Tiết 90, Bài 13: Hỗn số. Số thập phân. Phần trăm - Dương Đức Thạch

I. MỤC TIÊU BÀI DẠY :

1. Kiến thức:

- HS hiểu được các khái niệm hỗn số, số thập phân, phần trăm.

2. Kỹ năng:

- Có kỹ năng viết phân số (có giá trị tuyệt đối lớn hơn 1) dưới dạng hỗn số và ngược lại; viết phân số dưới dạng số thập phân và ngược lại; biết sử dụng ký hiệu phần trăm.

- Rèn luyện kĩ năng tính chính xác và cẩn thận.

3. Thái độ:

 - Rèn luyện thái độ nghiêm túc, tích cực trong học tập.

II. CHUẨN BỊ CỦA THẦY VÀ TRÒ:

1. Giáo viên: bảng phụ, thước kẻ.

2. Học sinh: Sách vở, đồ dùng học tập, chuẩn bị bài.

 

docx 7 trang Người đăng giaoan Lượt xem 5648Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Tiết 90, Bài 13: Hỗn số. Số thập phân. Phần trăm - Dương Đức Thạch", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 30	Ngày sọan: 19/03/2015
Tiết: 90	Ngày dạy: 01/04/2015
§13 HỖN SỐ. SỐ THẬP PHÂN. PHẦN TRĂM
I. MỤC TIÊU BÀI DẠY :
1. Kiến thức:
- HS hiểu được các khái niệm hỗn số, số thập phân, phần trăm.
2. Kỹ năng:
- Có kỹ năng viết phân số (có giá trị tuyệt đối lớn hơn 1) dưới dạng hỗn số và ngược lại; viết phân số dưới dạng số thập phân và ngược lại; biết sử dụng ký hiệu phần trăm.
- Rèn luyện kĩ năng tính chính xác và cẩn thận.
3. Thái độ:
 - Rèn luyện thái độ nghiêm túc, tích cực trong học tập..
II. CHUẨN BỊ CỦA THẦY VÀ TRÒ:
1. Giáo viên: bảng phụ, thước kẻ.
2. Học sinh:	 Sách vở, đồ dùng học tập, chuẩn bị bài.
III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
1/ Kiểm tra bài cũ:
Câu hỏi
Đáp án – Biểu điểm
HS1: Tính: a) 
HS2: Tính: b) 
a) (9đ)
b)
 (9đ)
2/ Chuyển vào bài mới:
GV: Từ kết quả của HS2, em nào có thể viết phân số dưới dạng hỗn số?
HS: 
GV: Đây là kiến thức các em đã được học ở Tiểu học. Nhưng để viết một phân số âm (ví dụ ) dưới dạng hỗn số như thế nào? Hôm nay ta học bài: “Hỗn số - Số thập phân - Phần trăm” .
3/ Trình tự các hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung kiến thức
Hoạt động 1: Hỗn số 
GV: Trở lại bài trên. Em hãy cho biết để viết phân số dưới dạng hỗn số ta làm như thế nào?
 HS: Lấy tử chia cho mẫu, tức là lấy 7 chia cho 4 được thương là 1 và dư 3, ta được hỗn số 
1 là phần nguyên, là phần phân số.
GV: Khi nào một phân số viết được dưới dạng hỗn số?
HS: Khi tử số lớn hơn mẫu số (Hay phân số lớn hơn 1)
GV: Cho HS đọc đề bài và lên bảng trình bày ?1
GV: Ngược lại, với kiến thức đã học ở Tiểu học, em nào có thể viết hỗn số dưới dạng phân số? 
HS :
GV: Như vậy muốn viết một hỗn số dưới dạng phân số ta làm như thế nào??
HS: Trả lời. 
GV: y/c hs thực hiện ?2. 
2 HS lên bảng thực hiện
GV: Giới thiệu các số ... cũng gọi là hỗn số. Chúng lần lượt là số đối của các hỗn số 
GV: Em hãy tìm số đối của phân số và số đối của hỗn số ?
HS: Trả lời. 
GV: Ta đã biết cách viết phân số viết dưới dạng hỗn số.
Vấn đề đặt ra là: Làm thế nào để viết phân số dưới dạng hỗn số?
GV: Ta làm như sau:
Bước 1: Viết số đối của dưới dạng hỗn số.
Bước 2: Đặt dấu "-" trước kết quả nhận được.
GV: Giới thiệu: Đây chính là nộị dung của phần chú ý SGK.
- Yêu cầu HS đọc chú ý.
HS: Khi viết một phân số âm dưới dạng hỗn số, ta chỉ cần viết số đối của nó dưới dạng hỗn số rồi đặt dấu “ - “ trước kết quả nhận được.
Viết các phân số sau dưới dạng hỗn số:
GV: Cho HS hoạt động nhóm.
HS: 
Hoạt động 2: Số thập phân 
GV: Treo bảng phụ ghi câu hỏi.
 Em hãy viết các phân số: 
 thành các phân số có mẫu 
là lũy thừa của 10?
GV: Các phân số vừa viết được gọi là các phân số thập phân.
 Hỏi: Như vậy phân số như thế nào gọi là phân số thập phân?
HS: Đọc định nghĩa SGK.
GV: Em hãy biếu diễn các phân số:
 dưới dạng số thập phân? 
HS:
GV: Như vây để viết một phân số thập phân dưới dạng số thập phân ta làm như thế nào?
 HS: Lấy tử chia mẫu.
GV: Trình bày số thập phân 0,7 gồm hai phần, phần nguyên là 0 đứng bên trái dấu phẩy; phần thập phân là 7 đứng bên phải dấu phẩy.
GV: Tương tự, Em hãy cho biết phần nguyên và phần thập phân của các số thập phân -1,93 ; 0,087 ?
HS: Trả lời.
GV: Chỉ vào cách viết: . 
? Em có nhận xét gì về số chữ số ở phần thập phân và số chữ số 0 ở mẫu của phân số thập phân ở cách viết ?
HS: Trả lời.
GV: Vậy, em có nhận xét gì về số chữ số của phần thập phân với số chữ số 0 ở mẫu của phân số thập phân?
HS: Số chữ số của phần thập phân đúng bằng số chữ số 0 ở mẫu của phân số thập phân. (Tức là đúng bằng số mũ của 10 ở mẫu của phân số thập phân)
GV: Cho HS đọc phần in nghiêng tr 45 SGK.
HS: Đọc phần in nghiêng.
GV: Áp dụng nhận xét trên, em hãy đọc đề và làm ?3; ?4
- Cho HS hoạt động nhóm. 
- Cả lớp nhận xét bài làm ? 3 ; ? 4
Hoạt động 3: Phần trăm. 
GV: Treo bảng phụ ghi sẵn đề bài.
Cho các phân số: 
Hãy tìm các phân số có mẫu là 100?
HS: Các phân số có mẫu 100 là: 
GV: Giới thiệu: Những phân số có mẫu là 100 còn được viết dưới dạng phần trăm. 
Ký hiệu: %.
Ví dụ: 3% 
GV: Em hãy lên viết dưới dạng phần trăm ?
HS: 
GV: Cho HS hoạt động nhóm. Làm ? 5. 
GV: Gọi đại diện nhóm lên bảng trình bày.
- Cho cả lớp nhận xét, đánh giá, sửa sai (nếu có), ghi điểm.
1. Hỗn số: 
Ví dụ: Viết phân số sau dưới dạng hỗn số:
Phân nguyên
của 
PhÇn ph©n sè cña 
 ­ ­
- Đọc là: Một ba phần tư.
?1. 
 b/ 
* Ngược lại:
?2.
- Các số ... 
cũng gọi là hỗn số. Chúng lần lượt là số đối của các hỗn số .
* Chú ý:(SGK -45)
Ví dụ:
 Nên : 
 Nên: 
2. Số thập phân:
a) Phân số thập phân:
Ví dụ: ... 
Gọi là các phân số thập phân.
* Định nghĩa: Phân số thập phân là phân số mà mẫu là lũy thừ của 10
b) Số thập phân:
Ví dụ:
* Định nghĩa: Số thập phân gồm hai phần
- Phần số nguyên viết bên trái dấu phẩy;
- Phần thập phân viết bên phải dấu phẩy;
- Số chữ số của phần thập phân đúng bằng số chữ số 0 ở mẫu của phân số thập phân.
?3. Viết các phân số sau dưới dạng số thập phân: 
?4. Viết các số thập phân sau dưới dạng phân số thập phân:
 1,21 ; 0,07 ; 
 -2,013
3. Phần trăm: 
*Những phân số có mẫu là 100 còn được viết dưới dạng phần trăm. 
Ký hiệu: %
Ví dụ: 
 ; ; 9%
?5 Viết các số thập phân sau đây dưới dạng phân số thập phân và dưới dạng dùng ký hiệu %:
6,3 630%
0,34 34%
4. Củng cố - Luyện tập:
GV: Qua các kiến thức đã học ở trên em hãy trả lời câu hỏi ở đầu bài "Có đúng là: %"
HS: Đúng
- Cách viết một phân số âm dưới dạng hỗn số và ngược lại; 	
- Cách viết phân số dưới dạng số thập phân và ngược lại. Cách sử dụng ký hiệu % 
5. Hướng dẫn - Dặn dò:
– Học sinh về nhà học bài và làm các bài tập 94, 95, 96, trang 46 SGK
– Chuẩn bị bài “Luyện tập”.	
IV. RÚT KINH NGHIỆM.
	Biên Hòa, ngày 19 tháng 3 năm 2015
	Giáo sinh
	Dương Đức Thạch
Ngày duyệt
Nhận xét

Tài liệu đính kèm:

  • docxBài 13. Hỗn số. Số thập phân. Phần trăm - Dương Đức Thạch - Trường THCS Lê Quang Định.docx