I. Mục tiêu:
Kiến thức
-HS được giới thiệu về bất phương trình một ẩn, biết kiểm tra một số có là nghiệm của bất phương trình một ẩn hay không.
-Hiểu khái niệm hai bất phương trình tương đương
Kỹ năng
-Biết vận dụng dạng kí hiệu và biểu diễn trên trục số tập nghiệm của các bất phương trình dạng
x < a="" ;="" x=""> a ; x a ; x a.
.Thái độ
Rèn tính chính xác ,cẩn thận
II. Chuẩn bị :
-Máy chiếu, Bảng phụ, thước.
Phòng GD&ĐT Vĩnh Cửu Trường TTSP: THCS Võ Trường Toản – Vĩnh Cửu GV hướng dẫn: Nguyễn Thị Thanh Thúy Giáo án: Hình Học 8 Sinh Viên: Nguyễn Ngọc Thuận Tiết 60 : BẤT PHƯƠNG TRÌNH MỘT ẨN I. Mục tiêu: Kiến thức -HS được giới thiệu về bất phương trình một ẩn, biết kiểm tra một số có là nghiệm của bất phương trình một ẩn hay không. -Hiểu khái niệm hai bất phương trình tương đương Kỹ năng -Biết vận dụng dạng kí hiệu và biểu diễn trên trục số tập nghiệm của các bất phương trình dạng x a ; x £ a ; x ³ a. .Thái độ Rèn tính chính xác ,cẩn thận II. Chuẩn bị : -Máy chiếu, Bảng phụ, thước. III. Tiến hành dạy học : 1)Ổn định: Điểm danh sỉ số 2) kiểm tra bài cũ: Chiếu 2 câu hỏi đồng thời lên màn hình , gọi 2 HS lên bảng làm Câu 1: Cho a < b. So sánh -2a +5 và -2b +5 Câu 2 Kiểm tra xem x = 5 có phải là nghiêm của phương trình sau không? 2x2 – 4 = 6x +16 3) Bài mới Đặt vấn đề: Cho Hs nêu ví dụ về một số phương trình ( GV ghi bảng phụ và chốt cho HS phương trình là hai biểu thức chứa biên được nối nhau bởi dấu =) Nếu thay dấu “ =” bởi dấu không bằng > , < , ≤ ; ³ thì ta gọi những hệ thức trên là gì thì tiết học ngày hôm nay giúp em giải quyết điều đó Hoạt động của GV & HS Nội dung Hoạt động1: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC GV chiếu bài toán lên màn hình Gọi 02 HS đọc bài toán SGK/41. GV:Bài toán yêu cầu tìm gì? HS: Số quyển vở Nam có thể mua được GV: thường người ta yêu cầu tìm cái gì thì ta có thể chọn nó làm ẩn số, vậy ta có thể gọi x là số quyển vở mà Nam có thể mua. GV: giá mỗi quyển vở là bao nhiêu? HS: 2200đ GV: Vậy Nam mua x quyển vở thì trả bao nhiêu tiền? HS: 2200x GV: Nam còn mua thêm gì nữa không HS: 1 bút GV:Vậy số tiền Nam phải trả để mua một cái bút và x quyển vở là bao nhiêu ? HS: 2200x + 4000 GV:Nam có 25000đ. Hãy lập biểu thức biểu thị quan hệ giữa số tiền Nam phải trả và số tiền Nam có. HS:2200x + 4000 £ 25000 GV:Ta gọi hệ thức 2200x + 4000 £ 25000 là một bất phương trình một ẩn.( GV vừa nói, vừa ghi bảng) Hãy cho biết vế trái và vế phải của bất phương trình này ? Thay x = 9. Cho HS tính giá trị biểu thức ở vế trái. So sánh giá trị ở vế trái và giá trị ở vế phải HS 23800 < 25000 GV: đây là khẳng định đúng Vậy x = 9 là một nghiệm của bất phương trình. GV cho hs thử thay một vài giá trị khác ví dụ x = 5 GV: Tương tự x = 10.So sánh giá trị vế trái và giá trị vế phải HS 2600 >2500 GV : Đây là khẳng định sai Vậy x = 10 không phải là nghiêm của bất phương trình HS làm ?1 trang 41. GV trình chiếu bài giải của HS lần lượt lên màn hình GV: Em dự đoán xem ngoài 3 nghiệm này ra còn nghiệm nào nữa không? GV: cho HS tìm thêm một vài nghiệm nữa và khẳng định tất cả các số thỏa mãn bất phương trình đều là nghiệm của bất phương trình đó và gọi là tập nghiệm của bất phương trình . Vậy tập nghiệm của bất phương trình là gì ta sang phần II ( GV ghi phần II lên bảng) GV: Vậy tập nghiệm của bất phương trình là gì? HS : là tập hợp tất cả các nghiệm của bất phương trình đó GV giới thiệu kí hiệu và hướng dẫn cách biểu diễn tập nghiệm này trên trục số. Để biểu thị điểm 3 không thuộc tập nghiệm của bất phương trình ta dùng ngoặc đơn “(” bề lõm của ngoặc quay về phần trục số nhận được. HS làm ?2.Để biểu diễn điểm 7 thuộc tập nghiệm ta dùng dấu ngoặc vuông “[” ngoặc quay về phần trục số nhận được. GV yêu cầu HS hoạt động nhóm. Nửa lớp làm ?3. Nửa lớp làm ?4. Thế nào là hai phương trình tương đương ? GV: Tương tự hai bất phương trình tương đương là hai bất phương trình có cùng một tập nghiệm. Viết tập nghiệm của bất phương trình x > 3 : Viết tập nghiệm của bất phương trình 3 < x : Vậy hai bất phương trình x > 3 và 3 < x gọi là hai bất phương trình tương đương và được kí hiệu là : x > 3 Û 3 < x. GV vừa nói vừa kí hiệu lên bảng I. Mở đầu: Bài toán: SGK/41. Giải Gọi x là số vở Nam có thể mua (x > 0. quyển). Số tiền Nam phải trả là: 2200x + 4000 Ta có hệ thức: 2200x + 4000 £ 25000 Hệ thức 2200x + 4000 £ 25000 là một bất phương trình với ẩn x, vế trái :2200x + 4000, vế phải là 25000. Thay x = 9 vào bất phương trình, ta có: 2200 . 9 + 4000 £ 25000 là khẳng định đúng. Ta nói x = 9 là một nghiệm của bất phương trình. Thay x = 10 vào bất phương trình, ta có: 2200 . 10 + 4000 £ 25000 là khẳng định sai, ta nói x = 10 không phải là nghiệm của bất phương trình. II. Tập nghiệm của bất phương trình: Tập hợp tất cả các nghiệm của một bất phương trình gọi là tập nghiệm của bất phương trình. Giải bất phương trình là tìm tập nghiệm của bất phương trình đó. VD1: Tập nghiệm của bất phương trình x > 3 là tập hợp các số lớn hơn 3. Kí hiệu: Biểu diễn tập nghiệm này trên trục số: VD2: Bất phương trình x £ 7 có tập nghiệm là tập hợp các số nhỏ hơn hoặc bằng 7. Biểu diễn trên trục số: III. Bất phương trình tương đương: Hai bất phương trình tương đương là hai bất phương trình có cùng một tập nghiệm. VD: Bất phương trình x > 3 và 3 < x là hai bất phương trình tương đương. Kí hiệu: x > 3 Û 3 < x. 4. CỦNG CỐ Bài 17/43. x 6 x > 2 x < - 1 5. DẶN DÒ Học bài + bài tập: 15, 16/43. Rút kinh nghiệm
Tài liệu đính kèm: