GV cho 1-3 hs đọc tóm tắt cuối bài
 - Gợi ý trả lời các câu hỏi ở cuối bài
 Câu 1: Dựa vào kiến thức của bài 55 để xác định vị trí của các tuyến ở cột 3
	Dựa vào các kết luận ghi trong khung để hoàn thành cột 4
 Câu 2: Phân biệt bệnh Bazơđô với bệnh bướu cổ do thiếu I ốt
Cả 2 bệnh bướu cổ và bướu cổ lồi mắt đều do sự tăng cường hoạt động của tuyến yên nhưng ở bệnh bướu cổ là do thiếu I ốt trong khẩu phần ăn hàng ngày nên tuyến không tiết ra tirôxin, vùng dưới đồi và tuyến yên nhận được thông báo ngược về nồng độ tirôxin thấp trong máu đã tiết hooc môn tăng cường hoạt động của tuyến giáp. Tình trạng này dẫn tới tình trạng phì đại tuyến
	Còn bệnh bướu cổ lồi mắt còn gọi là bệnh bazơđô do rối loạn hoạt động của tuyến( gây nên do khả năng tự miễn của cơ thể, tạo ra 1 chất giống TSH của tuyến yên làm tăng cường tiết tirôxin)
 VI. Dặn dò: (1’)
	- Học và trả lời các câu hỏi sgk
	- Đọc “ Em có biết”
	- Ôn lại chức năng của tuyến tụy, đọc và soạn trước bài 57
Ngày dạy: 10/4/2009
Tuần: 31 – Tiết: 60	TUYẾN TỤY VÀ TUYẾN TRÊN THẬN
 I. Mục tiêu: Học xong bài này, học sinh phải: 
 1. Kiến thức :
- Phân biệt chức năng nội tiết và ngoại tiết của tuyến tụy dựa trên cấu tạo của tuyến.
- Sơ đồ hóa chức năng của tuyến tụy trong sự điều hòa lượng đường trong máu
- Trình bày được chức năng của tuyến trên thận dựa trên cấu tạo của tuyến.
 2. Kỹ năng: Phát triển kỹ năng quan sát, phân tích, so sánh.
 3. Thái độ: Có ý thức vệ sinh, giữ gìn sức khoẻ.
 II. Đồ dùng dạy học: tranh vẽ hình 57.1,2,3
 III. Phương pháp: Giảng giải – minh họa, trực quan, vấn đáp, thảo luận nhóm
 IV. Hoạt động dạy học:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
NỘI DUNG 
HĐ1:(8’) – KIỂM TRA BÀI CŨ – GIỚI THIỆU BÀI MỚI
- Dùng câu hỏi 1,2 cuối bài 56 sgk
GV: Tuyến tụy và tuyến trên thận đều có đặc điểm chung là tham gia vào quá trình điều hòa đường huyết. Vậy chúng có cấu tạo và chức năng như thế nào?
2 hs lên bảng trả bài
HĐ2:(15’) – 1. TUYẾN TỤY
- Nêu chức năng của tuyến tụy mà em biết
GV yêu cầu hs quan sát hình 57.1 đọc thông tin về chức năng của tuyến tụy, thảo luận phân biệt chức năng nội tiết và ngoại tiết dựa trên cấu tạo
GV giúp hs hoàn thiện kiến thức và tiếp tục yêu cầu hs nghiên cứu thông tin về vai trò của hooc môn tuyến tụy => Trình bày tóm tắt quá trình điều hòa lượng đường huyết ở mức ổn định
- Liên hệ đến bệnh tiểu đường, chứng hạ đường huyết
- Nồng độ đường trong máu bằng bao nhiêu thì được xem là ổn định?
- Khi lượng đường huyết tăng; giảm thì quá trình nào xảy ra?
HS nêu được 2 chức năng của T.tuỵ là: tiết dịch tiêu hoá và tiết hooc môn
HS quan sát hình 57.1, kết hợp thông tin trong sgk, thảo luận nêu được:
- Chức năng ngoại tiết do các tế bào tiết dịch tuỵ đổ vào ống dẫn
- Chức năng nội tiết: do các tế bào ở đảo tuỵ tiết ra hooc môn
 Đại diện nhóm phát biểu, nhóm khác bổ sung
HS tiếp tục thảo luận nêu được:
- Khi đường huyết tăng tế bào ß tiết Isulin có tác dụng chuyển hoá glucô thành glicôgen
- Khi đường huyết giảm: tế bào ¿ tiết glucagôn chuyển licôgen thành glucô
- Tuyến tuỵ: vừa làm chức năng nội tiết, vừa làm chức năng ngoại tiết
- Chức năng nội tiết do các tế bào đảo tuỵ thực hiện:
 + Tế bào ¿ tiết glucagôn
 + Tế bào ß tiết Insulin
- Vai trò của hoocmôn : nhờ tác dụng đối lập của 2 loại hoocmôn làm cho tỉ lệ đường huyết luôn ổn định. Đảm bảo cho hoạt động sinh lí của cơ thể diễn ra bình thường
HĐ3:(14’) – 2. TUYẾN TRÊN THẬN
Gv yêu cầu hs quan sát hình 57.2, nghiên cứu thông tin sgk để trả lời các câu hỏi sau :
- Tuyến trên thận có cấu tạo như thế nào ?
- Nêu cấu tạo của phần vỏ tuyến ?
GV tiếp tục nghiên cứu yêu cầu hs thông tin sgk, trả lời câu hỏi :
- T.trên thận tiết hooc môn gì ?
- Hooc môn của tuyến trên thận có chức năng gì ?
HS quan sát kĩ hình 57.2 ghi nhớ thông tin
1 vài hs lên chỉ trên tranh vị trí, cấu tạo của tuyến trên thận lớp theo dõi, nhận xét, bổ sung
 HS nghiên cứu thông tin sgk trình bày vai trò của hoocmôn vỏ tuyến và hooc môn tuỷ tuyến
- Vị trí : Gồm 1 đôi nằm trên đỉnh 2 quả thận
- Cấu tạo : gồm
 + Màng liên kết
 + Vỏ tuyến : gồm 3 lớp
 + Tuỷ tuyến 
- Chức năng : SGK trang 180
 V. Củng cố :(7’) GV dùng sơ đồ để củng cố 
Qui ước : - Kích thích	+ Kìm hãm
1. Khi đường huyết tăng	2. Khi đường huyết giảm
 ( sau bữa ăn)	+	 +	( xa bữa ăn, cơ thể hoạt động)
Đảo tuỵ 
Tế bào bê ta Tế bào an pha 
	-	 +
 >
Insulin
Glucagôn
Glicôgen
Glucôzơ
Glucôzơ
Đường huyết giảm xuống	Đường huyết tăng lên
KÍ DUYỆT CỦA TỔ
Ngày . tháng 4 năm 2009
 mức bình thường	mức bình thường	
 VI. Dặn dò : (1’)
	- Học và trả lời các câu hỏi cuối bài
	- Đọc  « Em có biết »
	- Đọc và soạn trước bài 58

Tài liệu đính kèm:

  • docBài 57. Tuyến tụy và tuyến trên thận (3).doc