I/ MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Trình bày tính đa dạng về hình thái, cấu tạo, hoạt động và đa dạng về môi trường sống của động vật nguyên sinh
- Nêu được vai trò của động vật nguyên sinh với đời sống con người và thiên nhiên
2. Kĩ năng: - Rèn kĩ năng quan sát thu thập kiến thức. Kĩ năng hoạt động nhóm.
3. Thái độ: - Giáo dục ý thức học tập, giữ vệ sinh môi trường và cá nhân.
II/ PHƯƠNG TIỆN DẠY VÀ HỌC:
1. Chuẩn bị của giáo viên: - Tư liệu về trùng gây bệnh ở người động vật, bảng phụ1 và 2
2. Chuẩn bị của học sinh: - Kẻ bảng 1 và bảng 2 dưới đây vào vở, ôn lại bài trước.
Tuần: 3 Ngày soạn: 29/08/2014 Tiết: 6 Ngày day: 04/09/2014 Bài 7: ĐẶC ĐIỂM CHUNG VÀ VAI TRÒ THỰC TIỄN CỦA ĐỘNG VẬT NGUYÊN SINH I/ MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: - Trình bày tính đa dạng về hình thái, cấu tạo, hoạt động và đa dạng về môi trường sống của động vật nguyên sinh - Nêu được vai trò của động vật nguyên sinh với đời sống con người và thiên nhiên 2. Kĩ năng: - Rèn kĩ năng quan sát thu thập kiến thức. Kĩ năng hoạt động nhóm. 3. Thái độ: - Giáo dục ý thức học tập, giữ vệ sinh môi trường và cá nhân. II/ PHƯƠNG TIỆN DẠY VÀ HỌC: 1. Chuẩn bị của giáo viên: - Tư liệu về trùng gây bệnh ở người động vật, bảng phụ1 và 2 2. Chuẩn bị của học sinh: - Kẻ bảng 1 và bảng 2 dưới đây vào vở, ôn lại bài trước. III/ TIẾN TRÌNH LÊN LỚP: 1/ ổn định lớp: 7A1 7A2 2/ Kiểm tra bài cũ: Câu hỏi sgk 3/ Các hoạt động dạy và học: a. Mở bài: Chúng ta đã nghiên cứu về một số ĐVNS. Những loài đó có đặc điểm chung gì và chúng có vai trò gì đối với đời sống con người. b. Phát triển bài: Hoạt động 1: ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA ĐỘNG VẬT NGUYÊN SINH HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH -Gv yêu cầu HS: Quan sát hình một số trùng đã học. Trao đổi nhóm hoàn thành bảng 1 -GV cho các nhóm lên ghi kết quả vào bảng, nhóm khác nhận, xét bổ sung -HS quan sát hình vẽ. Trao đổi nhóm hoàn thành nội dung bảng 1 -Đại diện các nhóm ghi kết quả vào bảng. Nhóm khác bổ sung. Bảng: Đặc điểm chung của động vật nguyên sinh Đại diện Kích thước Cấu tạo từ Thức ăn Bộ phận di chuyển Hình thức sinh sản Hvi Lớn 1TB NhTB Trùng roi + + Vụn hữu cơ Roi Vô tính theo chiều dọc Trùng biến hình + + Vi khuẩn, vụn hữu cơ Chân giả Vô tính Trùng giày + + Vi khuẩn, vụn hữu cơ Lông bơi Vô tính, hữu tính + Trình bày được tính đa dạng của động vật nguyên sinh về: hình thái, cấu tạo, hoạt động sống +Động vật nguyên sinh có đặc điểm gì chung? -GV yêu cầu rút ra kết luận + Hình dạng: không thay đổi (VD: trùng giày, trùng roi) hoặc thay đổi (VD: Trùng biến hình, trùng kiết lị). Sống đơn độc (VD trùng giày) hay tập đoàn (VD: tập đoàn vôn vốc..). Cách di chuyển: nhờ roi, lông bơi, chân giả hoặc tiêu giảm. Cấu tạo gồm nhiều bộ phận. + Đặc điểm cấu tạo, kích thước, sinh sản, di chuyển Tiểu kết: - Cơ thể chỉ là một tế bào đảm nhận mọi chức năng sống. - Dinh dưỡng củ yếu bằng cách dị dưỡng. - Di chuyển bằng chân giả, roi, lông bơi hoặc tiêu giảm - Sinh sản vô tính ttheo hình thức phân đôi và hữu tính bằng cách tiếp hợp. Hoạt động 2: TÌM HIỂU VAI TRÒ THỰC TIỄN CỦA ĐỘNG VẬT NGUYÊN SINH. HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT DỘNG CỦA HỌC SINH -Gv yêu cầu HS nghiên cứu SGK và quan sát hình 7.1, 7.2 trang 27. + Tại sao nói động vật nguyên sinh rất đa dạng về môi trường sống? - HS thảo luận nhóm hoàn thành bảng 2 -GV yêu cầu các nhóm điền vào bảng 2 và chữa bài -Cá nhân đọc thông tin trong SGK trang 26, 27 ghi nhớ kiến thức. + Chúng sống ở khắp nơi: trong nước mặn, nước ngọt, trong đất ẩm, trong cơ thể nhiều nhóm động vật, người. -Trao đổi nhóm hoàn thành bảng 2 -Đại diện nhóm lên ghi đáp án vào bảng 2 -Nhóm khác nhận xét bổ sung Bảng: Vai trò của động vật nguyên sinh Vai trò Lợi ích -Trong tự nhiên: +Làm sạch môi trường nước +Làm thức ăn cho ĐV nước giáp xác nhỏ cá biển. -Đối với người : +Giúp xác định tuổi địa tầng tìm mỏ dầu +Nguyên liện chế giấy ráp -Trùng BH, trùng giày, trùng hình chuông, trùng roi. -Trùng biến hình, trùng nhảy, trùng roi -Trùng lỗ -Trùng phóng xạ Tác hại -Gây bệnh cho động vật. -Gây bệnh cho người -Trùng cầu, trùng bào tử -Trùng roi máu, trùng kiết lị, trùng sốt rét Tiểu kết: - ĐVNS một số có lợi cho con người nhưng đa số gây bệnh cho người và ĐV. IV/ CỦNG CỐ – DẶN DÒ 1. Củng cố: Yêu cầu HS đọc ghi nhớ SGK. Trả lời câu hỏi SGK 2. Dặn dò: -Học bài trả lời câu hỏi SGK. Kẻ bảng 1 T30SGK vào vở chuẩn bị bài tiếp theo V/ RÚT KINH NGHIỆM:
Tài liệu đính kèm: