Tiết 6, Bài 9: Vẽ tranh - Cách vẽ tranh Đề tài - Đề tài học tập (Tiết 1) - Vũ Thị Phương Thảo

1. MỤC TIÊU:

1.1 Kiến thức:

- HS biết lựa chọn đúng nội dung để vẽ tranh theo yêu cầu của bài học.

- HS hiểu được khái niệm về vẽ tranh.

- HS hiểu được sự phong phú của nội dung đề tài trong đời sống, lao động, học tập và sinh hoạt.

1.2 Kĩ năng:

- Học sinh thực hiện được bố cục theo nội dung chủ đề.

- HS thành thạo các bước trong phương pháp vẽ tranh.

1.3 Thái độ:

- HS có thói quen cảm thụ và nhận biết những biểu hiện của các hoạt động học tập.

* Hoạt động 2:

- HS biết lựa chọn đúng nội dung để vẽ tranh theo yêu cầu của bài học.

* Hoạt động 3:

- HS hiểu được khái niệm về vẽ tranh.

- HS hiểu được sự phong phú của nội dung đề tài trong đời sống, lao động, học tập và sinh hoạt.

2. NỘI DUNG HỌC TẬP:

- Học sinh hiểu được cách vẽ tranh và biết vận dụng vào bài đề tài học tập

3. CHUẨN BỊ:

3.1 Giáo viên:

- Tranh vẽ về đề tài học tập.

- Tranh họa sĩ trong và ngoài nước.

- Tranh HS chưa đạt yêu cầu về bố cục, hình, màu,

3.2 Học sinh:

- Tranh, ảnh sưu tầm được.

- Dụng cụ học tập: vở ghi,

 

doc 4 trang Người đăng giaoan Lượt xem 3541Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Tiết 6, Bài 9: Vẽ tranh - Cách vẽ tranh Đề tài - Đề tài học tập (Tiết 1) - Vũ Thị Phương Thảo", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 6
Tiết PPCT: 6	
Ngày dạy: 17 / 9 
BÀI 9 – VẼ TRANH
CÁCH VẼ TRANH ĐỀ TÀI
- ĐỀ TÀI HỌC TẬP ( Tiết 1 )
š{›
MỤC TIÊU:
Kiến thức:
HS biết lựa chọn đúng nội dung để vẽ tranh theo yêu cầu của bài học.
HS hiểu được khái niệm về vẽ tranh.	
HS hiểu được sự phong phú của nội dung đề tài trong đời sống, lao động, học tập và sinh hoạt.
Kĩ năng:
Học sinh thực hiện được bố cục theo nội dung chủ đề.
HS thành thạo các bước trong phương pháp vẽ tranh.
Thái độ:
HS có thói quen cảm thụ và nhận biết những biểu hiện của các hoạt động học tập.
* Hoạt động 2:
HS biết lựa chọn đúng nội dung để vẽ tranh theo yêu cầu của bài học.
* Hoạt động 3:
HS hiểu được khái niệm về vẽ tranh.	
HS hiểu được sự phong phú của nội dung đề tài trong đời sống, lao động, học tập và sinh hoạt.
NỘI DUNG HỌC TẬP: 
Học sinh hiểu được cách vẽ tranh và biết vận dụng vào bài đề tài học tập
CHUẨN BỊ:
Giáo viên:
Tranh vẽ về đề tài học tập.
Tranh họa sĩ trong và ngoài nước.
Tranh HS chưa đạt yêu cầu về bố cục, hình, màu,
Học sinh:
Tranh, ảnh sưu tầm được.
Dụng cụ học tập: vở ghi,
TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP:
Ổn định tổ chức và kiểm diện: 
Kiểm tra sĩ số lớp
Kiểm tra miệng: 
GV gọi 3 HS nộp bài vẽ và treo bài lên bảng
GV hướng dẫn HS nhận xét về:
Các mức độ đậm nhạt
Cách vẽ đậm nhạt
HS nhận xét theo cảm nhận.
GV đánh giá, rút kinh nghiệm, xếp loại.
Tiến trình bài học:
Hoạt động của giáo viên và học sinh:
Nội dung bài học:
a/ Hoạt động 1: Vào bài:
Vẽ tranh là một trong bốn phân môn mĩ thuật. Để hiểu thế nào là tranh đề tài cũng như cách tiến hành vẽ một bức tranh cho đúng phương pháp, ta học bài 9: “Đề tài học tập”.
b/ Hoạt động 2: Hướng dẫn HS tìm và chọn tranh đề tài:
Cho HS xem một số tranh đã chuẩn bị (bài HS) và nêu câu hỏi gợi ý.
HS quan sát và trả lời theo cảm nhận:
Em thấy những tranh này vẽ miêu tả gì?
Hình ảnh đó gợi cho các em liên tưởng đến những hoạt động nào?
HS trình bày ý kiến cá nhân.
GV tóm tắt bổ sung
Tranh đề tài có nội dung từ cuộc sống phong phú, đa dạng.
Được thể hiện một cách sinh động.
Cùng đề tài nhưng có nhiều cách miêu tả khác nhau.
Để vẽ cần lựa chọn nội dung theo ý thích và khả năng thể hiện.
Sắp xếp bố cục có mảng chính, mảng phụ. Mảng chính nằm ở trọng tâm.
Vẽ hình ảnh đẹp, sinh động, thể hiện nội dung.
Màu sắc phù hợp nội dung và theo cảm xúc.
GV giới thiệu một số tranh, ảnh chụp về các hoạt động học tập của học sinh
Giới thiệu HS xem tranh của họa sĩ, cho HS quan sát và nhận xét.
GV đặt câu hỏi:
Em hãy nêu sự khác nhau giữa ảnh và tranh, giữa tranh của họa sĩ và tranh của học sinh?
Ảnh chụp phản ánh con người, cảnh vật, các chi tiết về hình thức và màu giống với ngoài đời. Tranh cũng phản ánh cái thực ngoài đời nhưng thông qua su nghĩ, chắt lọc và cảm nhận của người vẽ mà cái thực không như nguyên mẫu nữa
Tranh của họa sĩ thường chuẩn mực về bố cục, hình vẽ, màu sắc và ý tưởng
Tranh của học sinh chưa hoàn chỉnh về bố cục, hình vẽ, màu sắc nhưng thường ngộ nghĩnh, tươi sáng...
b/ Hoạt động 3: Hướng dẫn HS cách vẽ tranh:
b.1/ Tìm và chọn nội dung đề tài:
GV phân tích để HS thấy:
Vẽ tranh để làm gì? (thể hiện ý tưởng, hình ảnh yêu thích của bản thân)
Nhưng hình ảnh và nội dung đề tài đó phải như thế nào?
Hình vẽ được thể hiện như thế nào?
Vẽ ở đâu?
Không gian, thời gian vẽ tranh?
b.2/ Tìm bố cục:
_ GV minh họa trực tiếp một số bố cục đơn giản cho HS quan sát.
_ Phân tích đâu là mảng chính, đâu là mảng phụ.
_ Hình ảnh chính phải thể hiện ở vị trí trung tâm, gây sự chú ý.
_ Hình ảnh phụ bổ trợ, làm phong phú nội dung tranh.
Lưu ý: Cách bố cục các mảng to, nhỏ hỗ trợ, đan xen nhau để làm rõ trọng tâm.
Săp xếp hình không có sự lặp đi lặp lại gây nhàm chán.
b.3/ Hình vẽ:
_ Đặt câu hỏi:
Hình dáng nhân vật phải như thế nào?
Giữa nội dung và hình vẽ cần có sự nhất quán, không rời rạc, hợp lý.
Phác hình trước bằng các nét thẳng.
Dựa trên các nét đã phác vẽ cụ thể chi tiết hơn.
Chú ý lượt bỏ các chi tiết rườm rà, tỉ mỉ gây mất thời gian.
b.4/ Vẽ màu:
_ Đặt câu hỏi gợi ý HS trả lời:
Màu sắc trong tranh phải như thế nào mới đẹp?
Các chất liệu màu để vẽ tranh?
Ta vẽ màu phần nào trước?
Chú ý:
Tránh vẽ chồng nhiều màu lên nhau vì màu sẽ xám, bẩn, mất đi sự trong sáng của bài vẽ.
Bên cạnh đó, HS cần luôn quan sát toàn bộ tranh để điều chỉnh trong khi vẽ.
Cần chú ý độ tương phản của màu sắc và độ đậm nhạt của tranh.
Tranh đề tài:
Cách vẽ tranh:
Tìm và chọn nội dung đề tài:
Tìm bố cục:
_ Phác các mảng hình chính, phụ.
_ Mảng chính có vị trí quan trọng, thu hút sự chú ý của người xem.
_ Mảng phụ hỗ trợ và làm phong phú tranh.
Hình vẽ:
_ Qua bố cục đã phác vẽ hình dáng người và vật cụ thể.
_ Dáng nhân vật phải có sự khác nhau, cần thống nhất biểu hiện nội dung.
Vẽ màu:
_ Màu sắc cần phù hợp nội dung, nêu bật chủ đề.
_ Vẽ màu phần chính trước, sau đó đến các chi tiết phụ.
_ Cần chú ý độ tương phản của màu sắc và độ đậm nhạt của tranh.
Tổng kết:
Treo một số tranh, cho HS quan sát và nhận xét theo gợi ý của GV.
Cách khai thác đề tài? 
Hình ảnh thể hiện nội dung gì? 
Màu sắc ra sao? (sinh động, đẹp,...)
Em cảm nhận được gì khi quan sát tranh? (thích thú, lôi cuốn)
HS phát biểu và trao đổi ý kiến.
Gv nhận xét, góp ý.
Hướng dẫn học tập:
Học bài theo vở ghi chép.
Bài tập: hãy vẽ một tranh đề tài học tập.
Chuẩn bị bài 9: “Vẽ tranh - đề tài học tập”.
Xem bài ở SGK.
Chuẩn bị dụng cụ học tập: giấy, bút, màu.
PHỤ LỤC:

Tài liệu đính kèm:

  • docBài 9. Vẽ tranh - Đề tài Học tập - Vũ Thị Phương Thảo - Trường THCS Thạnh Đông.doc