Tiết 9, Bài 6: Phép trừ và phép chia

 I/ Mục tiêu:

- HS hiểu được khi nào thì kết quả của một phép trừ hai số tự nhiên là một số tự nhiên, kết quả của phép chia hai số tự nhiên là một số tự nhiên .

- Nắm được các quan hệ giữa các số trong phép trừ , phép chia hết , phép chia có dư

- Rèn luyện cho hs vận dụng kiến thức về phép trừ ,phép chia để giải bài tập.

 II/ Chuẩn bị:

 GV:Chuẩn bị phấn màu khi dùng tia số để tìm hiệu của hai số

 III/ Tiến trình lên lớp:

 1.Ổn định lớp và kiểm tra sĩ số

 2.Kiểm tra.

 HS1: Làm bài tập 1(BTLT tiết 7 ,8) .

 HS2:Làm bài tập 2(BTLT tiết 7 ,8).

 

doc 2 trang Người đăng giaoan Lượt xem 1471Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Tiết 9, Bài 6: Phép trừ và phép chia", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Ngày soạn:
Tiết 9 §6 .PHÉP TRỪ VÀ PHÉP CHIA.
 I/ Mục tiêu:
HS hiểu được khi nào thì kết quả của một phép trừ hai số tự nhiên là một số tự nhiên, kết quả của phép chia hai số tự nhiên là một số tự nhiên .
Nắm được các quan hệ giữa các số trong phép trừ , phép chia hết , phép chia có dư
Rèn luyện cho hs vận dụng kiến thức về phép trừ ,phép chia để giải bài tập.
 II/ Chuẩn bị:
 GV:Chuẩn bị phấn màu khi dùng tia số để tìm hiệu của hai số
 III/ Tiến trình lên lớp:
 1.Ổn định lớp và kiểm tra sĩ số 
 2.Kiểm tra.
 HS1: Làm bài tập 1(BTLT tiết 7 ,8) .
 HS2:Làm bài tập 2(BTLT tiết 7 ,8).
 3.Bài mới.
 GV: (giới thiệu bài) Ở tiểu học các em đã biết về phép trừ và phép chia hai số tự nhiên. Tiết học này chúng ta sẽ ôn lại và tìm hiểu sâu hơn về các phép tính này.
Nội dung
Hoạt động giữa thầy và trò
1.Phép trừ hai số tự nhiên
*) Cho trước hai số tự nhiên a và b 
Nếu có số tự nhiên x sao cho:
b + x = a thì ta có phép a – b = x .
GV: (nvđ) Hãy xét xem có số tự nhiên x nào mà
a. x + 3 = 7 ; b. 4 + x = 9 ; c. x + 8 = 5.
GV: Ở câu a ta có phép trừ: x = 7 - 3 = 4.
 Ở câu b ta có phép trừ: x = 9 – 4 = 5,
Ở câu c chúng ta không tìm được số tự nhiên x nào
 để x + 8 = 5,
GV: Khái quát và ghi bảng.
GV: Giới thiệu cách xác định hiệu của hai số bằng 
tia số. Xác định hiệu của 7 và 3.
HS: Dùng bút chì di chuyển trên tia số ở hình 14SGK theo hướng dẫn của GV.
Củng cố: HS làm ?1(SGK).
GV: (Nhấn mạnh) 
a. SBT = ST => Hiệu = 0.
b. ST = 0 => SBT = Hiệu.
c. SBT ST: Điều kiện để có hiệu.
HS: Làm bài 41(SGK) . 
2. Phép chia hết và phép chia có dư
a, Phép chia hết
*) Cho a; b N
Nếu có số tự nhiên x sao cho 
b.x = a thì ta nói a chia hết cho b và ta có phép chia hết
VD: 18 : 3 = 6 vì 3.6 = 18
 50: 5 = 10 vì 5.10 = 50.
b, Phép chia có dư
VD: 15 chia cho 4 là phép chia có dư vì: 15 = 4.3 + 3
(Thương là 3, số dư là 3)
Tổng quát
*) Cho hai số tự nhiên a và b, b0
Ta luôn tìm được cặp số tự nhiên q; r duy nhất sao cho:
a = b.q + r; 0 r < b
Chú ý: 
* Nếu r = 0 thì a = b.q, ya có phép chia hết 
* Nếu r 0 thì ta có phép chia có dư
Luyện tập tại lớp
Bài 44(SGK) Tìm x biết:
a. x : 13 = 41 ;b. 1428 : x = 14
c. 4x : 17 = 0 ; d.7x – 8 = 713
 e. 8(x - 3) = 0 ; g. 0: x = 0.
GV: (đặt vấn đề)
a. Có số tự nhiên x nào mà: 3.x = 15?
b. Có số tự nhiên x nào mà: 4.x = 10?
GV: Từ ví dụ trên GV giới thiệu phép chia hết .
HS: Lấy một số ví dụ về phép chia hết.
*) Củng cố: HS làm ?2 SGK.
GV: Nhấn mạnh cho HS số chia phải khác 0.
GV: Giới thiệu hai phép chia
A, 12 3 b, 15 4
GV: (chốt lại vấn đề)
Trường hợp a ta có phép chia hết(vì: 3.4 = 12).
Trường hợp b 15 không chia hết cho 4.
Khi đó ta có: 15 = 4.3 + 3.
GV: Phép chia trong trường hợp b là phép chia có dư
GV(h): Trong phép chia có dư số bị chia có mối quan hệ như thế nào với số chia, số dư và thương.
HS: SBC = SC. T + Dư
GV: Giới thiệu công thức tổng quát của phép chia hai số tự nhiên a và b.
Củng cố: HS làm ?3
GV: Gọi 3 HS lên bảng.
HS dưới lớp làm vào vở.
GV(h)+)Điều kiện để thực hiện phép chia là gì?
+) Điều kiện để thực hiện phép trừ?
+) Điều kiện để a chia hết cho b(b 0)?
+) Nêu mối quan hệ giữa các số bị chia, số chia thương, số dư trong phép chia có dư? 
 4/ Củng cố
Điều kiện để có phép trừ, phép chia hết.
Quan hệ giữa số bị chia, số chia, số dư, thương trong phép chia có dư.
 5/ Dặn dò
Học bài + Làm bài tập 43; 45; 46; 47; 48; 49; 52; 53; 54(SGK). 
Bài tập 62; 63; 69; 70; 72; 74; 79; 81; 83; 84; 85(SBT).
²²²²²²²—™{˜–²²²²²²²²

Tài liệu đính kèm:

  • docBài 6 - Phép trừ và phép chia.doc