Tiết 6, Bài 4: Những hằng đẳng thức đáng nhớ (Tiếp) - Hồ Tấn Chu

I . MỤC TIÊU:

Kiến thức: Nắm được công thức các hằng đẳng thức đáng nhớ: Lập phương của một tổng, lập phương của một hiệu.

Kĩ năng: Có kĩ năng vận dụng các hằng đẳng thức đáng nhớ: Lập phương của một tổng, lập phương của một hiệu để tính nhẫm, tính hợp lí.

II. CHUẨN BỊ

- GV: Bảng phụ ghi các bài tập ? , máy tính bỏ túi; . . .

- HS: Ôn tập các hằng đẳng thức đáng nhớ: Bình phương của một tổng, bình phương của một hiệu, hiệu hai bình phương, máy tính bỏ túi; . . .

III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:

 1. Ổn định lớp: KTSS (1 phút)

 2. Kiểm tra bài cũ: (7 phút).

 

doc 2 trang Người đăng giaoan Lượt xem 2544Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Tiết 6, Bài 4: Những hằng đẳng thức đáng nhớ (Tiếp) - Hồ Tấn Chu", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 
Ngày dạy:
Ngày dạy: ./../2013
Tiết 6	
§4. NHỮNG HẰNG ĐẲNG THỨC ĐÁNG NHỚ (tiếp).
I . MỤC TIÊU:
Kiến thức: Nắm được công thức các hằng đẳng thức đáng nhớ: Lập phương của một tổng, lập phương của một hiệu.
Kĩ năng: Có kĩ năng vận dụng các hằng đẳng thức đáng nhớ: Lập phương của một tổng, lập phương của một hiệu để tính nhẫm, tính hợp lí.
II. CHUẨN BỊ 
- GV: Bảng phụ ghi các bài tập ? , máy tính bỏ túi; . . . 
- HS: Ôn tập các hằng đẳng thức đáng nhớ: Bình phương của một tổng, bình phương của một hiệu, hiệu hai bình phương, máy tính bỏ túi; . . .
III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
	1. Ổn định lớp: KTSS (1 phút)
	2. Kiểm tra bài cũ: (7 phút).
	Tính (a + b)(a + b)2	
	3. Bài mới: 
HOẠT ĐỘNG CỦA
 GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA
 HỌC SINH
GHI BẢNG
Hoạt động 1: Lập phương của một tổng. (15 phút).
-Treo bảng phụ nội dung ?1
-Hãy nêu cách tính bài toán.
-Từ kết quả của (a+b)(a+b)2 hãy rút ra kết quả (a+b)3=?
-Với A, B là các biểu thức tùy ý ta sẽ có công thức nào?
-Treo bảng phụ nội dung ?2 và cho học sinh đứng tại chỗ trả lời.
-Sửa và giảng lại nội dung của dấu ? 2 
-Hãy nêu lại công thức tính lập phương của một tổng.
-Hãy vận dụng vào giải bài toán.
-Sửa hoàn chỉnh lời giải của học sinh.
-Đọc yêu cầu bài toán ?1
-Ta triển khai (a+b)2=a2+2ab+b2 rồi sau đó thực hiện phép nhân hai đa thức, thu gọn tìm được kết quả.
-Từ kết quả của (a+b)(a+b)2 hãy rút ra kết quả:
 (a+b)3=a3+3a2b+3ab2+b3
-Với A, B là các biểu thức tùy ý ta sẽ có công thức
(A+B)3=A3+3A2B+3AB2+B3
-Đứng tại chỗ trả lời ?2 theo yêu cầu.
4. Lập phương của một tổng.
?1
Ta có:
(a+b)(a+b)2=(a+b)( a2+2ab+b2)
 =a3+2a2b+2ab2+a2b+ab2+b3 
 = a3+3a2b+3ab2+b3
Vậy (a+b)3=a3+3a2b+3ab2+b3
Với A, B là các biểu thức tùy ý, ta có:
(A+B)3=A3+3A2B+3AB2+B3
 ?2 
 Lập phương của một tổng bằng lập phương của biểu thức thứ nhất tổng 3 lần tích bình phương biểu thức thứ nhất với biểu thức thứ hai tổng 3 lần tích biểu thức thứ nhất với bình phương biểu thức thứ hai tổng lập phương biểu thức thứ hai.
*Áp dụng
a) (x+1)3
Tacó: (x+1)3=x3+3.x2.1+3.x.12+13
 =x3+3x2+3x+1
b) (2x+y)3
Ta có:
(2x+y)3=(2x)3+3.(2x)2.y+3.2x.y2+y3
 =8x3+12x2y+6xy2+y3
Hoạt động 2: Lập phương của một hiệu. (15 phút).
 -Treo bảng phụ nội dung ?3
-Hãy nêu cách giải bài toán.
-Với A, B là các biểu thức tùy ý ta sẽ có công thức nào?
-Yêu cầu HS phát biểu hằng đẳng thức bằng lời 
-Hướng dẫn cho HS cách phát biểu 
-Chốt lại và ghi nội dung lời giải ?4
-Treo bảng phụ bài toán áp dụng.
-Ta vận dụng kiến thức nào để giải bài toán áp dụng?
-Gọi hai học sinh thực hiện trên bảng câu a, b.
-Sửa hoàn chỉnh lời giải của học sinh.
-Các khẳng định ở câu c) thì khẳng định nào đúng?-Em có nhận xét gì về quan hệ của (A-B)2 với (B-A)2, của (A-B)3 với (B-A)3 ?
-Đọc yêu cầu bài toán ?3
-Vận dụng công thức tính lập phương của một tổng.
-Với A, B là các biểu thức tùy ý ta sẽ có công thức
(A-B)3=A3-3A2B+3AB2-B3
-Phát biểu bằng lời.
-Đọc yêu cầu bài toán.
-Ta vận dụng công thức hằng đẳng thức lập phương của một hiệu.
-Thực hiện trên bảng theo yêu cầu.
-Lắng nghe và ghi bài.
-Khẳng định đúng là 1, 3.
-Nhận xét: 
(A-B)2 = (B-A)2
(A-B)3 (B-A)3
5. Lập phương của một hiệu.
?3
[a+(-b)]3= a3-3a2b+3ab2-b3
Vậy (a-b)3= a3-3a2b+3ab2-b3
Với A, B là các biểu thức tùy ý, ta có:
(A-B)3=A3-3A2B+3AB2-B3
?4 
 Lập phương của một hiệu bằng lập phương của biểu thức thứ nhất hiệu 3 lần tích bình phương biểu thức thứ nhất với biểu thức thứ hai tổng 3 lần tích biểu thức thứ nhất với bình phương biểu thức thứ hai hiệu lập phương biểu thức thứ hai. 
*Áp dụng:
b) x-2y)3=x3-6x2y+12xy2-8y3
c) Khẳng định đúng là:
1) (2x-1)2=(1-2x)2
2)(x+1)3=(1+x)3
4. Củng cố: ( 5 phút)
	Bài tập 26b trang 14 SGK.
Viết và phát biểu bằng lời các hằng đẳng thức đáng nhớ: Lập phương của một tổng, lập phương của một hiệu.
5. Hướng dẫn học ở nhà, dặn dò: (2 phút)
-Ôn tập năm hằng đẳng thức đáng nhớ đã học.
-Vận dụng vào giải các bài tập 26a, 27a, 28 trang 14 SGK.
-Xem trước bài 5: “Những hằng đẳng thức đáng nhớ (tiếp)” 
RÚT KINH NGHIỆM

Tài liệu đính kèm:

  • docBài 5. Những hằng đẳng thức đáng nhớ (tiếp) - Hồ Tấn Chu - Trường THCS Đặng Dung.doc