I. MỤC TIÊU: Sau bài này HS phải:
1. Kiến thức:
- Biết được polime là gì? Cấu tạo và tính chất của polime.
- Vận dụng những kiến thức đã học vào thực tế sản xuất và đời sống.
2. Kĩ năng:
- Quan sát thí nghiệm, viết PTHH, làm việc với SGK.
3. Thái độ:
- Có ý thức học tập nghiêm túc và ứng dụng kiến thức vào trong cuộc sống hàng ngày.
II. CHUẨN BỊ:
1. GV:
-Một số mẫu vật điều chế từ polime.
2. HS:
Tìm hiểu nội dung bài học trước khi lên lớp.
Tuần 33 Ngày soạn: Tiết 65 Ngày dạy: Bài 54. POLIME (T1) I. MỤC TIÊU: Sau bài này HS phải: 1. Kiến thức: - Biết được polime là gì? Cấu tạo và tính chất của polime. - Vận dụng những kiến thức đã học vào thực tế sản xuất và đời sống. 2. Kĩ năng: - Quan sát thí nghiệm, viết PTHH, làm việc với SGK. 3. Thái độ: - Có ý thức học tập nghiêm túc và ứng dụng kiến thức vào trong cuộc sống hàng ngày. II. CHUẨN BỊ: 1. GV: -Một số mẫu vật điều chế từ polime. 2. HS: Tìm hiểu nội dung bài học trước khi lên lớp. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: 1. Ổn định lớp(1’): 9A1/ 9A2../ 2. Kiểm tra bài cũ(8’): HS1: Cho biết protein có ở đâu , tính chất của protein . 3. Bài mới: a. Giới thiệu bài: Polime là nguồn nguyên liệu không thể thiếu được trong các lĩnh vực của nền kinh tế. Vậy polime là gì? Nó có cấu tạo, tính chất và ứng dụng như thế nào? Chúng ta cùng tìm hiểu bài học hôm nay: b. Các hoạt động chính: Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung ghi bảng Hoạt động 1. Tìm hiểu khái niệm về polime(13’). -GV:Nêu cấu tạo của polime ( polietilen) - GV: Nêu cấu tạo của tinh bột và xenlulozơ? - GV: Thế nào là polime? - GV: Có mấy loại polime?Cho VD? - GV: Chốt lại ý -HS: ( - CH2 – CH2 - )n - HS:(- C6H10O5- )n - HS: Polime là những chất có PTK rất lớn do nhiều mắt xích liên kết với nhau tạo nên. - HS: Có 2 loại polime: + Polime thiên nhiên: Tinh bột, xenlulozơ + Polime tổng hợp: Polietilen, cao su buna.. - HS: Lắng nghe. I. Khái niệm về polime 1. Polime là gì? - Polime là những chất có PTK rất lớn do nhiều mắt xích liên kết với nhau tạo nên. VD: ( - CH2 – CH2 - )n, (- C6H10O5- )n Có 2 loại polime: + Polime thiên nhiên: Tinh bột, xenlulozơ + Polime tổng hợp: Polietilen, cao su buna. Hoạt động 2. Tìm hiểu cấu tạo và tính chất polime(13’). - GV: YCHS quan sát bảng / SGK161. - GV: Có mấy loại mạch polime? - GV: Cho HS đọc thông tin . - GV: Polime có tính chất như thế nào ? - GV: Nhận xét -HS: Quan sát - HS: + Mạch thẳng. + Mạch nhánh . + Mạch không gian . - HS: Đọc thông tin - HS: Polime là chất rắn, không bay hơi, hầu hết không tan trong nước và các dung môi thông thường, bền vững trong tự nhiên. - HS: Lắng nghe. 2. Polime có cấu tạo và tình chất như thế nào? Có 3 loại mạch polime: + Mạch thẳng. + Mạch nhánh . + Mạch không gian . - Polime là chất rắn, không bay hơi, hầu hết không tan trong nước và các dung môi thông thường, bền vững trong tự nhiên.` 4. Củng cố(8’): HS: Đọc ghi nhớ SGK/158. GV: YC HS làm bài tập 1,2, 4 SGK/165. 5. Dặn dò về nhà(2’): Về nhà học bài, làm bài tập 1, 2,4SGK/165. Chuẩn bị bài mới: “Polime ( t2)”. 6. Rút kinh nghiệm: Tuần 33 Ngày soạn: 19/04/2009 Tiết 66 Ngày dạy: Bài 54. POLIME (T2) I. MỤC TIÊU: Sau bài này HS phải: 1. Kiến thức: - Biết được của polime trong cuộc sống. - Vận dụng những kiến thức đã học vào thực tế sản xuất và đời sống. 2. Kĩ năng: - Quan sát thí nghiệm, viết PTHH, làm việc với SGK. 3. Thái độ: - Có ý thức học tập nghiêm túc và ứng dụng kiến thức vào trong cuộc sống hàng ngày. II. CHUẨN BỊ: 1. GV: -Một số mẫu vật điều chế từ polime, một số bài tập. 2. HS: Tìm hiểu nội dung bài học trước khi lên lớp. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: 1. Ổn định lớp(1’): 9A1/ 9A2../ 2. Kiểm tra bài cũ(8’): HS1: Cho biết thế nào là polime? Nêu cấu tạo và tính chất của polime. 3. Bài mới: a. Giới thiệu bài: Polime có những ứng dụng gì trong cuộc sống và sản xuất? Chúng ta cùng tìm hiểu bài học hôm nay: b. Các hoạt động chính: Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung ghi bảng Hoạt động 1. Tìm hiểu chất dẻo(8’). -GV: Cho biết thế nào là chất dẽo? Cho VD . - GV: Chất dẽo gồm những thành phần nào? - GV hỏi: Chất dẻo có đặc điểm gì? Ứng dụng làm gì? -HS: Chất dẽo là một loại vật liệu chế tạo từ polime và có tính dẽo. - HS: Polime, chất hóa dẻo, chất độn. - HS: Nhẹ, bền, cách điện, cách nhiệt Dùng làm các loại đồ dùng trong đời sống và sản xuất. II. Ứng dụng của polime 1. Chất dẽo là gì? - Chất dẽo là một loại vật liệu chế tạo từ polime và có tính dẽo. VD: Vỏ bút, chai nhựa, điện thoại.. Hoạt động 2. Tìm hiểu tơ(7’). - GV: Tơ là gì? Cho VD - GV: Có mấy loại tơ? Cho VD. -GV hỏi: Tơ có đặc điểm gì? ứng dụng ra sao? -HS: Tơ là những polime tự nhiên hay tổng hợp có cấu tạo mạch thằng và có thể kéo dài thành sợi. - HS: Tìm hiểu thông tin trong SGK và trả lời câu hỏi. -HS: Tơ bền, đẹp, giặt dễ sạch, phơi mau khô. Dùng để dệt sợi may quần áo. 2.Tơ là gì ? Tơ là những polime tự nhiên hay tổng hợp có cấu tạo mạch thằng và có thể kéo dài thành sợi. - Có 2 loại tơ: tơ tự nhiên và tơ hóa học. Hoạt động 3. Tìm hiểu về cao su(8’). -GV hỏi: Cao su là gì? -GV hỏi: Có mấy loại cao su? - GV: Cao su có đặc điểm gì? Ứng dụng như thế nào? -HS: Là polime có tính đàn hồi, bị biến dạng khi có lực tác dụng và trở lại dạng ban đầu khi lực không tác dụng nữa. -HS: Có 2 loại cao su: cao su tự nhiên và cao su tổng hợp. -HS: Cao su không đàn hồi, không thấm nước, không thấm khí, chịu mài mòn và cách điện. Dùng làm lốp xe, vỏ dây điện, áo mưa, áo lặn. 3. Cao su là gì? - Là polime có tính đàn hồi, bị biến dạng khi có lực tác dụng và trở lại dạng ban đầu khi lực không tác dụng nữa. - Có 2 loại cao su: cao su tự nhiên và cao su tổng hợp. - Dùng làm lốp xe, vỏ dây điện, áo mưa, áo lặn. 4. Củng cố(8’): HS: Đọc ghi nhớ SGK/158. GV: YC HS làm bài tập 1,2, 4 SGK/165. 5. Dặn dò về nhà(2’): Về nhà học bài, làm bài tập 1, 2,4SGK/165. Chuẩn bị bài mới: “Polime ( t2)”. 6. Rút kinh nghiệm:
Tài liệu đính kèm: