Tiết 67, Bài 27: Thực hành Bài tập về tình huống thu chi trong gia đình - Đoàn Thị Thanh

A- Mục tiêu.

- Nắm vững kiến thức về việc thu chi trong gia đình.

- Cân đối được mức thu chi trong gia đình để đảm bảo có tiết kiệm trong mỗi tháng, mỗi năm.

- áp dụng được kiến thức đã học vào thực tế.

B- Chuẩn bị.

GV: Nghiên cứu kĩ nội dung bài dạy trong sách giáo khoa , sách giáo viên và các tài liệu tham khảo.

HS: Đọc trước nội dung bài hoạch trong SGK và tìm hiểu kiến thức liên quan trong thực tế.

C- Tiến trình dạy học.

1- Tổ chức ổn định

2- Kiểm tra bài cũ.

Gv gọi học sinh lên bảng làm bài tập:

Gia đình em có 4 người, bố mẹ là công chức nhà nước mỗi người mỗi tháng thu nhập được 2 triệu đồng. Chị em học lớp 10 còn em học lớp 6. Hãy tính tổng thu nhập của gia đình trong một tháng và ước tính các khoản chi tiêu của gia đình em trong một tháng?

 

doc 4 trang Người đăng giaoan Lượt xem 3207Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Tiết 67, Bài 27: Thực hành Bài tập về tình huống thu chi trong gia đình - Đoàn Thị Thanh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 67
Tuần 34.
Thứ  ngày . tháng năm 200
Bài 27: Thực hành.
Bài tập về tình huống thu chi trong gia đình.
A- Mục tiêu.
- Nắm vững kiến thức về việc thu chi trong gia đình.
- Cân đối được mức thu chi trong gia đình để đảm bảo có tiết kiệm trong mỗi tháng, mỗi năm.
- áp dụng được kiến thức đã học vào thực tế.
B- Chuẩn bị.
GV: Nghiên cứu kĩ nội dung bài dạy trong sách giáo khoa , sách giáo viên và các tài liệu tham khảo.
HS: Đọc trước nội dung bài hoạch trong SGK và tìm hiểu kiến thức liên quan trong thực tế.
C- Tiến trình dạy học.
1- Tổ chức ổn định
2- Kiểm tra bài cũ.
Gv gọi học sinh lên bảng làm bài tập:
Gia đình em có 4 người, bố mẹ là công chức nhà nước mỗi người mỗi tháng thu nhập được 2 triệu đồng. Chị em học lớp 10 còn em học lớp 6. Hãy tính tổng thu nhập của gia đình trong một tháng và ước tính các khoản chi tiêu của gia đình em trong một tháng?
3- Bài mới.
	Hoạt động 1: Giới thiệu bìa.
	Trong bài học trước chúng ta đã biết cách tính các khoản thu nhập của gia đình và xác định được các khoản chi tiêu của mỗi gia đình trong một tháng, một năm. Nhưng chúng ta phải biết chi tiêu thế nào để trong một tháng, một năm đều có được những khoản tiết kiệm cần thiết. Đó chính là việc cân đối thu chi, chúng ta sẽ được tìm hiểu trong bài học hôm nay.
	Hoạt động 2: Cân đối thu - chi trong gia đình.
a- gia đình em có 4 người, mức thu nhập mỗi tháng là 2 triệu đồng( ở thành phố ) và 8 trăm nghìn đồng (ở nông thôn) . Em hãy ước tính mức chi tiêu cho các nhu cầu cần thiết sao cho mỗi tháng có thể tiết kiệm được ít nhất 100.000 đồng.
b- Mỗi ngày bố mẹ em cho em 1.500đồng để ăn sáng. Em thường mua quà sáng 1.000đ/ngày. Số tiền còn lại em mua truyện và quà tặng bạn nhân ngày sinh nhật. Em có để dành được không?
c- Em tham gia kế hoạch nhỏ tổng số tiền mỗi năm có khoảng 200.000đ. Em sử dụng số tiền đó như thế nào?
Em để dành được bao nhiêu?
a- Ước tính các khoản chi tiêu: 
* ở thành phố.
- Chi cho ăn ở mặc: 900.000đ
- Chi cho học tập: 400.000đ
- Chi cho việc đi lại: 300.000đ
- Chi khác: 300.000đ
- Tiết kiệm: 100.000đ
* ở nông thôn.
- Chi cho ăn ở mặc: 300.000đ
- Chi cho học tập: 200.000đ
- Chi cho việc đi lại: 100.000đ
- Chi khác: 100.000đ
- Tiết kiệm: 1.200.000đ
b- Một tháng em ăn sáng còn thừa được số tiền là: 500đx30ngày = 15.000đồng.
Số tiền ăn sáng thừa trong một năm: 
15.000đx12tháng = 75.000đồng
Nếu số tiền mua truyện và quà nhỏ hơn 75.000đ thì em có thể để dành được.
c-Ví dụ
 Em sẽ sử dụng số tiền đó để mua đồ dùng học tập: 
- Mua bút 15.000đ
- Bút màu: 10.000đ
- Hộp thước kẻ, êke: 20.000đ
- Giấy viết: 90.000đ
- Mua quà tặng bạn nhân ngày sinh nhật: 20.000đ
Em sẽ để dành được 45.000đ
4- Củng cố.
- GV yêu cầu học sinh tự lấy ví dụ và ước tính cách chi tiêu để có được khoản tiết kiệm.
- Gv nhấn mạnh trọng tâm bài học.
5- Hướng dẫn về nhà.
- Học kĩ bài.
- áp dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.
Tiết 68.
Tuần 34.
Thứ.. ngày thángnăm 200
Ôn tập
A- Mục tiêu.
- Hệ thống được kiến thức của toàn chương, nắm vững kiến thức trọng tâm của toàn chương.
- Ôn tập để chuẩn bị tốt kiến thức cho bài kiểm tra học kì.
- Rèn luyện ý thức học tập của học sinh.
B- Chuẩn bị.
GV: Chuẩn bị bảng hệ thống kiến thức của toàn chương và các câu hỏi ôn tập.
HS: Ôn tập kiến thức của toàn chương chuẩn bị cho bài kiểm tra học kì II.
C- Tiến trình dạy học.
1- Tổ chức ổn định.
2- Kiểm tra.
3- Bài ôn tập.
	Hoạt động 1: Hệ thống kiến thức.
Thu nhập của gia đình.
Chi tiêu trong gia đình
Các nguồn thu nhập của gia đình.
Biện pháp tăng thu nhập của gia đình
Cân đối thu chi trong gia đình
Các khoản chi tiêu trong gia đình
Thu, chi trong gia đình.
	Hoạt động 2: Hệ thống câu hỏi và bài tập.
Gv nêu hệ thống câu hỏi và hướng dẫn cách trả lời.
Học sinh thảo luận nhóm và hoàn thành các câu hỏi và bài tập vào vở.
Gvgọi học sinh trả lời và kết luận chung.
Câu 1: Thu nhập của gia đình là gì? Có những loại nào?
Câu 2: Thu nhập ở thành phố và nông thôn có khác nhau không? Em đã làmgì để góp phần làm tăng thu nhập của gia đình?
Câu 3: Chi tiêu của gia đình là gì? Em hã kể các khoản chi tiêu của gia đình em?
Câu 4: Mức chi tiêu ở thành phố và nông thôn có khác nhau không? Làm thế nào để cân đối thu chi trong gia đình?
4- Củng cố.
- Gv nhấn mạnh kiến thức trọng tâm của toàn chương.
5- Hướng dẫn về nhà.
- Học kĩ nội dung của toàn chương và chuẩn bị cho bài kiểm tra chất lượng học kì II.
..
Hết tuần 34.

Tài liệu đính kèm:

  • docBài 27. Thực hành - Bài tập tình huống về Thu, chi trong gia đình - Đoàn Thị Thanh - Trường THCS An.doc