I, MỤC TIÊU:
1, Kiến thức:
- HS biết áp lực là gì? Nó phụ thuộc vào những yếu tố nào?
- HS nắm được áp suất là gì? Nhớ được công thức tính áp suất và đơn vị của áp suất.
2, Vận dụng:
- HS vận dụng được kiến thức để giải thích hiện tượng trong thực tế.
- HS vận dụng được công thức tính áp suất để giải bài tập.
3, Thái độ:
- HS nghiêm túc và thích thú học tập.
II, CHUẨN BỊ:
1, Giáo viên:
- Soạn giáo án và nghiên cứu nội dung bài giảng.
- Phiếu học tập ( bảng 7.1) và đáp án.
2, Học sinh:
- SGK, vở ghi.
- Xem trước bài mới từ nhà.
Lớp: Tiết: (tkb). Ngày giảng: Sĩ số: Vắng: Lớp: Tiết: (tkb). Ngày giảng: Sĩ số: Vắng: TIẾT 8, BÀI 7: ÁP SUẤT I, MỤC TIÊU: 1, Kiến thức: - HS biết áp lực là gì? Nó phụ thuộc vào những yếu tố nào? - HS nắm được áp suất là gì? Nhớ được công thức tính áp suất và đơn vị của áp suất. 2, Vận dụng: - HS vận dụng được kiến thức để giải thích hiện tượng trong thực tế. - HS vận dụng được công thức tính áp suất để giải bài tập. 3, Thái độ: - HS nghiêm túc và thích thú học tập. II, CHUẨN BỊ: 1, Giáo viên: - Soạn giáo án và nghiên cứu nội dung bài giảng. - Phiếu học tập ( bảng 7.1) và đáp án. 2, Học sinh: - SGK, vở ghi. - Xem trước bài mới từ nhà. III, TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG: 1, Kiểm tra bài cũ: Không 2, Bài mới: GV đặt vấn đề như SGK/25 Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Ghi bảng HĐ 1: Tìm hiểu áp lực là gì? - Thông báo: Người và tủ, bàn ghế, máy mócluôn tác dụng lên nền nhà những lực ép có phương vuông góc với mặt sàn, những lực này gọi là áp lực. ? áp lực là gì? - nhận xét - Y/c HS quan tranh vẽ H7.3 và thực hiện theo Y/c của câu C1 sau đó cho HS phát biểu và nhận xét lẫn nhau. - lắng nghe, quan sát H7.2 - phát biểu - ghi vở - làm việc cá nhân và phát biểu I, ÁP LỰC LÀ GÌ: Áp lực là lực ép có phương vuông góc với mặt bị ép. C1: Hình a: lực của máy kéo tác dụng lên mặt đường. Hình b: lực các ngón tay tác dụng lên đầu đinh. - lực của mũi đinh tác dụng lên gỗ. HĐ 2: Tìm hiểu tác dụng của áp lực phụ thuộc vào những yếu tố nào? - yêu cầu HS quan sát H7.4 và hoàn thiện phiếu học tập theo nhóm. - yêu cầu các nhóm phát biểu và nhận xét. - treo đáp án - yêu cầu HS suy nghĩ và phát biểu kết luận - kết luận - hoàn thiện phiếu học tập trong 5’ -1 nhóm lên điền bảng, nhóm khác nhận xét. -Quan sát đáp án -Hoàn thiện kết luận - Ghi vở II, ÁP SUẤT: 1, tác dụng của áp lực phụ thuộc vào những yếu tố nào? C2: Bảng phụ * Kết luận: Tác dụng của áp lực càng lớn khi áp lực càng lớn và diện tích bị ép càng nhỏ. HĐ 3: Tìm hiểu KN, công thức tính và đơn vị của áp suất - yêu cầu HS đọc thông tin ở SGK và trả lời các câu hỏi: +áp suất là gì? +Viết công thức tính áp suất +Đơn vị của áp suất là gì? - đọc SGK và phát biểu 2, công thức tính áp suất - KN: Áp suất được tính bằng độ lớn của áp lực trên một đơn vị diện tích bị ép. - CT: P = Trong đó: P là áp suất, F là áp lực tác dụng lên mặt bị ép có diện tích là S -ĐV: Niu tơn trên mét vuông còn gọi là paxcan, kí hiệu là Pa 1Pa = 1 N/m2 HĐ4: vận dụng - yêu cầu HS đọc và làm bài tập C4 - yêu cầu HS trả lời các câu hỏi để giải bài tập C5: +tóm tắt +áp suất của xe tăng được tính bằng công thức nào? +đổi diện tích tiếp xúc của bánh xe ôtô ra m2 +áp suất của xe ôtô lên mặt đất được tính như thế nào? +dựa vào các kết quả vừa tính để trả lời câu hỏi ở đầu bài. - đọc đề bài và trả lời các câu hỏi cảu GV từ đó giải được bà tập C5 III, VẬN DỤNG: C4: -muốn làm tăng P thì phải tăng F và giảm S -muốn làm giảm P thì phải giảm F và tăng S -VD C5: Tóm tắt: Biết: F1 = 340 000N S1 = 1,5m2 F2 = 20 000N S2 = 250Cm2 = 250.10-4m2 Tính: P1 = ? So sánh P1 và P2 trả lời câu hỏi ở đầu bài Giải: Áp suất của xe tăng lên mặt đường nằn ngang là: P1 = = 226 667 Pa Áp suất của ôtô lên mặt đường là: P2 = = =800 000 Pa Ta có P1 < P2 chứng tỏ áp suất của ôtô tác dụng lên mặt đường lớn hơn của xe tăng. - tương tự như trên máy kéo nặng nề hơn ôtô nhưng áp suất của máy kéo tác dụng lên mặt đất lại nhỏ hơn áp suất của ôtô tác dụng lên mặt đất (do diện tích bản xích máy kéo lớn hơn của lốp ôtô) 3, củng cố: Yêu cầu hs trả lời các câu hỏi: - áp lực là gì? - áp suất là gì? - công thức tính và đơn vị của áp suất? 4, dặn dò: Yêu cầu hs về nhà - học bài cũ, đọc phần có thể em chưa biết. - làm btvn ở sbt và xem trước bài 8.
Tài liệu đính kèm: