Tiết 6, Bài 5: Thực hành quan sát tế bào và mô - R' Ông Ha Tuân

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: Học xong bài này HS phải:

 1. Kiến thức:

-Chuẩn bị được tiêu bản tạm thời mô cơ vân

-Phân biệt các bộ phận chính của tế bào gồm : Mang sinh chất, tế bào chất và nhân

-Phân biệt dược : mô biểu bì, mô cơ, mô liên kết

2. Kĩ năng: Hình thành kĩ năng quan sát tế bào và mô dưới kính hiểm vi

3. Thái độ: Có ý thức nghiêm túc, bảo vệ máy và vệ sinh phòng sau khi làm thực hành

II. PHƯƠNG TIỆN DẠY VÀ HỌC:

1. Chuẩn bị của giáo viên: Kính hiển vi, lam kính, la men, bộ đồ mổ, khăn lau, giấy thấm. Một con ếch sống hoặc bắp thịt ở chân giò lợn. Dung dịch sinh lí 0.65% NaCl ống hút,dung dịch axit axêtic 1% có ống hút. Bộ tiêu bản động vật

2. Chuẩn bị của học sinh: -Mỗi tổ một con ếch

-Xương đùi ếch có sụn và thit lợn nạc còn tươi

 

doc 2 trang Người đăng giaoan Lượt xem 1510Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Tiết 6, Bài 5: Thực hành quan sát tế bào và mô - R' Ông Ha Tuân", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 3	 Ngày soạn 02/09/2014
Tiết 6	 Ngày dạy 05/09/2014
BÀI 5: THỰC HÀNH QUAN SÁT TẾ BÀO VÀ MÔ
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: Học xong bài này HS phải:
 1. Kiến thức:
-Chuẩn bị được tiêu bản tạm thời mô cơ vân 
-Phân biệt các bộ phận chính của tế bào gồm : Mang sinh chất, tế bào chất và nhân
-Phân biệt dược : mô biểu bì, mô cơ, mô liên kết 
2. Kĩ năng: Hình thành kĩ năng quan sát tế bào và mô dưới kính hiểm vi
3. Thái độ: Có ý thức nghiêm túc, bảo vệ máy và vệ sinh phòng sau khi làm thực hành 
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY VÀ HỌC:
1. Chuẩn bị của giáo viên: Kính hiển vi, lam kính, la men, bộ đồ mổ, khăn lau, giấy thấm. Một con ếch sống hoặc bắp thịt ở chân giò lợn. Dung dịch sinh lí 0.65% NaCl ống hút,dung dịch axit axêtic 1% có ống hút. Bộ tiêu bản động vật 
2. Chuẩn bị của học sinh: -Mỗi tổ một con ếch 
-Xương đùi ếch có sụn và thit lợn nạc còn tươi 
III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
1. Ổn định lớp: 8A1.....; 8A2:....; 8A3:....; 8A4....; 8A5:....; 8A6:...;
2. Kiểm tra bài cũ:
- Kiểm tra phần chuẩn bị theo nhóm của học sinh 
- Phát dụng cụ cho nhóm trưởng của các nhóm 
- Phát hộp tiêu bản mẫu 
3. Hoạt động dạy - học:
* Mở bài: Kể tên các loại mô đã học ? Các loại mô đó có gì khác nhau? Để kiểm chứng những điều đó chúng ta cùng thực hiện thí nghiệm nghiên cứu.
Họat động 1: LÀM TIÊU BẢN VÀ QUAN SÁT TẾ BÀO MÔ CƠ VÂN
HỌAT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HỌAT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
- GV hướng dẫn học sinh tìm hiểu thông tin SGK để biết cách làm tiêu bản mô cơ vân 
+ Nhắc lại các thao tác 
-Gọi một học sinh lên làm mẫu các thao tác 
- Phân công về các nhóm 
- Sau khi các nhóm lấy được tế bào cơ vân GV hướng dẫn cách đặt lên lam kinh và cách đậy la men 
+ Nhỏ một giọt axit axêtic 1%vào cạnh la men và dùng giấy thấm hút bớt dung dịch sinh lí để axit thấm vào dưới la men 
- GV kiểm tra công việc của các nhóm và giúp đỡ nhóm nào chưa làm được 
- GV yêu cầu các nhóm điều chỉnh kinh hiển vi 
- GV lưu ý các nhóm tránh lầm lẫn khi xác định tế bào dưới kính hiển vi 
- Nêu tên những nhóm thực hiện đạt yêu cầu 
- HS tìm hiểu thông tin SGK ghi nhớ cách làm tiêu bản mô cơ vân 
+ Rạch da đùi ếch lấy một bắp cơ 
+ Dùng kim nhọn rạch dọc bắp cơ (thấm sạch )
+ Dùng ngón trỏ và ngón cái ấn hai bên mép rạch 
+ Lấy kim mũi mác gạt nhẹvà tách một sợi mảnh 
+ Đặt sợi mảnh mới tách lên lam kính ,nhỏ dung dịch sinh lí 0.65% NaCl 
+ Đậy lamen và nhỏ axit axetic 
+ Các nhóm thử kính lấy ánh sáng nét để nhìn rõ mẫu 
- Đại diện các nhóm quan sát ,điều chỉnh cho đến khi nhìn rõ tế bào 
- Cả nhóm quan sát nhận xét 
- Trao đổi nhóm thống nhất ý kiến 
*Yêu cầu: thấy được màng, nhân, vân ngang, tế bào dài. 
 Tiểu kết 1: - Các phần chính: Màng, tế bào chất, nhân, vân ngang 
Họat động 2: QUAN SÁT TIÊU BẢN CÁC LOẠI MÔ KHÁC
HỌAT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HỌAT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
- GV yêu cầu HS quan sát các mô và vẽ hình 
- Trong nhóm: điều chỉnh kính để thấy rõ tiêu bản và lần lượt từng thành viên quan sát và vẽ hình 
- Yêu cầu: Thành phần cấu tạo hình dáng tế bào ở mỗi mô 
*Tiểu kết:
- Mô biểu bì : Tế bào xếp sít nhau 
- Mô sụn : Chỉ có hai, ba tế bào tạo thành nhóm 
- Mô xương :Tế bào nhiều 
- Mô cơ tế bào nhiều và dài 
IV. CŨNG CỐ – DẶN DÒ:
1. Củng cố: Thu bài thu hoạch
- Nhận xét:
+ Khen các nhóm làm việc nghiêm túc có kết quả tốt 
+ Phê bình các nhóm chưa chăm chỉ và kết quả chưa cao để rút kinh nghiệm 
- Đánh giá:
- Trong khi làm tiêu bản mô cơ vân các em gặp khó khăn gì?
- Nhóm có kết quả tốt cho biết nguyên nhân thành công 
- Lí do nào làm cho mẫu của một số nhóm chưa đạt yêu cầu 
- Yêu cầu các nhóm:
+ Làm vệ sinh và dọn sạch lớp
+ Thu dụng cụ đầy đủ, rửa sạch, lau khô, tiêu bản mẫu xếp vào hộp 
2. Dặn dò:
-Mỗi HS viết một bản thu họach theo mẫu trang 19 SGK 
-Ôn lại kiến thức về mô thần kinh
* Rút kinh nghiệm:

Tài liệu đính kèm:

  • docBài 5. Thực hành - Quan sát tế bào và mô - R’ Ông Ha Tuân - Trường THCS Liêng Trang.doc