Tìm hiểu nguồn gốc và ý nghĩa một số thành ngữ, tục ngữ Việt Nam

Ăn như phát tấu

Tấu là loại dao to bản, có cán dài, khoảng một mét, dùng để phát bờ rào. Dùng tấu để phát bờ rào thì nhanh, thẳng đều và có tiếng xoàn xoạt. Người nào ăn nhanh được gán cho thành ngữ này. (Tấu còn là một loạivũ khí dùng cho kị binh xưa. Loại này có cán dài bằng tầm cao của ngựa để vừa cưỡi ngựa vừa chiến đấu, ta gọi là mã tấu).

Ăn như mỏ khoét

Câu này thường dùng để chê người hay ăn quà vặt, ăn luôn mồm. Nhưng mỏ khoét là gì ? Có sách giải thích mỏ khoét (mỏ nhác) là cái mỏ khoan, khoét gỗ lem lém. Có người lại giải thích mỏ khoét là một loại chim, chuyên tìm các trái chin như ổi, chuối để khoét.

 

doc 31 trang Người đăng trung218 Lượt xem 2420Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Tìm hiểu nguồn gốc và ý nghĩa một số thành ngữ, tục ngữ Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g lá cà là gì ? Có người giải thích : Ngày Xưa, trong chiếc áo của ta có dùng nhiều từ lá. Lá sen là bộ phận đệm phía trong vai áo để mặc được bền. Miếng vải này hình giống lá sen. Lá xoài là một miếng vải đệm bông, lòng vào cổ và tỏa ra hai vai. Phu khiêng kiệu, khiêng cáng thường phải có lá xoài để đỡ đau vai và đỡ rách áo. Lá cà là một bộ phận trong áo võ quan. Loại này có hồng tâm bằng đồng đẻ che ngực và một mảnh lá cà để che bụng và hạ bộ. Mảnh này giống hình chiếc lá cà. Trong quần áo hát hội, các nghệ nhân gọi nó là lá cà. Đánh giáp lá cà là mặt đối mặt, các lá cà của hai tướng sát vào nhau.
Đánh trống lảng
Trong lễ tế thần, khi tiến rượu, các tế viên (ông mạnh, ông bồi) phải đi khoan thai, từng bước một, theo điệu nhạc và nhịp trống từ ngoài sân vào trong cung. Khi ở trong cung trở ra, các tế viên phải bước rất nhanh theo nhịp trống dồn nhập gọi là trống lảng (tiếng giục để lảng ra cho nhanh). Sau này, thành ngữ đánh trống lảng được dùng với nghĩa : một người nào đó đang nghe chuyện này thì nói lảng ra chuyện khác, hoặc lảng ra chỗ khác để tránh điều bất lợi cho mình.
Đánh trống lấp
Trong lễ tế thần, khi đọc văn tế, vì kiêng tên húy của thần nên người đọc văn chỉ đọc lẩm nhẩm trong miệng. Tuy vậy, vẫn sợ người ngoài biết tên húy nên khi đọc đến tên và chức tước của thần, người đánh trống còn điểm mấy tiếng trống để làm lấp tiếng người đọc. Đánh trống lúc đó gọi là trống lấp. Ngày nay, thành ngữ này thường dùng để chỉ việc kể lể lôi thôi nhằm lấp liếm câu chuyện chính hoặc che đậy lỗi lầm của mình.
Đánh trống qua cửa nhà sấm
Đây là một thành ngữ bắt nguồn từ điển tích Trung Quốc với nghĩa là : người kém tài chớ qua cửa người giỏi, gần giống thành ngữ “Đừng thi bơi với giải’ (giải là một loài bò sát lớn thường sống ở đầm nước, bơi rất nhanh). Theo điển tích xưa, Ngô Phù Sai đóng đô ở Cô Tô, xây thành có đặt tên cửa là Xà môn (cửa Rắn) để trấn áp nước Việt. Người Việt làm cửa Lôi môn (cửa Sấm) để chống lại. Hễ đánh trống lớn ở cửa Lôi môn thì cửa Xà môn lập tức mở ra để dò xem động tĩnh.
Đèo heo hút gió
Thành ngữ này dùng để chỉ nơi hoang vắng (đi vào nơi đèo heo hút gió). Sinh thời, nhà văn Nguyễn Công Hoan đã giải thích cho tôi như sau :
Chính là “đèo Neo hút gió” bị nói chệch đi. Ngày trước, đường quốc lộ đi từ Thăng Long lên ải Nam quan phải đi qua đèo Neo (một cái đèo ở gần thị xã Bắc Giang bây giờ). Tiễn những người đi sứ sang Trung Quốc, bạn bè dù thân thiết cũng chỉ đi tiễn đến đèo Neo, đặt rượu tiễn hành rồi quay về. Người đi sứ phải đi vào đoạn đường rừng hoang vắng để lên cửa ải.
Cũng nhân từ đèo Neo (một danh từ riêng) nhà văn Nguyễn Công Hoan còn nói : Lưu Đồn trong bài ca dao : “Ba năm trấn thủ Lưu Đồn” cũng là một danh từ riêng. Thời Trịnh – Nguyễn phân tranh, chúa Trịnh cho đóng một đồn binh lớn ở phía bắc sông Gianh để canh phòng. Lưu Đồn là một địa danh nay thuộc tỉnh Quảng bình.
Đi một ngày đàng, học một sàng khôn
Câu tục ngữ này khuyên ta nên tìm học trong thực tế cuộc sống. Lời khuyên này rất quý và sâu sắc.
Ngày là nói về thời gian, đàng (đường) là nói về không gian . Ngày đàng kết hợp tạo nên một nghĩa bao quát là đi vào cuộc sống để học hỏi những tri thức của cuộc sống để nâng cao, mở rộng tầm nhìn, tầm hiểu biết của bản thân mình.
Tại sao lại nói một sàng khôn, mà không nói một thúng khôn, một bị khôn. Nếu suy nghĩ đơn giản thì sàng vần với đàng. Nhưng phải hiểu sàng là gì ? Sàng là một dụng cụ đan bằng tre, hình tròn như cái mâm, nông và thưa. Ở nông thôn, nhà nào cũng có sàng để khi xay thóc xong, dùng sàng để làm sạch trấu và cám, chỉ giữ lại gạo.
Vì vậy, đi trong cuộc sống, không phải thấy điều gì cũng học vì có điều hay điều dở. Chúng ta phải sàng lọc, chỉ học điều hay, điều khôn mà thôi.
Đổi thay nhạn yến
Thành ngữ này để chỉ thời gian một năm. Về mùa đông, chim nhạn (tức hồng nhạn) thường di cư về phía nam để tránh rét (hồng nhạn còn gọi là chim sếu). Về mùa xuân, chim yến (én) bay về. Thành ngữ này giống thành ngữ đông qua xuân tới.
Đổi thay nhạn yến đã hòng đầy niên.
(Truyện Kiều)
Đồng không mông quạnh
Thành ngữ này được dùng để chỉ một nơi trống trải, vắng lặng gây cho ta cảm giác cô đơn (không là trống trải, quạnh là vắng vẻ).
Trong thành ngữ trên, đồng là danh từ (cánh đồng) thì mông cũng là danh từ mới đối xứng theo cách kết cấu phổ biến của thành ngữ. Tiếng Việt cổ, mông là một bãi trống. (ở vùng nghệ tĩnh còn giữ từ này trong phương ngữ).
Đố ai gánh đá vá trời, đan gàu tát biển, ghẹo người cung trăng
Câu này có 3 thành ngữ : gánh đá vá trời, đan gàu tát biển, ghẹo người cung trăng. 3 thành ngữ này đều nói những điều không thể làm được. Không ai gánh đá vá trời được như nhân vật Nữ Oa trong thần thoại Trung Quốc. (Thuở sơ khai), bầu trời còn thủng lỗ chỗ, bà Nữ Oa đã luyện đá ngũ sắc vá lại bầu trời. (Trích theo sách của Hoài Nam Tử). Nhiều như nước biển mà dùng gàu để tát thì tát sao cạn. Người cung Trăng chỉ Hằng Nga thì sao mà ghẹo được.
Các thành ngữ này khuyên ta đừng có làm điều viển vông, không tưởng. Muốn thành công ở đời cần có óc thực tế.
Đơn thương độc mã
Thương là ngọn giáo, mã là ngựa. Thành ngữ này nghĩa gốc là một giáo một ngựa dùng để chỉ sự đơn độc, lẻ loi trong khi chiến đấu với khó khăn nguy hiểm, không có sự hỗ trợ của người khác.
Đơm đó ngọn tre
Đó là đồ dùng đánh cá hình thon dài, miệng có hom, cá chui vào nhưng không chui ra được. Đơm đó phải đơm chỗ có nước chảy. Đơm đó ở ngọn tre thì làm gì có cá.
Câu này chế giễu người nào mong đợi những điều viển vông.
Đứng mũi chịu sào
Khi con thuyền vượt qua ghềnh thác, người đứng ở mũi thuyền, cầm sào chèo chống có vai trò quan trọng và phải chịu gian khổ nguy hiểm.
Từ nghĩa này, thành ngữ đứng mũi chịu sào chỉ công việc quan trọng, gánh vác nhiệm vụ nặng nề, đương đầu với gian khổ vì lợi ích chung.
Ca dao có câu :
Đôi ta lên thác xuống ghềnh
Em ra đứng mũi cho anh chịu sào.
(phải hiểu là vợ và chồng cùng đứng mũi chịu sào, cùng chung gian khổ, cùng đồng tâm hiệp lực để vượt khó khăn, không nên hiểu là chồng trút khó khăn cho vợ).
Đường vòng hay tối, nói dối hay cùng
Đi đường vòng thì xa có khi trời tối mà chưa đến nơi. Nói dối thường gặp chỗ cùng, bế tắc không dối ai được nữa.
Câu này khuyên ta nên đi đường thẳng, không đi ngang về tắt ý khuyên làm những việc quang minh và nói lời ngay thật.
Phần 5.
Gái thương chồng đương đông buổi chợ
Trai thương vợ nắng quái chiều hôm
Câu tục ngữ này có rất nhiều cách giải thích. Sở dĩ có nhiều cách hiểu vì cụm từ “đương đông buổi chợ” và “nắng quái chiều hôm” được hiểu với nghĩa khác nhau. Dưới đây xin nêu một vài cách hiểu đó :
1. Hiểu đây là lời khuyên, không phê phán ai cả
“Đương đông buổi chợ” được hiểu là thời son trẻ duyên dáng của người phụ nữ, có nhiều chàng trai để ý đến.
Tình thương chồng được thể hiện rõ khi cô ta còn nhan sắc, nhiều người để ý nhưng vẫn một mực chung thủy với chồng. “Nắng quái chiều hôm” được hiểu là thời người con gái đã xế chiều, nhan sắc tàn phai và khuyên chồng nên chung thủy cả khi vợ đã luống tuổi.
2. Hiểu câu này chỉ mức độ tình yêu giữa nam và nữ một cách khách quan, không phê phán ai cả
Hiểu tình yêu của người phụ nữ đầy đặn, mặn mà như buổi chợ đương đông còn tình yêu của nam giới thì bồng bột, rực rỡ nhưng mau tàn như nắng quái chiều hôm.
3. Hiểu câu này theo cách phê phán
Tình yêu của người phụ nữ đậm đà bền chặt như buổi sáng lúc đương đông buổi chợ.
Tình yêu của nam giới chỉ thoáng qua, mau tắt ngấm như buổi chiều, lúc nắng quái chiều hôm.
Cho đến nay nhứng cách hiểu khác nhau vẫn tồn tại và chắc còn nhiều cách hiểu khác. Chúng ta chưa có cơ sở để lựa chọn và khẳng định.
Gần nhà giàu đau răng ăn cốm
Gần kẻ trộm ốm lưng chịu đòn
Nhân dân ta rất coi trọng láng giếng “Bán an hem xa mua láng giềng gần”. Nhưng hai loại láng giềng “nhà giàu” và “kẻ trộm” thì lại khổ cho láng giềng. Câu này được hiểu là “Gần nha giàu khổ như đau răng lại nhai cốm, gần kẻ trộm khổ như đang ốm lại phải đánh đòn”. Vì sao vậy ? Láng giềng giàu thường ít thích giao tiếp với hàng xóm nghèo nên khi tối lửa tắt đèn ít nhờ vả được nhau. Gần kẻ trộm thì dễ mất trộm hoặc có khi bị đòn oan. Câu này khuyên ta nên chọn láng giềng mà ở. (Cũng có người giải thích là gần nhà giàu thì được ăn nhiều đến mức đau cả răng. Giải thích cách này không hợp lô gích).
Già kén kẹn hom
Trong các sách thành ngữ đều giải thích : Tình duyên lỡ làng vì quá kén chọn.
Trong cuốn tục ngữ lược giải của Lê Văn Hòe giải thích như sau :
Già kén là kén kĩ quá, kén nhiều quá.
Kẹn hom là giơ xương ra, ý nói già yếu gầy guộc, giơ xương.
Câu này ý nói : kén chọn kỹ quá thì người già mất.
Giải nghĩa như trên không có gì sai. Nhưng câu này gốc là “Già kén kẹn hom” và chỉ thấy trong từ điển của Gensibrel (1893) ghi là chẹn và dịch tiếng Pháp là serer (tức xương hom bị chẹn lại). Câu này có nghĩa là già kén (kén chồng) thì lấy chồng muộn (vãn hôn) và dễ mắc bệnh chẹn hom. Một số thầy thuốc có nói bệnh chẹn hom là bênh khi sinh nở lần đầu, xương hom – không giãn nở to, khó sinh và dễ chết cả mẹ lẫn con. Vì vậy, ngày trước có bài thuốc chữa bệnh chẹn hom để làm cho dây chằng dễ giãn khi đẻ. Nếu hiểu như vậy thì câu thành ngữ này khuyên phụ nữ đừng kén chọn quá dễ nguy hiểm đến tính mệnh.
Câu thành ngữ này cũng còn có cách giải thích khách như : Kén là kén tằm (danh từ) nếu để kén đã bị bướm cắn thủng (già kén) thì khó kéo tơ. Cách giải thích này rất xa với nghĩa ta thường hiểu.
Giấy rách phải giữ lấy lề
Sách chữ nho ngày trước thường phải đóng lề ở gáy để kết chặt các tờ thành quyển. Khi viết, ở phần lề được để trắng, rông độ 3 centimet theo chiều dọc. Trong quyển sách, lề là phần gốc, nếu lề bị hỏng thì toàn quyển sách sẽ bung ra hết. Dù giấy có rách, phần gốc vẫn cần bảo tồn.
Câu thành ngữ này khuyên ta nên giữ vững truyền thống, nề nếp của gia đình. Lề từ nghĩa đen đã được mở rộng để chỉ những phong tục tốt đẹp trong câu “Đát có lề, quê có thói”.
Gió táp mưa sa
Thành ngữ này có 2 nghĩa : nghĩa hẹp chỉ sự vất vả ở đời. Nhưng trong văn học, gió táp mưa sa lại dùng để chỉ người có tài làm câu thơ, tứ thơ đều nhanh như gió mưa do câu Phong vũ thôi thi tứ (tứ thơ đẩy đến ào ạt như gió mưa).
Tay tiên gió táp mưa sa
Khoảng trên dừng bút thảo và bốn câu.
(Truyện Kiều)
Gương vỡ lại lành
Thành ngữ này nói ý hàn gắn, đoàn tụ, sự thay đổi từ xấu thành tốt trong đời sống.
Điển tích xưa chép câu chuyện như sau : Từ Đức Ngôn yêu công chúa Nhạc Xương nhưng vì loạn lạc, hai người phải xa nhau. Họ bẻ đôi chiếc gương, mỗi người giữ một nửa. Về sau, Đức Ngôn lên kinh đô, thấy có người bán mảnh gương vỡ. Nhờ manh mối đó, Đức ngôn đã tìm được người yêu, hai mảnh chắp lại thành gương cũ.
Bây giờ gương vỡ lại lành
Khôn thiêng lừa lọc đã đành có nơi.
(Truyện Kiều)
Đời ta gương vỡ lại lành
Cây khô cây lại đâm cành nở hoa.
(Tố Hữu)
Phần 6.
Học ăn, học nói, học gói, học mở
Đây là câu thành ngữ khuyên mọi người phải học cách đối xử ở đời để trở nên người có văn hóa.
Ăn cũng phải học ăn như “Ăn trông nồi ngồi trông hướng”. Đối với trẻ, khi ăn không nên khua bát khua đũa. Nhiều trẻ khi nhai cứ nhồm nhoàm hoặc tạo ra tiếng chồm chộp vì nhai hai hàm một lúc, hàm trên bập xuống hàm dưới tạo thành tiếng kêu. Cần tập cho trẻ chỉ dùng một hàm khi nhai.
Nói cũng phải học để biết cách xưng hô nói năng lễ phép, lịch sự. “Lời nói chẳng mất tiền mua, lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”. Ngày nay, ta thường gặp nhiều cô cậu ăn mặc diện nhưng nói rất tục. Chỉ nghe qua lời nói ta đã biết là loại vô văn hóa. Học gói học mở theo phép lịch sự ở đất kinh kì cũng rất khó. Ở đất Hà Nội xưa, một số gia đình giàu sang thường gói nước chấm vào lá chuối xanh đặt vào cái chén xinh bày lên mâm cỗ. Người gói phải khéo tay mới gói được và người ngồi, ăn cũng phải biết cách mở để khỏi bật tung nước chấm ra mâm
Ngày nay, gói bánh trưng đã mấy người biết gói cho đẹp để bánh cao thành sắc cạnh và mở bánh (bóc bánh) chưng cũng phải học mới khéo được.
Có người còn hiểu rộng câu trên, cho rằng mở và gói khó nhất la khi làm văn :
Văn hay chẳng lọ là dài
Mới đọc mở bài đã biết văn hay.
Còn gói bài văn (kêt luận) thế nào để người đọc còn thấy dư âm và gây ấn tượng sâu không phải dễ.
Kẻ ăn rươi, người chịu bão
Hằng năm, cứ khoảng thánh chin âm lịch, các ruộng nước chua mặn ở miền biển có giống rươi nổi lên. Người ta hớt rươi về làm thức ăn (chả rươi, mắm rươi). Nhưng mùa này cũng hay có báo làm thiệt hại. (cũng có người giải thích, mùa này trở trời nên dễ đau lưng đau bão). Câu này nói lên sự không công bằng : kẻ được ăn, người chịu vạ lây.
Kẻ tám lạng, người nửa cân
Cân và lạng ở đây là loại cân cũ của ta. Một cân có 16 lạng (tương đương 605 gam) và một lạng bằng một phần mười sấu cân tương đương với 37,8 gam. Vì vậy nếu cân bằng cân ta thì nửa cân là tám lạng, tám lạng là nửa cân.
Thành ngữ này trong tiếng Việt thường chỉ sự so sánh tương đương lực lượng giữa hai phe, hai đấu thủ trong cuộc đọ sức thì bằng nhau, không ai kém ai.
Kết cỏ ngậm vành
Thành ngữ này chỉ sự báo đền công ơn :
Dám nhờ cốt nhục tử sinh
Còn nhiều kết cỏ ngậm vành về sau
(Truyện Kiều)
Đây là hai điển tích xưa của Trung Quốc.
- Ông Ngụy thù đời Tần có nhiều vợ lẽ đẹp. Theo phong tục nước Tần, hễ chồng chết thì vợ lẽ phải chon theo chồng. Nhưng Ngụy Khảo, con trai của Ngụy Thù có lòng nhân đạo nên không theo tục lệ đó. Sau Ngụy Khảo nên làm tướng nước Tần, đánh nhau với nước Tấn. Bên Tấn có tướng Đỗ Hồi rất giỏi. Hôm đó, đang đánh nhau thì ngựa của Đỗ Hồi bị vướng cỏ, Đõ Hồi ngã ngựa và bị Ngụy Khảo giết. Đêm hôm ấy, Ngụy Khảo nằm mơ thấy bố người vợ lẽ đến tạ ơn và nói : “Tôi cám ơn ông không chôn sống con tôi, nên tôi đã kết cỏ làm cho Đỗ Hồi ngã ngựa”.
- Dương Bá đời Hán,lúc 9 tuổi bắt được con chim sẻ bị thương. Bá chăm sóc chim cho khỏe rồi thả ra. Sau chim đó ngậm bốn vành ngọc trắng đem đến tạ ơn.
Phần 7.
Lá lành đùm lá rách
Câu tục ngữ có hai vế đối lập lá lành, lá rách. Lá lành hàm chỉ người có đời sống khá, sung túc. Lá rách hàm chỉ người nghèo khổ. Từ lá vàđùm cũng gợi ý về vật chất vì trong đời sống hàng ngày người ta đùm cơm, đùm bánh, đùm xôi thường dùng lá. Từ đùm cũng gợi ý đùm bọc, che chở, giúp đỡ. Câu thành ngữ này khuyên ta phải cưu mang, giúp đỡ lẫn nhau trong đời sống hàng ngày cũng như lúc hoạn nạn. Câu này cũng nói lên đạo lý tốt đẹp của ông cha ta.
Lật đật như sa vật ống vải
Câu này thường bị nói sai “lật đật như ma vật ông vải”. Nghĩa câu này hàm ý chê trách việc vội vàng, hấp tấp. Khi kéo sợi vải, ta dùng cái sa để quay, con cúi sa bằng bông sẽ dùng mũi quay để kéo thành sợi. Ở mũi quay có ống vải để cuốn sợi. Mũi quay thường làm cho ống vải rung lật đật.
Lệnh ông không bằng cồng bà
Lệnh và cồng là hai dụng cụ bằng đồng dùng để báo hiệu. Có người nói câu này xuất hiện từ thời Bà Triệu khởi nghĩa. Ông Triệu Quốc Đạt là anh nhưng không được mọi người tin yêu bằng bà Triệu Thị Trinh. Mỗi khi nghe tiếng cồng của Bà Triệu thì binh sĩ ở mọi nơi đều tập hợp ở dưới cờ.
Ngày nay, câu này được dùng với ý : vợ có quyền to hơn chồng trong một gia đình nào đó
May xống phải phòng khi cả dạ
Câu này khuyên ta phải nhìn xa trông rộng, tính trước mọi việc. Xống là váy. Người phụ nữ khi may váy phải tính toán để khi có thai, bụng to (cả dạ) vẫn mặc được.
Mỏng mày hay hạt
Thành ngữ này thường dùng để chỉ người phụ nữ có khuôn mặt nhẹ nhõm xinh xắn, dáng người thon thả thắt đáy lưng ong.
Mày và hạt xuất phát từ việc chọn giống của nhà nông. Mày là cái vảy dính ở gốc hạt lúa, hạt ngô. Hễ mỏng mày là hạt chắc, nếu dùng làm hạt giống rất tốt. Từ đó người phụ nữ mỏng mày hay hạt cũng hứa hẹn tương lai sẽ phát triển nòi giống tốt, ngoài các đức tính khác như đảm đang, tháo vát.
Tục ngữ còn có câu :
Khô chân gân mặt đắt mấy cũng mua
Phành phạch quạt mo cho không ai lấy, hoặc câu : Mặt nạc, đóm dày, mo nang trôi sấp chó cụt đuôi. (Mặt nạc là mặt lắm thịt, chứng tỏ người không khôn ngoan), và câu :
Những người béo trục béo tròn,
Ăn vụng như chớp đánh con cả ngày.
(Béo trục béo tròn đối lập với thắt đáy lưng ong).
Một đồng một cốt
Để hành nghề mê tín dị đoan, các ông đồng bà cốt thường gọi hồn, bắt ma, làm lễ giải hạn để kiếm tiền thiên hạ. Họ dùng nhiều mưu mẹo để lừa dối. Thành ngữ này để chỉ bọn người chuyên dối trá lừa đảo :
Đà đao lặp sẵn chước dùng
Lạ gì một cốt một đồng xưa nay
(Truyện Kiều)
Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ
Câu này nói lên mối tương quan giữa cá thể và cộng đồng. Để khuyên bảo về đạo lí, ông cha ta thường mượn vật để nói người như : “gà cùng một mẹ chớ hoài đá nhau”. “Một con ngựa đau” nói lên một cá thể bị hoạn nạn. Cả tàu bỏ cỏ nói lên sự thông cảm chia sẻ của đồng loại, tât cả các con ngựa trong chuồng đều không ăn cỏ vì thương cảm.
Ở đây không nói lên sự giúp đỡ mà nói về tình cảm. Hiểu rộng ra, cả tàu còn nói cả làng, cả nước phải thương yêu đùm bọc lấy nhau ; cùng đồng cam cộng khổ, chia ngọt xẻ bùi.
Muôn chung nghìn tứ
Chung là cái hộc, đơn vị dùng để đong thóc ngày xưa. Tứ là cỗ xe có bốn ngựa kéo. Câu này chỉ bậc vương hầu khanh tướng, ăn lộc đến nghìn chung thóc, trong nhà có hàng nghìn cỗ xe ngựa.
Một lời đã biết đến ta
Muôn chung nghìn tứ cũng là có nhau
(Truyện Kiều)
Phần 8.
Nằm gai nếm mật
Câu này nói lên sự chịu đựng vất vả gian khổ để mưu việc lớn. Thời Xuân Thu ở Trung Quốc, Câu Tiễn là vua nước Việt bị Phù Sai là vua nước Ngô bắt làm tù binh, phải chịu mọi điều khổ nhục. Khi được thả về, Câu Tiễn thường nằm trên đệm gai, không ăn cao lương mĩ vị mà thường lấy tăm nhúng vào mật đắng để luôn nhắc nhở mình không quên mối thù xưa. Sau hai mươi năm chuẩn bị lực lượng, Câu Tiễn đã phục thù, đánh bại được Ngô Phù Sai.
Năm thì mười họa
Trong tiếng Việt, thì còn đọc là thời (có nghĩa là lúc, thủa). Ví dụ : thời son trẻ, đương thì con gái, tứ thời, thời gian, thời tiết. Còn họa là từ thuần Việt có nghĩa là ít có, có chăng.
Ví dụ :
- Sắc đành đòi một, tài đành họa hai (Truyện Kiều)
- Vào sinh ra tử họa là thấy nhau (Truyện Kiều).
(Đừng lầm với họa từ Hán. Họa là vẽ (họa sĩ), họa là đáp lại (họa vần thơ), họa là tai vạ rủi ro (họa vô đơn chí)).
Thành ngữ năm thì mười họa có nghĩa là thỉnh thoảng, họa hoằn mới có :
Năm thì mười học hay chăng chớ
Một tháng đôi lần có cũng không.
(Hồ Xuân Hương)
Ngựa quen đường cũ
Thành ngữ này vốn gốc ở thành ngữ Hán “Lõa mã thức đồ”. Do đâu có thành ngữ này ? Chuyện Xưa kể rằng : Tề Hoàn Công đi đánh nước Cô Trúc. Lúc cất quân đi là mùa Xuân, lúc trở về đã là mùa đông, băng tuyết phủ đầy nên lạc đường. Quản trọng bèn tâu :
- Thưa bệ hạ, trí nhớ của ngựa già rất tốt. Xin để con ngựa già đi trước dẫn đường. Quả nhiên, ngựa đã tìm được đường về.
Trước kia, thành ngữ này được hiểu theo nghĩa : người có kinh nghiệm thường rất thành thuộc sự việc.
Ngày nay, thành ngữ này mang nghĩa xấu dùng để chỉ những người không chịu rời bỏ thói hư tật xấu.
Nguồn đục thì dòng không trong, gốc cong thì cây không thẳng
Câu này vừa mang nghĩa đen, vừa mang nghĩa bóng. Nghĩa đen thì ai cũng hiểu. Nguồn nước có trong thì dòng nước mới trong, gốc cây có thẳng thì cây mới vươn thẳng lên được.
Nhưng nghĩa bóng mới là nghĩa có tác dụng giáo dục mọi người. Trong một gia đình, bố mẹ phải làm gương tốt cho con cái. Nếu bố mẹ làm điều bậy (nguồn đục, gốc cong) thì con sẽ bị nhiễm thói xấu. Có một câu ca dao đầy chất châm biếm :
Con ơi nghe lấy lời cha
Một đêm ăn trộm bằng ba năm làm.
Bố xấu như vậy thì con cũng sẽ thành trộm cắp. Trong gia đình, bố mẹ cần sống tốt để làm gương cho con cái.
Nhất xương, nhì da, thứ ba dạc lò
Đây là thành ngữ chỉ nghề làm gốm sứ. Muốn có sản phẩm tốt phải chú ý ba yếu tố : xương, da, dạc lò. Xương là chất đất để nặn ra sản phẩm, da là chất men dùng tráng mặt ngoài của sản phẩm (có vài chục chất men để tạo màu sắc khác nhau), dạc lò là độ nóng của lửa nung. Cũng có người giải thích dạc lò là hình dáng lò nung. Lò nung phải xây đúng cách để khi nung, độ nóng tỏa đều khắp thì sản phẩm mới đẹp.
Nhũn như chi chi
Thành ngữ này thường được dùng để chỉ thái độ nhún nhường sợ sệt hoặc bị lép vế trước kẻ khác. Chi chi là trrn một loài cá nhỏ, thân rất mềm. Con chi chi bị vớt lên khỏi mặt nước thì chỉ một giờ sau đã nhũn, thân bị bấy ra. Chi chi dùng làm mắm rất tốt vì mau ngấu. Nhũn từ nghĩa đen (nát bấy ra) đã được dùng với nghĩa nhũn nhặn để chỉ thái độ con người.
Nổi cơn tam bành
Nghĩa của thành ngữ này là nổi giận lên mà làm điều ác :
Mụ nghe nàng mới hay tình
Bây giờ mới nổi tam bành mụ lên.
(Truyện Kiều)
Theo thuyết của Đạo gia, trong con người có ba vị ác thần là Bành Kiều, Bành Cứ, Bành Chất. Ba vị này thường xui ta làm điều ác.
Nghèo rớt mùng tơi
Khi ta nấu canh mùng tơi, trong lá mùng tơi có nhiều rớt (nhớt) nên khi múc canh vào bát, môi canh bị trơn tuột, không dính tí gì. Nghèo rớt mùng tơi là nghèo xơ nghèo xác không có chút của cải gì.
Thành ngữ này cũng còn một cách giải thích khác. Mùng tơi là phần trên của chiếc áo tơi (phần dày nhất và khâu kĩ nhất). Áo tơi thường làm bằng lá cọ hoặc lá đót. Khi áo tơi rách thì mùng tơi vẫn còn, dùng cho đến khi rớt (rơi) hết mùng tơi vẫn không có tiền mua áo khác, chứng tỏ nghèo lắm.
Nói nhăng nói cuội
Nói nhăng nói cuội là nói vu vơ, hão huyền cũng như thành ngữ nói hươu nói vượn.
Nhăng là từ cổ có nghĩa là băng nhăng qua quýt
Cuội là một nhân vật trong truyện kể dân gian, nổi tiếng nói dối (nói dối như cuội).
Cũng có người cho rằng thành ngữ này là “nói giăng nói cuội” (Giăng là mặt trăng, chỉ ý xa vời, không thực tế). Dù hiểu cách nào thì nghĩa cũng giống nhau.
Nồi da nấu thịt
Những người đi săn thú muốn làm thịt ăn ngay ở giữa rừng nhưng không có nồi. Họ thường lột da con thú căng ra làm nồi để nấu thịt con thú ấy. Câu này nói ý cùng ruột rà máu mủ mà làm hại lấn nhau, giống câu vỏ đậu nấu đậu
Nợ như chúa chổm
Chúa Chổm chính tên là Lê Ninh. Thời nhà Mạc cướp ngôi nhà Lê, là hoàng tử nhưng ông rất khéo. Tuy vậy, các quán ăn ở kinh đô, nếu được ông mở hàng thì rất đắt khách. Vì vậy, nhiều quán mời ông ăn chịu và ghi nợ. Khi được lên làm vua, (tức vua Lê Trang Tông) các chủ quán đến đòi nợ. Vua ra lệnh mở kho để trả nợ nhưng trả nhiều lần chưa hết vì có kẻ đòi nợ khống. (Theo truyền thuyết, khi vua đi dạo, hễ đi vào phố Cấm Chỉ thì không ai được theo đòi nợ nữa) (phố Cấm Chỉ ở đầu

Tài liệu đính kèm:

  • docTiem_hieu_tieng_Viet.doc