Tiết 9, Bài 9: Đa dạng của ngành ruột khoang - Nguyễn Thị Lan

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức:

 - Hs chỉ rõ được sự đa dạng của ngành ruột khoang được thể hiện ở cấu tạo cơ thể, lối sống, tổ chức cơ thể, di chuyển.

2. Kỹ năng:

- Rèn kỹ năng quan sát so sánh, phân tích tổng hợp, kỹ năng hoạt động nhóm.

3. Thái độ:

- Giáo dục ý thức học tập, yêu thích bộ môn.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

1. GV: Tranh hình SGK

2. HS: Kẻ phiếu học tập vào vở.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

1. Ổn định lớp.

- Kiểm tra sĩ số

2. KTBC.

H. Nêu đời sống và cấu tạo ngoài của thuỷ tức?

H. Vì sao nói thuỷ tức là động vật đa bào bậc thấp? Nêu cấu tạo trong của thuỷ tức?

H. Nêu các hình thức sinh sản cuae thuỷ tức? Em có kết luận gì qua các hình thức sinh sản trên?

Hs trả lời, Hs khác bổ sung. Gv nhận xét ghi điểm.

 

doc 2 trang Người đăng giaoan Lượt xem 1307Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Tiết 9, Bài 9: Đa dạng của ngành ruột khoang - Nguyễn Thị Lan", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết	: 09 
 Bài 09: ĐA DẠNG CỦA NGÀNH RUỘT KHOANG
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức:
 - Hs chỉ rõ được sự đa dạng của ngành ruột khoang được thể hiện ở cấu tạo cơ thể, lối sống, tổ chức cơ thể, di chuyển.
2. Kỹ năng: 
- Rèn kỹ năng quan sát so sánh, phân tích tổng hợp, kỹ năng hoạt động nhóm.
3. Thái độ:
- Giáo dục ý thức học tập, yêu thích bộ môn. 
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
1. GV: Tranh hình SGK
2. HS: Kẻ phiếu học tập vào vở.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Ổn định lớp.
- Kiểm tra sĩ số
2. KTBC.
H. Nêu đời sống và cấu tạo ngoài của thuỷ tức?
H. Vì sao nói thuỷ tức là động vật đa bào bậc thấp? Nêu cấu tạo trong của thuỷ tức? 
H. Nêu các hình thức sinh sản cuae thuỷ tức? Em có kết luận gì qua các hình thức sinh sản trên? 
Hs trả lời, Hs khác bổ sung. Gv nhận xét ghi điểm.
3. Bài mới.
Mở bài: như SGK.
HOẠT ĐỘNG 1: Đa dạng của ruột khoang
Mục tiêu: Hs chỉ rõ được sự đa dạng của ngành ruột khoang được thể hiện ở cấu tạo cơ thể, lối sống, tổ chức cơ thể, di chuyển.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
- Gv yêu cầu các nhóm nghiên cứu các thông tin trong bài, quan sát tranh hình trong SGK tr 33,34 
à trao đổi nhóm hoàn thành phiếu học tập. 
- Gv kẻ phiếu học tập lên bảng để học sinh chữa bài.
- Gv gọi đại diện của các nhóm ghi kết quả vào phiếu học tập.
- Gv thông báo kết quả đúng của các nhóm.
- Gv cho học sinh theo dõi phiếu kiến thức chuẩn
- Cá nhân theo dõi nội dung trong phiếu, tự nghiên cứu SGKà ghi nhớ kiến thức.
- Trao đổi nhóm, thống nhất câu trả lờià hoàn thành phiếu học tập. 
Yêu cầu nêu được:
+ Hình dạng đặc của từng đại diện.
+ Cấu tạo: Đặc điểm của tầng keo, khoang tiêu hóa.
+ Di chuyển có liên quan đến cơ thể 
+ Lối sống: đặc biệt là tập đoàn lớn như san hô.
- Đại diện các nhóm lên ghi kết quảvào từng nội dung của phiếu học tập.
à các nhóm khác theo dõi bổ sung.
- Hs các nhóm theo dõià tự sửa chữa nếu cần.
TT
 Đại diện 
Đặc điểm
Thủy tức
Sứa
Hải quỳ
San hô
1
Hình dạng
Trụ nhỏ
Hình cái dù
Trụ to, ngắn
Cành cây, khối lớn
2
Cấu tạo
- Vị trí miệng 
- Tầng keo 
Ở trên 
Mỏng
Ở dưới
dày
Ở trên
Dày,rải rác có các gai xương
Ở trên
Có gai xương đá vôi và chất sừng
- Khoang tiêu hóa
Rộng
Hẹp
Xuất hiện vách ngăn
Có nhiều ngăn thông với nhau giữa các cá thể.
3
Di chuyển
Kiểu sâu đo,lộn đầu
Bơi nhờ tế bào cơ có khả năng co bóp mạnh dù
Không di chuyển, có đế bám
Không di chuyển có đế bám
4
Lối sống
Cá thể
Cá thể
Tập trung 1 số cá thể
Tập đoàn nhiều cá thể liên kết
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
Gv hỏi: 
H. Sứa có cấu tạo phù hợp với lối sống bơi lội tự do như thế nào?
H. San hô và hải quỳ bắt mồi như thế nào?
- Nhóm tiếp tục thảo luậnà trả lời câu hỏi.
- Đại diện nhóm trả lời à các nhóm khác bổ sung.
IV. CỦNG CỐ:
- Gv cho Hs đọc kết luận trong SGK. 
- Gv sử dụng câu hỏi SGK tr 35.
Đ/a: H1: Sứa di chuyển bằng dù. Khi dù phồng lên, nước biển được hút vào. Khi dù cụp lại, nước biển bị ép mạnh thoát ra ở phía sau giúp sứa lao nhanh về phía trước. Như vậy, sứa di chuyển theo kiểu phản lực. Thức ăn cũng theo dòng nước mà hút vào lỗ miệng.
 H2: Sự mọc chồi của thủy tức và san hô hoàn toàn giống nhau chúng chỉ khác nhau ở chỗ: Ở thủy tức, khi trưởng thành, chồi tách ra để sống độc lập. Còn san hô, chồi cứ tiếp tục dính vào cơ thể bố mẹ để tạo thành các tập đoàn. 
H3: Người ta thường bẻ cành san hô ngâm vào nước vôi nhằm hủy hoại phần thịt của san hô. Để làm vật trang trí. Đó chính là bộ xương san hô bằng đá vôi. 
V. DẶN DÒ: Về nhà học bài, chuẩn bị bài mới: 
- Đọc và trả lời câu hỏi SGK.
- Đọc mục “Em có biết”.
- Tìm hiểu vai trò của ruột khoang./ Kẻ bảng trang 42 vào vở. 

Tài liệu đính kèm:

  • docBài 9. Đa dạng của ngành Ruột khoang - Nguyễn Thị Lan - Trường THCS Thanh Văn.doc