Tiết 9, Bài 5: Tiên đề Ơclit về đường thẳng song song - Phan Văn Sĩ

I.MỤC TIÊU:

* Kiến thức: Hiểu được nội dung tiên đề Ơclit là công nhận tính duy nhất của đường thẳng b đi qua M ( M a ) sao cho b // a. Nhờ có tiên đề Ơclit mới suy ra được tính chất của hai đường thẳng song song

* Kỹ năng: HS biết cách tính số đo các góc còn lại biết một đường thẳng cắt hai đường thẳng song song và biết số đo của một trong các góc tạo thành bởi các đường thẳng đó.

* Thái độ: Cẩn thận, chính xác trong vẽ hình, bước đầu có ý thức trình bày lời giải bằng những suy luận có căn cứ.

II. CHUẨN BỊ:

 - GV : SGK , thước kẻ , thước đo góc, bảng phụ

 - HS : SGK , thước kẻ , thước đo góc, bảng nhóm

 

doc 3 trang Người đăng giaoan Lượt xem 2689Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Tiết 9, Bài 5: Tiên đề Ơclit về đường thẳng song song - Phan Văn Sĩ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn : 17.09.2009
 TUẦN V Tiết : 09 §5. TIÊN ĐỀ ƠCLIT VỀ ĐƯỜNG THẲNG
 SONG SONG
I.MỤC TIÊU:
* Kiến thức: Hiểu được nội dung tiên đề Ơclit là công nhận tính duy nhất của đường thẳng b đi qua M ( M a ) sao cho b // a. Nhờ có tiên đề Ơclit mới suy ra được tính chất của hai đường thẳng song song 
* Kỹ năng: HS biết cách tính số đo các góc còn lại biết một đường thẳng cắt hai đường thẳng song song và biết số đo của một trong các góc tạo thành bởi các đường thẳng đó. 
* Thái độ: Cẩn thận, chính xác trong vẽ hình, bước đầu có ý thức trình bày lời giải bằng những suy luận có căn cứ.
II. CHUẨN BỊ:
 - GV : SGK , thước kẻ , thước đo góc, bảng phụ
 - HS : SGK , thước kẻ , thước đo góc, bảng nhóm 
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
 1. Ổn định lớp: (1ph) 
 2. Kiểm tra bài cũ : 
TL
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
5ph
Bài toán : ( Cả lớp làm ra giấy nháp )
Cho điểm M không thuộc đường thẳng a . Vẽ đường thẳng b đi qua M và b // a.
HS: 
 3. Bài mới :
Giới thiệu bài : (1ph) Qua một điểm không thuộc một đường thẳng, ta vẽ được bao nhiêu đường thẳng song song với đường thẳng đó ; Hai đường thẳng song song có tính chất gì ?. Ta sẽ tìm hiểu các vấn đề này qua bài “Tiên đề Ơclit về đường thẳng song song”
Tiến trình bài giảng
TL
HĐ của Gv
HĐ của HS
Nội dung bài
9ph
HĐ1 : Tiên đề Ơclit 
GV : Hãy vẽ đường thẳng b qua M , b // a bằng cách khác và nêu nhận xét.
GV: Vậy qua diểm M có bao nhiêu đường thẳng song song với đường thẳng a.
GV: Bằng kinh nghiệm thực tế người ta nhận thấy : Qua điểm M nằm ngoài đường thẳng a chỉ có một đường thẳng song song với đường thẳng a mà thôi. Đó là nội dung tiên đề Ơclit 
HS: Đường thẳng b em mới vẽ trùng với đường thẳng bạn vừa vẽ
HS: Qua điểm M chỉ vẽ được một đường thẳng song song với đường thẳng a.
Hs: lắng nghe
HS nhắc lại tiên đề Ơclit và vẽ hình vào vở
1) Tiên đề Ơclit
M a ; b đi qua M và b // a là duy nhất
Qua điểm M ở ngoài một đường thẳng chỉ có một đường thẳng song song với đường thẳng đó.
15ph
HĐ2 : Tính chất của hai đường thẳng song song 
GV: Với hai đường thẳng song song a và b có những tính chất gì?
GV: Cho HS làm (93) SGK
GV: Qua bài toán trên em có nhận xét gì?
GV: Hãy kiểm tra xem hai góc trong cùng phía có quan hệ với nhau như thế nào? 
GV: Ba nhận xét trên chính là tính chất của hai đường thẳng song song 
GV:Tính chất này cho ta điều gì và suy ra được điều gì ?
GV: Cho HS làm bài 30 ( 79) SBT
a) Đo hai góc so le trong và rồi so sánh
b) Lý luận = theo gợi ý 
Nếu qua A vẽ tia AP sao cho = 
Thế thì AP // b, Vì sao ?
Qua A có a // , lại có AP // b thì sao ?
Kết luận.
Cả lớp làm vào vở 
HS 1 lên bảng làm câu a
HS 2 lên bảng làm câu b, c và nhận xét : Hai góc so le trong bằng nhau 
HS 3 lên bảng làm câu d và nhận xét : Hai góc đồng vị bằng nhau 
Nếu một đường thẳng cắt hai đường thẳng song song thì : 
a)Hai góc so le trong bằng nhau 
b)Hai góc đồng vị bằng nhau 
c)Hai góc trong cùng phía bù nhau
HS 1 lên bảng đo cặp góc so le trong và rồi nhận xét
HS 2 : Qua A vẽ tia AP sao cho = và nhận xét AP // b ( vì có cặp góc so le trong bằng nhau )
HS 3 : Nêu nhận xét
HS4 : Nêu kết luận
2. Tính chất của hai đường thẳng song song 
Nếu một đường thẳng cắt hai đường thẳng song song thì : 
a)Hai góc so le trong bằng nhau 
b) Hai góc đồng vị bằng nhau 
c) Hai góc trong cùng phía bù nhau
Bài 30 tr. 79 Sbt
 = 
Giả sử qua A vẽ tia AP sao cho = 
Suy ra AP // b 
Qua A có a // b, lại có AP // b điều này trái với tiên đề Ơclit .
Đường thẳng AP và đường thẳng a chỉ là một 
Hay = = 
13ph
 Củng cố
GV: Cho HS làm bài 34 ( 94) SGK
( Hoạt động nhóm )
GV yêu cầu bài làm của mỗi nhóm phải có hình vẽ , có tóm tắt dưới dạng ký hiệu,
Khi tính toán phải có lý do 
GV : Gọi 2 HS lên bảng trình bày 
GV : Thu bảng nhóm và chấm điểm cho các nhóm
Bài 32 tr. 94 Sgk
GV: Cho HS làm bài 32 SGK
GV: Treo bảng phụ đã ghi sẵn đề bài
GV: Cho HS làm bài 33 SGK
GV: Treo bảng phụ đã ghi sẵn đề bài
Bài 34tr. 94 Sgk
Các nhóm hoạt động và ghi kết quả vào bảng nhóm
Tóm tắt 
Cho a // b ; AB cắt a tại A
 AB cắt b tại B
 = 370 
TÌm a) = ? ;
 b) So sánh và 
 c) = ?
a)Theo tính chất của hai đường
thẳng song song ta có = = 370
 ( cặp góc so le trong )
b)-Có và là hai góc kề bù suy ra = 1800 - 
Vậy = 1800 – 370 = 1430 
Có = = 1430 ( 2 góc đồng vị )
c) = = 1430 ( 2 góc so le trong )
Hoặc = = 1430 ( đối đỉnh )
Cả lớp làm trong ít phút
2HS đọc kết quả 
1 HS lên bảng điền vào chỗ trống
Bài 32 tr. 94 Sgk
a) Đúng ; b) Đúng
c) Sai ; d) Sai
Bài 33 tr. 94 Sgk
a) Hai góc so le trong bằng nhau 
b) Hai góc đồng vị bằng nhau 
c) Hai góc trong cùng phía bù nhau 
 4. Hướng dẫn về nhà : (2ph)
 - Làm bài tập 31, 35 ( 94) SGK ; 27, 28 , 29 ( 78 – 79 ) SBT
 - Hướng dẫn làm bài 31 SGK. ( Chuẩn bị tiết 10 Luyện tập)
IV. RÚT KINH NGHIỆM, BỔ SUNG: 

Tài liệu đính kèm:

  • docBài 5. Tiên đề Ơ-clit về đường thẳng song song - Phan Văn Sĩ - Trường THCS Hoài Xuân.doc