Tiết 6, Bài 4: Những hằng đẳng thức đáng nhớ (Tiếp) - Năm học 2010-2011

I/Mục tiêu:

Kiến thức :Nắm được các hằng đẳng thức : lập phương của một tổng , lập phương của một hiệu,

K ỹ năng :Học sinh biết áp dụng các hằng đẳng thức trên để tính nhẩm , tính hợp lý, giải bài tập

Thái độ : Lưu ý cho học sinh khi áp dụng các hằng đẳng thức phải biết vận dụng cả 2 chiều.

II. Đồ dùng dạy học

- Phương pháp: Tích cực hóa hoạt động học của HS; Dạy học hợp tác chia nhóm nhỏ

- Phương tiện:

 Giáo viên : giáo án, bảng phụ.

 Học sinh : ôn lại 3 hằng đẳng thức đáng nhớ đã học,

 

doc 4 trang Người đăng giaoan Lượt xem 2794Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Tiết 6, Bài 4: Những hằng đẳng thức đáng nhớ (Tiếp) - Năm học 2010-2011", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 6. §4. NHỮNG HẰNG ĐẲNG THỨC ĐÁNG NHỚ (tiếp)
Ngày soạn: 23/08/2010
Giảng dạy ở các lớp:	
Lớp
Ngày dạy
HS vắng mặt
Ghi chú
I/Mục tiêu:
Kiến thức :Nắm được các hằng đẳng thức : lập phương của một tổng , lập phương của một hiệu, 
K ỹ năng :Học sinh biết áp dụng các hằng đẳng thức trên để tính nhẩm , tính hợp lý, giải bài tập
Thái độ : Lưu ý cho học sinh khi áp dụng các hằng đẳng thức phải biết vận dụng cả 2 chiều.
II. Đồ dùng dạy học
- Phương pháp: Tích cực hóa hoạt động học của HS; Dạy học hợp tác chia nhóm nhỏ
- Phương tiện: 
	Giáo viên : giáo án, bảng phụ. 
	Học sinh : ôn lại 3 hằng đẳng thức đáng nhớ đã học, 
III. Tiến trình bài dạy
Bước 1. ổn định tổ chức lớp (2')
Bước 2. Kiểm tra bài cũ ( 5')
? Tính : (x – 3y)(x + 3y)
Trả lời : (x – 3y)(x + 3y) = x2 – (3y)2 = x2 - 9y2
GV: cho hs nhận xét,sau đó cho điểm
Bước 3. Bài mới 
- GV ĐVĐ: Sau khi đã học 3 hằng đẳng thức, hôm nay ta cũng tiếp tục học những hằng đẳng thức đáng nhớ tiếp theo
- Phần nội dung kiến thức:
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV –HS
GHI BẢNG
12'
18'
? Y/c HS làm ?1 tr 13
HS: làm ?1
? Gv : vận dụng cách viết luỹ thừa hãy viết tich (a+b)(a+b)2 dưới dạng luỹ thừa?
HS: (a + b)3
? Vậy theo phép nhân trên
(a+b)3 = ?
HS: (a+b)3 = a3+3a2b + 3ab2 + b3 
GV: Ta gọi đây là1 hằng đẳng thức 
“ lập phương của một tổng"
? Yêu cầu học sinh trả lời ?2 tr 13
HS: làm ?2
? Ap dụng
Tổ chức nhóm học tập
Nhóm 1,2 : làm câu a
Nhóm 3,4 : làm câu b
( làm trong 3 phút)
? Yêu cầu HS làm ?3 tr13
HS: làm ?3
? Vậy (a – b)3 = ?
HS: =a3- 3a2b + 3ab2 - b3 
GV: Rút ra tổng quát
? Yêu cầu HS làm ?4 tr13
HS: làm ?4
? So sánh biểu thức khai triển của (A + B)3 và (A - B)3 em có nhận xét gì?
HS: đều có 4 hạng tử(Lũy thừa của A giảm dần, lũy thừa của B tăng dần). Ở hằng đẳng thức lập phương của một tổng có 4 dấu đều là dấu "+", còn đẳng thức lập phương của một hiệu, các dấu "+", "-" xen kẽ nhau.
? làm bài tập phần áp dụng.
HS: Làm phần áp dụng
1/ Lập phương của một tổng 
?1 
Giải:
(a+b)(a+b)2 
= (a + b)(a2 + 2ab + b2) = 
a(a2 + 2ab + b2) + b(a2 + 2ab + b2)
= a3 + 2a2b + ab2 + a2b + 2ab2+ b3
= a3 + 3a2b + 3ab2 + b3
* Tổng quát: Với mọi A , B tuỳ ý, ta có:
(A + B)3 
= A3 + 3A2B + 3B2A + B3
?2 
Giải:
Lập phương của một tổng hai biểu thức bằng lập phương biểu thức thứ nhất, cộng ba lần tích bình phương biểu thức thứ nhất với biểu thức thứ hai, công ba lần tích biểu thức thứ nhất với bình phương biểu thức thứ hai, cộng lập phương biểu thức thứ hai.
* Áp dụng:
a/(x + 1)3 = x3 + 3x2 + 3x + 1
b/ (2x + y)3 
= (2x)3 + 3.(2x)2y + 3.2xy2 + y3
2/Lập phương của một hiệu:
?3 
Giải:
[a + (-b)]3
= a3+3a2(-b) + 3a(-b)2 + (-b)3 
= a3- 3a2b + 3ab2 - b3 
* Tổng quát: Với hai biểu thức tuỳ ý A, B ta có:
(A - B)3
 = A3 - 3A2B + 3B2A - B3
?4 
Giải:
Lập phương của một hiệu hai biểu thức bằng lập phương biểu thức thứ nhất, trừ ba lần tích bình phương biểu thức thứ nhất với biểu thức thứ hai, công ba lần tích biểu thức thứ nhất với bình phương biểu thức thứ hai, trừ lập phương biểu thức thứ hai.
* Áp dụng :
a/(x - )3
 = x3 – 3x2 + 3x()2 – ()3
= x3 – x2 + x – 
b/ (x – 2y)3
= x3 – 6x2y + 12xy2 – 8y3
c/ 
1/ đúng
2/ sai
3/ đúng 
4/ sai
5/ sai
 Bước 4. Củng cố và luyện tập 
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV –HS
GHI BẢNG
6'
? Viết năm hằng đẳng thức đã học.
? Làm bài tập 26 Tr14 – SGK
	(2x2 + 3y)3 = . . .?
	(x - 3)3 = . . .?
A = . . ?
B = . . ?
Bài tập 26 Tr14 – SGK
a, (2x2 + 3y)3 
= (2x2)3 +3.(2x2)2.3y + 3.2x2.(3y)2 + (3y)3
= 8x6 + 36x4y + 54x2y2 + 27y3 
b, (x2 - 3)3
 = (x)3 - 3. (x)2.3 + 3. x.32 + 33
= x3 - x2 + x + 9
Bước 5. Hướng dẫn về nhà (2')
Nắm vững nội dung hai hằng đẳng thức vừa học
-Làm bài tập: 27,28,29/14Sgk
-Nghiên cứu bài: HẰNG ĐẲNG THỨC ĐÁNG NHỚ (tiếp)
IV. Rút kinh nghiệm sau giờ giảng ................................................................................................................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docBài 4. Những hằng đẳng thức đáng nhớ (tiếp).doc