Tiết 7, Bài 7: Bộ xương - Năm học 2010-2011

1. kiến thức

- hs trình bày được các thành phần chính của bộ xương và xác định được vị trí các xương chính ngay trên cơ thể mình.

- phân biệt được các loại xương dài, xương ngắn, xương dẹt về hình thái, cấu tạo.

- phân biệt các loại khớp xương, nắm vững cấu tạo khớp động.

2. kĩ năng

- rèn kĩ năng hoạt động nhóm.

- rèn kĩ năng quan sát, tư duy.

- rèn kĩ năng làm việc với sgk.

 

doc 4 trang Người đăng giaoan Lượt xem 1669Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Tiết 7, Bài 7: Bộ xương - Năm học 2010-2011", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
	Ngày soạn: 03/9/2010
	Ngày dạy : 11/9/2010 
Chương II : Vận động
Tiết 7- Bài 7: Bộ xương
I. mục tiêu bài học.
1. Kiến thức 
- Hs trình bày được các thành phần chính của bộ xương và xác định được vị trí các xương chính ngay trên cơ thể mình.
- Phân biệt được các loại xương dài, xương ngắn, xương dẹt về hình thái, cấu tạo.
- Phân biệt các loại khớp xương, nắm vững cấu tạo khớp động.
2. Kĩ năng
- Rèn kĩ năng hoạt động nhóm.
- Rèn kĩ năng quan sát, tư duy.
- Rèn kĩ năng làm việc với SGK.
II. chuẩn bị của giáo viên – học sinh.
1. Chuẩn bị của giáo viên:
- Tranh vẽ phóng to hình 7.1 – 7.4 SGK.
- Mô hình bộ xương.
2. Chuẩn bị của học sinh:
- Đọc trước bài 7 tìm hiểu về các thành phần chính của bộ xương, các loại xương, khớp xương.
III. Phương pháp dạy học
Kết hợp nhiều phương pháp như: Hoạt động nhóm, Quan sát tìm tòi, Vấn đáp tìm tòi, Làm việc với SGK, tư duy,.
Iv. tiến trình bài dạy
A. Kiểm tra bài cũ
- Phản xạ là gì? Cho 1 Vd về phản xạ và phân tích đường đi của xung thần kinh trong phản xạ đó.
B. Bài mới:
* Mở bài:
- Gv: Đặt vấn đề “ Sự vận động của cơ thể được thực hiện nhờ sự phối hợp hoạt động của hệ cơ và bộ xương”. Vậy:
1. Hệ vận động gồm những cơ quan nào? 
2. Bộ xương người có đặc điểm cấu tạo và chức năng như thế nào?
à Hôm nay, Cô và các em sẽ cùng tìm hiểu thông qua bài 7.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung 1: Các thành phần chính của bộ xương
- Yêu cầu HS quan sát H 7.1 và trả lời câu hỏi:
- Bộ xương gồm mấy thành phần ?
? Nêu đặc điểm của mỗi thành phần?
- Yêu cầu HS trao đổi nhóm
- Tìm hiểu điểm giống và khác nhau giữa xương tay và xương chân?
- Vì sao có sự khác nhau đó?
- Từ những đặc điểm của bộ xương hãy cho biết bộ xương có chức năng gì?
- Quan sát kĩ H 7.1 và trả lời.
- HS nghiên cứu H 7.2; 7.3 kết hợp với thông tin trong SGK để trả lời.
- HS thảo luận nhóm để nêu được:
+ Giống: có các thành phần tương ứng với nhau.
+ Khác: về kích thước, cấu tạo đai vai và đai hông, xương cổ tay, bàn tay, bàn chân.
+ Sự khác nhau là do tay thích nghi với quá trình lao động, chân thích nghi với dáng đứng thẳng.
- HS dựa vào kiến thức ở thông tin kết hợp với tranh H 7.1; 7.2 để trả lời. 
- Tự rút ra kết luận.
Tiểu kết:
1. Thành phần của bộ xương
- Bộ xương chia 3 phần:
+ Xương đầu gồm xương sọ và xương mặt.
+ Xương thân gồm cột sống và lồng ngực.
+ Xương chi gồm xương chi trên và xương chi dưới.
- Đặc điểm mỗi phần: SGK.
+ Xương chi trên nhỏ bé, linh hoạt.
+ Xương chi dưới to, khoẻ, dài, chắc chắn, ít cử động.
=> Bộ xương người thích nghi với quá trình lao động và đứng thẳng.
2. Vai trò của bộ xương
- Nâng đỡ cơ thể, tạo hình dáng cơ thể.
- Tạo khoang chứa, bảo vệ các cơ quan.
- Cùng với hệ cơ giúp cơ thể vận động
Nội dung 2: Phân biệt các loại xương
- Yêu cầu HS đọc Ê mục II , quan sát hình 7.1 để trả lời câu hỏi:
- Căn cứ vào đâu để phân biệt các loại xương?
- Phân biệt đặc điểm của mỗi loại?
- Xác định các loại xương đó trên tranh và mô hình?
- HS đọc Ê mục II , quan sát hình 7.1 để nhận dạng, nêu đặc điểm các loại xương.
Tiểu kết:
- Căn cứ vào hình dạng và cấu tạo chia xương thành 3 loại:
+ Xương dài: hình ống, chứa tuỷ đỏ (trẻ em), tuỷ vàng (người lớn).
+ Xương ngắn: ngắn.
+ Xương dẹt: hình bản dẹt.
Nội dung 3: Các khớp xương
- Yêu cầu HS tìm hiểu thông tin mục III và trả lời câu hỏi:
- Thế nào gọi là khớp xương?
- Có mấy loại khớp?
- Yêu cầu HS quan sát H 7.4 và trả lời câu hỏi:
- Dựa vào khớp đầu gối, hãy mô tả 1 khớp động?
- Khả năng cử động của khớp động và khớp bán động khác nhau như thế nào? Vì sao có sự khác nhau đó?
- Nêu đặc điểm của khớp bất động?
- GV lứu ý HS: trong bộ xương người chủ yếu là khớp động giúp con người vận động và lao động.
- Cho HS đọc kết luận SGK.
- HS nghiên cứu thông tin SGK.
- Rút ra kết luận.
- Quan sát kĩ H 7.4, trao đổi nhóm và rút ra kết luận.
- HS đọc kết luận.
Tiểu kết: 
- Khớp xương là nơi hai hay nhiều đầu xương tiếp giáp với nhau.
- Có 3 loại khớp xương:
+ Khớp động: 2 đầu xương có sụn, giữa là dịch khớp (hoạt dịch), ngoài có dây chằng giúp cơ thể có khả năng cử động linh hoạt.
+ Khớp bán động: giữa 2 đầu xương có đệm sụn giúp cử động hạn chế.
+ Khớp bất động: 2 đầu xương khớp với nhau bởi mép răng cưa hoặc xếp lợp lên nhau, không cử động được. 
* Kết luận chung : SGK/26
C. Kiểm tra đánh giá
Câu hỏi: 
? Chức năng của bộ xương là gì?
? Xác định trên tranh vẽ bộ xương và các thành phần của bộ xương người? Các khớp xương bằng dán chú thích.
(nếu có dùng mô hình hoặc xác định trên cơ thể mình).
D. Hướng dẫn học bài ở nhà
- Học bài và trả lời câu hỏi 1, 2, 3 SGK.
- Lập bảng so sánh các loại khớp về cấu tạo, tính chất cử động và ý nghĩa.
- Đọc mục “Em có biết”.

Tài liệu đính kèm:

  • docBài 7. Bộ xương (2).doc