1. Kiến thức
- Trình bày được khái niệm về ngành Ruột khoang.
- Mô tả được hình dạng, cấu tạo và các đặc điểm sinh lý của một đại diện ngành ruột khoang (Thủy Tức nước ngọt).
2. Kĩ năng
- Rèn kĩ năng quan sát, tìm kiếm kiến thức.
- Kĩ năng hoạt động nhóm, phân tích, tổng hợp.
3. Thái độ
- Có ý thức giữ gìn vệ sinh cá nhân và bảo vệ môi trường
II CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên:
- Tranh vẽ hình dạng ngoài, cấu tạo của thủy tức, PHT.
2. Học sinh:
- SGK, vở ghi
Lớp 7D. Tiết TKB: Ngày giảng:..tháng 09 năm 2012. Sĩ số: 23 vắng: .... CHƯƠNG II: NGÀNH RUỘT KHOANG TIẾT 8. BÀI 8: THỦY TỨC I - MỤC TIÊU: 1. Kiến thức - Trình bày được khái niệm về ngành Ruột khoang. - Mô tả được hình dạng, cấu tạo và các đặc điểm sinh lý của một đại diện ngành ruột khoang (Thủy Tức nước ngọt). 2. Kĩ năng - Rèn kĩ năng quan sát, tìm kiếm kiến thức. - Kĩ năng hoạt động nhóm, phân tích, tổng hợp. 3. Thái độ - Có ý thức giữ gìn vệ sinh cá nhân và bảo vệ môi trường II CHUẨN BỊ: 1. Giáo viên: - Tranh vẽ hình dạng ngoài, cấu tạo của thủy tức, PHT. 2. Học sinh: - SGK, vở ghi III – HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC: 1. Kiểm tra bài cũ: (4/) - Trình bày đặc điểm chung của ĐVNS ? Kể tên một số loài ĐVNS có lợi và có hại đối với con người ? 2. Bài mới: * Đặt vấn đề: (1/) - GV giới thiệu chung ngành ruột khoang và các đại diện. Thủy tức sống ở môi trường nào ? Hoạt động của giáo viên Hoạt động của HS Nội dung ghi bảng HOẠT ĐỘNG 1: (5/) Tìm hiểu hình dạng ngoài và cách di chuyển của thuỷ tức - GV giới thiệu tranh vẽ thuỷ tức - Mô tả cấu tạo ngoài của thuỷ tức ? - GV cung cấp thông tin về cách di chuyển của thuỷ tức: - Thủy tức sống nước ngọt, bám vào các cây thủy sinh, - HS chú ý - HS mô tả cấu tạo ngoài của thủy tức - HS chú lắng nghe I. Hình dạng ngoài và di chuyển 1. Cấu tạo ngoài - Hình trụ dài, phía dưới là đế bám vào giá thể, phía trên là lỗ miệng có các tua miệng toả ra xung quanh. - Cơ thể có đối xứng toả tròn. trong giếng, ao hồ. - GV chốt lại - HS ghi bài 2. Di chuyển - Theo kiểu sâu đo, lộn đầu hoặc có thể bơi trong nước. HOẠT ĐỘNG 1: (10/) Tìm hiểu cấu tạo và chức năng của một số loại tế bào ở thành cơ thể thuỷ tức - GV giới thiệu tranh vẽ một số loại tế bào ở thành cơ thể thuỷ tức. - Nêu cấu tạo của mỗi loại tế bào ? - Cho biết chức năng của mỗi loại tế bào và thử gọi tên chúng ? - Phân biệt tế bào lớp trong và tế bào lớp ngoài - Cấu tạo của thuỷ tức khác gì với cấu tạo của ngành động vật nguyên sinh ? - Nhận xét cấu tạo và chức năng của từng loại tế bào ? - GV tiểu kết - HS quan sát tranh thủy tức về cấu tạo trong - HS trả lời, HS khác bổ sung - Cấu tạo từng loại tế bào phù hợp chức năng của chúng - HS tự nghiên cứu thông tin trong mục - HS trả lời các câu hỏi, các HS khác cho NX, bổ sung cho hoàn chỉnh - HS nhận xét về từng loại tế bào - HS ghi vở II. Cấu tạo trong - Thành cơ thể có hai lớp tế bào, giữa là tầng keo mỏng. Mỗi loại tế bào có cấu tạo khác nhau và chức năng chuyên hóa. - Cấu tạo và chức năng một số loại tế bào (sgk) HOẠT ĐÔNG 3: (20/) Tìm hiểu quá trình dinh dưỡng, sinh sản của thuỷ tức - GV giới thiệu tranh vẽ thuỷ tức bắt mồi - Mô tả quá trình bắt mồi của thuỷ tức ? - Nhờ loại tế bào nào mà thức ăn được tiêu hoá ? - Thuỷ tức thải bã bằng cách nào ? - Thuỷ tức có những hình thức sinh sản nào ? - Mỗi hình thức sinh sản đó xảy ra trong điều kiện nào ? - GV đánh giá, tổng kết chung. - HS quan sát tranh về thuỷ tức - Đại diện HS trả lời các HS khác NX, bổ sung - Cá nhân trả lời, lớp bổ sung - Cá nhân trả lời, lớp bổ sung - HS trả lời kiến thức dựa vào nội dung trong bài phần sinh sản. - Khi đầy đủ thức ăn - HS chú ý lắng nghe, ghi vở III. Dinh dưỡng - Bắt mồi bằng tua miệng có các tế bào gai. Tiêu hoá mồi trong ruột dạng túi nhờ các tế bào mô cơ – tiêu hoá. Thải bã qua lỗ miệng. - Hô hấp qua thành cơ thể. IV. Sinh sản - Thuỷ tức có 3 hình thức sinh sản: mọc chồi, sinh sản hữu tính và tái sinh. 3. Củng cố: (4/) - Ý nghĩa của tế bào gai ? - Trình bày cấu tạo và chức năng của các laọi tế bào cấu tạo nên cơ thể thuỷ tức ? 4. Dặn dò: (1/) - Tìm hiểu cấu tạo, đời sống của sứa, hải quỳ và san hô. Vẽ hình 8.1,2/sgk trang 29
Tài liệu đính kèm: