Tiết 60, Bài 57: Tuyến tụy và tuyến trên thận

 A. Mục tiêu

 1. Kiến thức.

- Học sinh phân biệt được chức năng nội tiết và ngoại tiết của tuyến tuỵ dựa trên cấu tạo của tuyến.

- Nêu được chức năng của hai loại hoocmôn insulin và glucagôn của tuyến tuỵ.

- Sơ đồ hoá chức năng của tuyến tuỵ trong sự điều hoà lượng đường trong máu giữ được mức ổn định.

- Trình bày các chức năng của tuyến trên thận dựa trên cấu tạo giải phẫu của tuyến.

 2. Kỹ năng.

- Phát triển kĩ năng quan sát và phân tích kênh hình.

- Rèn kĩ năng hoạt động nhóm.

3. Thái độ.

 - Giáo dục học sinh có ý thức học sinh về xây dựng thói quen ăn uống hợp lí phòng chống bệnh tật.

 

doc 10 trang Người đăng giaoan Lượt xem 3481Lượt tải 4 Download
Bạn đang xem tài liệu "Tiết 60, Bài 57: Tuyến tụy và tuyến trên thận", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 60: Bài 57 - Tuyến tụy và tuyến trên thận
 A. Mục tiêu
 1. Kiến thức.
- Học sinh phân biệt được chức năng nội tiết và ngoại tiết của tuyến tuỵ dựa trên cấu tạo của tuyến.
- Nêu được chức năng của hai loại hoocmôn insulin và glucagôn của tuyến tuỵ.
- Sơ đồ hoá chức năng của tuyến tuỵ trong sự điều hoà lượng đường trong máu giữ được mức ổn định.
- Trình bày các chức năng của tuyến trên thận dựa trên cấu tạo giải phẫu của tuyến.
 2. Kỹ năng.
- Phát triển kĩ năng quan sát và phân tích kênh hình.
- Rèn kĩ năng hoạt động nhóm.
3. Thái độ.
 - Giáo dục học sinh có ý thức học sinh về xây dựng thói quen ăn uống hợp lí phòng chống bệnh tật.
 B. Chuẩn bị.
 - Gv: - Máy chiếu đa năng, giáo án điện tử.
 - Tranh vị trí của tuyến tụy trong cơ thể. 
 - H.57-1,57-2, 57-3 sách giáo khoa.
 - Phiếu học tập bản trong.
Phiếu học tập số 1:
Phiếu học tập số 2:
Khi đường huyết tăng sẽ kích tế bào(1) .. tiết (2).. biến glucozơ thành(3) tích luỹ trong gan và cơ.
Khi đường huyết giảm sẽ kích thích tế bào (4)................ tiết (5).............................. biến glicogen thành(6)...............để nâng tỉ lệ đường huyết trở lại.
Phiếu học tập số 3:
 Ghép các câu ở cột A với các câu ở cột B sao cho phù hợp giữa cấu tạo và chức năng của tuyến trên thận.
Cột A (cấu tạo)
Cột B (chức năng)
1. Vỏ tuyến.
2. Lớp ngoài (lớp cầu)
3. Lớp giữa (lớp sợi)
4. Lớp trong.
5. Tuỷ tuyến
a. Tiết hoocmôn điều hoà các muối natri, kali trong máu.
b. Tiết hoocmôn điều hoà sinh dục nam, gây nhiều biến đổi đặc tính sinh dục nam.
c. Tiết hai loại hoocmôn: ađrênalin và norađrênalin gây tăng nhịp tim, co mạch, tăng nhịp hô hấp, giãn phế quản và góp phần cùng glucagôn điều chỉnh lượng đường huyết khi bị hạ đường huyết.
d. Tiết insulin chuyển glucôzơ thành glicôgen dự trữ trong gan và cơ.
e. Chia làm 3 lớp tiết các nhóm hoocmôn khác nhau.
f. Tiết các hoocmôn điều hoà đường huyết (tạo glucôzơ từ prôtêin và lipit).
Đáp án:
1 -....................... 2 - ........................ 3 -.......................... 
4 -....................... 5 -.........................
- Hs: - Ôn tập chức năng ngoại tiết của tuyến tụy, ôn tập về sự khác nhau giữa tuyến nội tiết với tuyến ngoại tiết, tìm hiểu những bệnh liên quan đến hoạt động của tuyến tuỵ và tuyến trên thận.
 C. Hoạt Động Dạy Học.
* ổn định tổ chức(1phút)
Hoạt động 1: II. Kiểm tra bài cũ (5p)
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Gv: Kiểm tra bài cũ một học sinh.
- Em hãy nêu sự khác nhau giữa tuyến nội tiết với tuyến ngoại tiết?
Gv: Nhận xét, đánh giá học sinh.
HS: Qua bài 55 – Giới thiệu chung về hệ nội tiết nêu được:
- Sự khác nhau cơ bản giữa tuyến nội tiết với tuyến ngoại tiết:
 Sản phẩm tiết của tuyến nội tiết ngấm thẳng vào máu, còn sản phẩm tiết của tuyến ngoại tiết đổ vào ống dẫn.
Đặt vấn đề: (1 phút) Trong các tuyến nội tiết chúng ta đã biết có hai tuyến rất quan trọng trong quá trình trao đổi chất và chuyển hoá năng lượng: tuyến tụy và tuyến trên thận, hai tuyến này có cấu tạo và chức năng như thế nào chúng ta cùng tìm hiểu trong bài học hôm nay.
Hoạt động 2: I. Tuyến tụy. (16phút)
Mục tiêu: 
- Học sinh nêu được cấu tạo, chức năng của tuyến tụy và vai trò của các hoocmôn tuyến tụy.
- Dựa vào cấu tạp phân biệt được chức năng nội tiết và chức năng ngoại tiết của tuyến tụy.
- Sơ đồ hoá quá trình điều hoà đường huyết của hoocmôn tuyến tuỵ
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
Gv : Chiếu hình ảnh về sơ đồ cấu tạo hệ tiêu hoá.
Gv: Dựa vào kiến thức đã học em hãy :
 Xác định vị trí của tuyến tụy trên sơ đồ hệ tiêu hoá? Nêu chức năng của tuyến tụy với hệ tiêu hoá?
Gv: Chốt lại ý kiến đúng. 
- Chức năng tuyến tuỵ với hệ tiêu hoá thuộc chức năng ngoại tiết hay nội tiết?
 Gv: Ngoài chức năng ngoại tiết, tuyến tụy còn thực hiện chức năng nào khác mà ở bài 55 chúng ta đã tìm hiểu.
- Chức năng của tuyến tụy là gì?
Gv: Chốt lại ý kiến đúng.
Tuyến tuỵ vừa thực hiện chức năng ngoại tiết, vừa thực hiện chức năng nội tiết tuyến pha.
Bộ phận nào của tuyến tụy thực hiện chức năng ngoại tiết, bộ phận nào của tuyến tụy thực hiện chức năng nội tiết. Các em hãy quan sát hình sau
Gv: Chiếu hình 57 -1. Tuyến tụy với cấu trúc của đảo tụy.
Gv: Giới thiệu hình, lưu ý học sinh trên hình là một phần phóng to của tuyến tụy. (Giới thiệu kĩ hình phóng to này)
Gv: Yêu cầu học sinh qua quan sát hình kết hợp với tìm hiểu thông tin sách giáo khoa về chức năng của tuyến tụy, trả lời:
- Bộ phận nào của tuyến tụy thực hiện chức năng nội tiết? Vì sao?
- Bộ phận nào của tuyến tụy thực hiện chức năng ngoại tiết? Vì sao?
Gv: Yêu cầu một học sinh trình bày bằng cách chỉ trên màn hình.
Gv : Chốt lại ý kiến đúng, yêu cầu học sinh tiếp tục tìm hiểu thông tin trả lời:
- Đảo tuỵ gồm những loại tế bào nào?
- Tế bào tiết loại hoocmôn nào, tế bào tiết loại hoocmôn nào?
Gv: Vậy các hoocmôn do tuyến tuỵ tiết ra có vai trò gì chúng ta cùng tìm hiểu vai trò của hoocmôn tuyến tuỵ
Gv: Trước khi tìm hiểu vai trò tuyến tuỵ, các em tìm hiểu thông tin sách giáo khoa cho biết:
Đường huyết là gì ? Tỉ lệ đường trong máu như thế nào thì được coi là bình thường ?
Gv: ở người bình thường tỉ lệ đường huyết ổn định là 0.12%. Vậy nhờ đâu có sự ổn định đó?
Gv: yêu cầu học sinh hoàn thành bài tập 1 trong phiếu học tập.
Gv : Chiếu nội dung bài tập 1
Bài tập 1: Hoàn thành sơ đồ sau (phiếu học tập)
Gv: Hướng dẫn học sinh làm bài tập 1: Tìm hiểu kĩ sơ đồ kết hợp nghiên cứu thông tin sách giáo khoa, chú ý mũi tên, đặc biệt chú ý tới hai kí hiệu: kìm hãm và ức chế.
Gv: Đến các nhóm hướng dẫn, giải thích những nhóm gặp khó khăn, vướng mắc trong quá trình tìm hiểu và thảo luận.
Gv: Chiếu đáp án đúng. Nhận xét, đánh giá hoạt động của các nhóm.
1- ; 2-Insulin; 3- ; 4-glucagôn; 5- glicôgen.
Gv: Chiếu bài tập 2 trong phiếu học tập: Em hãy điền những cụm từ thích hợp vào chỗ trống 
Khi đường huyết tăng sẽ kích tế bào(1) .. tiết (2).. biến glucozơ thành(3) tích luỹ trong gan và cơ.
Khi đường huyết giảm sẽ kích thích tế bào(4) ..tiết (5).biến glicogen thành(6)..để nâng tỉ lệ đường huyết trở lại.
Gv: Chiếu nội dung đáp án đúng, đánh giá hoạt động các nhóm, khen thưởng nhóm có kết quả tốt.
Gv: Yêu cầu học sinh qua hai bài tập:
Nêu vai trò của hoocmôn tuyến tụy?
Gv : Chốt lại ý kiến đúng, chiếu vai trò của hoocmôn tuyến tụy.
- Em hãy so sánh vai trò của hai loại hoocmôn này?
Gv : Tiếp tục chiếu sơ đồ bài tập 1.
- Nhờ tác dụng đối lập của hai loại hoocmôn này dẫn tới điều gì?
Gv: Chốt lại ý kiến đúng. 
Gv: Qua hai bài tập và qua trả lời câu hỏi yêu cầu:
- Trình bày tóm tắt trên sơ đồ về quá trình điều hoà lượng đường huyết giữ được ở mức ổn định?
Gv: Yêu cầu một học sinh trình bày.
Theo em khi lượng đường huyết giảm xuống mức bình thường thì điều gì sẽ xảy ra ?
Khi đường huyết tăng lên mức bình thường thì điều gì xảy ra.
Gv : Nhận xét, đánh giá học sinh.
Gv : Chiếu sơ đồ hoàn chỉnh về quá trình điều hoà lượng đường huyết giữ được mức ổn định.
Gv : Dùng hiệu ứng trên màn hình biểu diễn quá trình điều hoà đường huyết.
Khi lượng đường huyết trong máu giảm xuống mức bình thường thì điều gì sẽ xảy ra?
Gv: Chỉ trên sơ đồ bài tập 1 và đặt câu hỏi:
Điều gì sẽ xảy ra nếu tế bào và tế bào hoạt động không bình thường?
Gv: Chốt lại ý kiến đúng.
 - Nêu nguyên nhân một số dấu hiệu của chứng hạ đường huyết?
- Nêu nguyên nhân và một số biểu hiện của bệnh tiểu đường?
Gv: Nhận xét, cung cấp cho học sinh một số thông tin liên quan đến hai bệnh này.
- Chứng hạ đường huyết do lượng đường trong máu dưới 0.12% có một số biểu hiện: hoa mắt, chóng mặt, chân tay bủn rủn nhất là vào những lúc đói. ở tuổi các em hoạt động trao đổi chất đang diễn ra rất mạnh nếu không ăn sáng rất rễ mắc các dấu hiệu của hạ đường huyết do vậy chúng ta phải ăn sáng trước khi đi học.
Khi mắc các dấu hiệu của hạ đường huyết các em cần uống một cốc nước đường hoặc ăn bánh kẹo ngọt.
- Bệnh tiểu đường có một số biểu hiện: Đi tiểu nhiều hơn bình thường gấp khoảng 10 lần, khát, uống nhiều nước, ăn nhiều mà vẫn thấy đói, bệnh nặng có thể dẫn đến chấn thương động mạch vành tim, động mạch màng lưới gây mù hoặc có thể tử vong do tế bào tiết không đủ insulin để chuyển hoá glucôzơ thành glucôzen làm lượng đường trong máu lớn hơn 0.12%, ngoài dạng này còn một dạng khác: mặc dù hoạt động của tế bào vẫn sản sinh ra insulin bình thường nhưng tế bào không tiếp nhận insulin làm cản trở quá trình biến đổi glucôzơ thành glicôzen làm lượng đường trong máu tăng cao. Trường hợp này thường gặp ở người lớn tuổi.
 Vì vậy để phòng chống bệnh tiểu đường trong chế độ ăn của mình các em không nên ăn quá nhiều đặc biệt là đồ ngọt.
Gv: Để điều hoà lượng đường trong máu không chỉ có tuyến tụy mà còn có cả tuyến trên thận, chúng ta chuyển sang mục 2 để tìm hiểu về tuyến trên thận.
Hs: Qua quan sát, dựa vào kiến thức đã học: Chỉ đúng vị trí của tuyến tụy trên sơ đồ hệ tiêu hoá
 Hs: Chức năng của tuyến tụy với hệ tiêu hoá: Tiết dịch tụy đổ vào tá tràng biến đổi thức ăn trong ruột non.
Hs: Chức năng ngoại tiết.
Hs: Ngoài chức năng ngoại tiết tuyến tụy còn thực hiện chức năng nội tiết.
Hs: Nêu được chức năng: ngoại tiết và chức năng nội tiết.
Hs: Quan sát hình 57 -1 theo sự hướng dẫn của giáo viên.
Hs: Qua quan sát nêu được:
- Các tế bào nằm cạnh ống tuỵ tiết dịch tụy thực hiện chức năng ngoại tiết do sản phẩm tiết đổ vào ống dẫn. Phần đảo tụy thực hiện chức năng nội tiết do sản phẩm tiết ngấm thẳng vào máu. 
Hs: Nghiên cứu thông tin nêu được:
- Đảo tụy gồm hai loại tế bào và tế 
- Tế bào tiết glucagôn, tế bào tiết insulin.
Hs: Đường huyết là lượng đường trong máu. Trong một cơ thể bình thường tỉ lệ đường huyết chiếm 0.12%.
Hs: Quan sát sơ đồ do giáo viên đưa ra.
Hs: Nghiên cứu thông tin về vai trò của tuyến tụy, thảo luận nhóm hoàn thành sơ đồ.
Hs: Đại diện một nhóm chiếu đáp án, nhóm khác nhận xét, bổ sung.
Hs: Thảo luận nhóm dựa vào bài tập 1 trong phiếu học tập, tìm hiểu thông tin sách giáo khoa mục vai trò của hoocmôn tuyến tuỵ.
Hs: Đại diện một nhóm chiếu đáp án, nhóm học sinh khác nhận xét, bổ sung.
Hs: Qua hai bài tập nêu được:
Insulin làm giảm đường huyết, glucagôn làm tăng đường huyết. 
Hs: Hai loại hoocmôn này có tác dụng đối lập nhau.
Hs: Nhờ tác dụng đối lập của hai loại hoocmôn trên mà đường huyết luôn ổn định.
Hs: Chỉ trên sơ đồ về quá trình điều hoà đường huyết.
Hs: Kìm hãm hoạt động của tế bào 
Hs: Kìm hãm hoạt động của tế bào 
Hs: Gây ra bệnh lí như chứng hạ đường huyết và bệnh tiểu đường
Hs: Nêu được nguyên nhân một số dấu hiệu của hai bệnh liên quan đến lượng đường huyết.
Hs: Theo dõi sự hướng dẫn của giáo viên, ghi nhớ cách phòng chứng hạ đường huyết và bệnh tiểu đường.
- Chức năng của tuyến tụy: 
Tuyến tuỵ vừa thực hiện chức năng nội tiết, vừa thực hiện chức năng ngoại tiết.
- Vai trò của hoocmôn tuyến tụy.
+ Insulin làm giảm đường huyết.
+ Glucagôn làm tăng đường huyết.
Hai loại hoocmôn trên có tác dụng đối lập đường huyết được ổn định
Hoạt động 3: II. Tuyến trên thận. (14phút)
Mục tiêu: HS nêu được vị trí, cấu tạo của tuyến trên thận và chức năng tiết hoocmôn của tuyến trên thận.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
Gv: Yêu cầu học sinh quan sát hình phóng to 57.2 sách giáo khoa. Hướng dẫn học sinh quan sát vị trí, thành phần cấu tạo của tuyến trên thận.
- Xác định vị trí, cấu tạo của tuyến trên thận?
Gv : Chốt lại ý kiến đúng. 
Gv: yêu cầu học sinh tập trung theo dõi trên màn hình quan sát sơ đồ cấu tạo tuyến trên thận lại một lần nữa.
Gv: Với cấu tạo như trên các hoocmôn tuyến trên thận có chức năng gì? Chúng ta tiếp tục tìm hiểu chức năng của tuyến trên thận.
Gv: Qua tìm hiểu cấu tạo, em hãy nghiên cứu thông tin sách giáo khoa.
Làm bài tập số 3 trong phiếu học tập. (Phiếu học tập)
Bài tập 3: (phiếu học tập) ghép các câu ở cột A với các câu ở cột B sao cho phù hợp giữa cấu tạo và chức năng của tuyến trên thận.
Gv: Chiếu đáp án đúng, nhận xét hoạt động các nhóm.
Gv: Qua bài tập yêu cầu học sinh
Nêu chức năng của phần vỏ tuyến? Cụ thể:
- Lớp ngoài có chức năng gì?
Gv: chỉ trên sơ đồ cấu tạo: chính nhờ chức năng này mà giúp điều hoà huyết áp
- Lớp giữa có chức năng gì?
Gv: Nhờ hoocmôn lớp prôtêin và lipit sẽ biến đổi thành glucôzơ góp phần nâng tỉ lệ đường huyết.
Tuy nhiên nếu hoocmôn của lớp giữa tiết ra nhiều sẽ gây nên hội chứng cushing. Để rõ hơn về bệnh này các em về nhà đọc mục: “Em có biết”
- Lớp trong có chức năng gì?
Gv: Chốt lại ý kiến đúng.
Giáo viên phân tích vai trò của hoocmôn lớp trong điều hoà sinh dục nam, gây những biến đổi đặc tính sinh dục nam. ở nữ, nếu trong giai đoạn bào thai, hoocmôn này hoạt động mạnh sẽ gây những biến đổi đặc tính sinh dục ngoài.
- Tuỷ tuyến có chức năng gì?
Gv: Chốt lại ý kiến đúng.
Gv: Tuyến trên thận và tuyến tụy đều điều hoà lượng đường trong máu:
- Điều hoà đường huyết của hai tuyến này khác nhau ở điểm nào?
Gv: Chốt lại đáp án đúng.
Hs : Quan sát vị trí, cấu tạo theo sự hướng dẫn của giáo viên.
Hs: Qua thảo luận học sinh chỉ đúng trên sơ đồ cấu tạo về:
- Vị trí: Gồm một đôi nằm trên đỉnh hai quả thận.
- Cấu tạo: + Vỏ tuyến và tuỷ tuyến.
 + Vỏ tuyến chia làm ba lớp: lớp cầu, lớp sợi, lớp lưới.
Ngoài ra còn có màng liên kết bao bọc bên ngoài.
Hs: Học sinh thấy rõ cấu tạo trên màn hình thông qua hiệu ứng. 
Hs: Thảo luận làm bài tập 3 theo sự hướng dẫn của giáo viên.
Một nhóm báo cáo kết quả thảo luận, nhóm khác nhận xét.
Hs: - Lớp ngoài (lớp cầu) tiết hoocmôn điều hoà lượng muối natri, kali trong máu.
Hs: Lớp giữa: tiết hoocmôn điều hoà lượng đường huyết khi bị hạ đường huyết(Tạo glucôzơ từ prôtêin và lipit)
Hs: Lớp trong: tiết hoocmôn điều hoà sinh dục nam, gây những biến đổi đặc tính sinh dục ở nam.
Phần tuỷ: tiết hai loại hoocmôn: ađrênalin và norađrênalin có tác dụng tăng nhịp tim, co mạch, tăng nhịp hô hấp, giãn phế quản và góp phần cùng glucagôn điều chỉnh lượng đường huyết khi bị hạ đường huyết.
Hs: Qua tìm hiểu tuyến tụy và tuyến trên thận nêu được:
Khác nhau:
- Tuyến tụy: Điều hoà đường huyết khi đường huyết tăng hoặc giảm.
- Tuyến trên thận: điều hoà đường huyết khi đường huyết giảm.
* Cấu tạo:
* Chức năng của các hoocmôn tuyến trên thận: (sách giáo khoa trang 180,181)
Hoạt động 4: Củng cố - Kiểm tra (7phút)
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Gv: Chiếu tóm tắt những nội dung kiến thức cần nhớ trong bài học:
- Tuyến tụy vừa thực hiện chức năng nội tiết vừa thực hiện chức năng ngoại tiết.
- Vai trò của hoocmôn tuyến tụy : điều hoà lượng đường huyết.
- Cấu tạo,chức năng của tuyến trên thận.
 Gv: Để tìm hiểu xem bài học ngày hôm nay ai là người nắm bài tốt nhất? Chúng ta cùng tham gia một trò chơi: trò chơi giải ô chữ.
Gv: Giới thiệu: Trò chơi gồm 5 câu hỏi tương ứng với 5 hàng và một từ chìa khoá.
Trả lời đúng mỗi câu hỏi được 10 điểm, trả lời đúng từ chìa khoá được 30 điểm.
Trả lời đúng mỗi câu hỏi ở các hàng sẽ có các chữ cái gợi mở cho từ chìa khoá.
Gv: Chia lớp làm hai đội và mời một bạn ghi điểm số của hai đội
Câu hàng ngang:
- Hàng 1: gồm 9 chữ cái.
Nếu tế bào beta tiết không đủ insulin người đó mắc bệnh này?
Đáp án: TIỂU ĐƯỜNG
- Hàng 2: gồm 7 chữ cỏi.
Tờn gọi sản phẩm của tuyến nội tiết.
Đỏp ỏn: HOOCMễN
- Hàng 3: Bộ phận tuyến trờn thận tiết ađrờnalin.
Đỏp ỏn: PHẦN TUỶ.
Hàng 4: Vai trũ tế bào của đảo tuỵ.
Đỏp ỏn: TIẾT GLUCAGễN.
Hàng 5: Bộ phận của tuyến tuỵ thực hiện chức năng nội tiết.
Đỏp ỏn: ĐẢO TUỴ
Từ chỡa khoỏ
ĐIỀU HOÀ ĐƯỜNG HUYẾT
Hs : Ghi nhớ những kiến thức trọng tâm trong bài học.
Hs: Nghe hướng dẫn thể lệ cuộc chơi.
Hs: Hai đội tham gia cuộc chơi.
Hoạt động 5: Hướng dẫn về nhà (1phút)
- Học bài và trả lời các câu hỏi1, 2, 3 sách giáo khoa trang 181.
- Đọc mục “Em có biết” để hiểu về một bệnh do u tuyến trên thận gây ra: hội chứng cushing
- Đọc trước bài “Tuyến sinh dục” về:
+ Chức năng của tinh hoàn và buồng trứng.
+ Nguyên nhân dẫn đến những biến đổi ở tuổi dậy thì ở nam và nữ.

Tài liệu đính kèm:

  • docBài 57. Tuyến tụy và tuyến trên thận (2).doc