Tiết 8, Bài 9: Đa dạng của ngành ruột khoang - Nguyễn Thị Thu

I/ MỤC TIÊU

1. Kiến thức: - Mô tả được sự đa dạng và phong phú của ruột khoang (số lượng loài, hình thái cấu tạo cơ thể, hoạt động sống và môi trường sống).

2. Kĩ năng: - Quan sát tranh, ảnh, mô hình một số đại diện của nghành ruột khoang

 - Kĩ năng họat động nhóm

3. Thái độ: - Có ý thức học tập, yêu thích bộ môn

II/ PHƯƠNG TIỆN DẠY VÀ HỌC

1. Chuẩn bị của giáo viên: - Sưu tầm thông tin về sứa, san hô, hải quỳ

2. Chuẩn bị của học sinh: - Xem trước bài và kẻ phiếu học tập vào vở

 

doc 2 trang Người đăng giaoan Lượt xem 1572Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Tiết 8, Bài 9: Đa dạng của ngành ruột khoang - Nguyễn Thị Thu", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 4	Ngày soạn: 07/09/2014
Tiết: 8	Ngày dạy: 12/09/2014
Bài 9: ĐA DẠNG CỦA NGÀNH RUỘT KHOANG
I/ MỤC TIÊU
1. Kiến thức: - Mô tả được sự đa dạng và phong phú của ruột khoang (số lượng loài, hình thái cấu tạo cơ thể, hoạt động sống và môi trường sống).
2. Kĩ năng: - Quan sát tranh, ảnh, mô hình một số đại diện của nghành ruột khoang
 - Kĩ năng họat động nhóm 
3. Thái độ: - Có ý thức học tập, yêu thích bộ môn 
II/ PHƯƠNG TIỆN DẠY VÀ HỌC
1. Chuẩn bị của giáo viên: - Sưu tầm thông tin về sứa, san hô, hải quỳ
2. Chuẩn bị của học sinh: - Xem trước bài và kẻ phiếu học tập vào vở 
III/ TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
1/ Ổn định lớp: 7A1	
 7A2	
2/ Kiểm tra bài cũ: + Nêu đặc điểm cấu tạo ngoài và di chuyển của thuỷ tức?
 + Nêu đặc điểm cấu tạo trong và các cách sinh sản của thuỷ tức?
3/ Các hoạt động dạy và học
a. Mở bài: Ruột khoang có số lượng loài rất lớn: khoảng 10000 loài. Phân bố chủ yếu ở biển. Một số đại diện thường gặp là sứa, hải quì, san hô. Chúng ta hãy tìm hiểu để thấy sự đa dạng 
b. Phát triển bài:
Hoạt động 1: TÌM HIỂU SỰ ĐA DẠNG CỦA RUỘT KHOANG 
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
-Yêu cầu các nhóm nghiên cứu các thông tin trong bài, quan sát tranh hình trong SGK T 33, 34 trao đổi nhóm hoàn thành phiếu học tập.
-GV kẻ phiếu học tập lên bảng để học sinh chữa bài.
-GV gọi các nhóm hoàn thành bảng phiếu học tập, nhận xét bổ sung
-GV thông báo kết quả đúng của các nhóm 
-Cá nhân theo dõi nội dung trong phiếu, tự nghiên cứu SGK ghi nhớ kiến thức.
-Trao đổi nhóm thống nhất câu trả lời, hoàn thành phiếu học tập 
-Đại diện các nhóm ghi kết quả vào từng nội dung của phiếu học tập.
-Các nhóm khác theo dõi bổ sung 
-HS các nhóm theo dõi, tự sữa chữa nếu cần 
TT
 Đại diện 
Đặc điểm
Thủy tức
Sứa
Hải qùy
San hô
1
Hình dạng 
Trụ nhỏ 
Hình cái dù có khả năng xòe, cụp
Trụ to ngắn
Cành cây, khối lớn
2
Cấu tạo 
-Vị trí miệng 
-Tầng keo
-Khoang tiêuhóa 
-Ở trên
-Mỏng
-Rộng 
Ở dưới
Dày
Hẹp
Ở trên 
Dày rải rác có các gai xương
Xuấthiệnváchngăn 
Ở trên
 Có gai xương đá vôi và chất sừng
Có nhiều ngăn thông nhau giữa các cá thể 
3
- Di chuyển
Kiểu sâu đo lộn đầu
Bơi nhờ tế bào cơ có khả năng co rút mạnh dù
Không di chuyển có đế bám
Không di chuyển có đế bám
4
- Lối sống
Cá thể
Cá thể
Tập trung 1 số cá thể
Tập đoàn nhiều cá thể liên kết
5
- Sinh sản
Mọc chồi, hữu tính, tái sinh
Mọc chồi
Hữu tính
6
- Tự vệ
Gây ngứa
Gây ngứa
Hình dạng giống thực vật
7
Môi trường
Nước ngọt
Nước mặn
Nước mặn
Nước mặn
+Sứa có cấu tạo phù hợp với lối sống bơi tự do như thế nào?
+San hô và hải quỳ bắt mồi như thế nào?
-GV giới thiệu cách hình thành đảo san hô ở biển 
+Thức ăn theo dòng nước hút vào lỗ miệng
-Đại diện nhóm trả lời nhóm khác bổ sung 
Tiểu kết: - Ruột khoang rất đa dạng chủ yếu sống ở biển. Chúng đều là động vật ăn thịt và có các tế bào gai độc tự vệ
IV/ CỦNG CỐ – DẶN DÒ: 
1. Củng cố: - HS đọc kết luận trong SGK.Trả lời câu hỏi:
+ Cách di chuyển của sứa trong nước như thế nào?
+ Sự khác nhau giữa san hô và thủy tức trong sinh sản vô tính mọc chồi?
+ Cành san hô thường dùng trang trí là bộ phận nào của cơ thể chúng?
2. Dặn dò: -Học bài trả lời câu hỏi SGK, đọc mục ‘’Em có biết’’
 -Tìm hiểu vai trò của ruột khoang, kẻ bảng trang 42 SGK vào vở bài tập.
V/ RÚT KINH NGHIỆM:

Tài liệu đính kèm:

  • docBài 9. Đa dạng của ngành Ruột khoang - Nguyễn Thị Thu - Trường THCS Đạ Long.doc