I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức
- Biết một số hoạt động phụ thuộc vào điều kiện, tính đúng hoặc sai của các điều kiện, điều kiện và các phép so sánh.
2. Kỹ Năng
- Rèn luyện kĩ năng bước đầu viết được câu lệnh điều kiện trong Pascal.
3. Thái độ
- Học tập nghiêm túc, tập trung cao độ trong giờ học, rèn luyện tư duy logic, yêu thích môn học.
4. Năng lực hướng tới
- Năng lực CNTT: Sử dụng thành thạo phần mềm Pascal để lập trình các bài toán
- Năng lực tính toán: Sử dụng các câu lệnh 1 cách hợp lí để giải quyết các bài toán từ đơn giản đến phức tạp
TÊN CHUYÊN ĐỀ: Sử dụng câu lệnh điều kiện(Thời lượng: Từ tiết 25 đến tiết 28) I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức - Biết một số hoạt động phụ thuộc vào điều kiện, tính đúng hoặc sai của các điều kiện, điều kiện và các phép so sánh. 2. Kỹ Năng - Rèn luyện kĩ năng bước đầu viết được câu lệnh điều kiện trong Pascal. 3. Thái độ - Học tập nghiêm túc, tập trung cao độ trong giờ học, rèn luyện tư duy logic, yêu thích môn học. 4. Năng lực hướng tới - Năng lực CNTT: Sử dụng thành thạo phần mềm Pascal để lập trình các bài toán - Năng lực tính toán: Sử dụng các câu lệnh 1 cách hợp lí để giải quyết các bài toán từ đơn giản đến phức tạp II. HÌNH THỨC, PHƯƠNG PHÁP, KỸ THUẬT DẠY HỌC: 1. Hình thức: Thuyết trình 2. Phương pháp, Kỹ thuật dạy học Phân tích, vấn đáp, minh họa, kết hợp các phương pháp giảng dạy. III. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH: 1. Giáo viên Giáo án, GA điện tử, SGK, SGV, máy tính điện tử, các phương tiện dạy học. Một số câu hỏi. 2. Học sinh - Học bài cũ, nghiên cứu bài mới trước khi đến lớp, sách giáo khoa, vở viết. IV. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY: 1. Ổn định tổ chức: Lớp Tiết Ngày dạy Sĩ số Ghi chú 8A 25 HĐ1, HĐ2 (ND1,2) 26 8B 27 HĐ1, HĐ2 (ND1) 28 2. Kiểm tra Câu hỏi: Cho hai số thực a và b. Hãy cho biết kết quả so sánh hai số đó dưới dạng “a lơn hơn b”, “a nhỏ hơn b” hoặc “a bằng b”. Hãy viết thuật toán để thực hiện bài toán đó? 3. Bài mới: HĐ1. Hoạt động khởi động: Bước 1: Câu hỏi: Trong cuộc sống hàng ngày em thực hiện các công việc cá nhân theo tuần tự như thế nào? Bước2: Trả lời: Thực hiện theo tuần tự hoặc theo kế hoạch nhất định Bước3: Thảo luận về các công việc thường ngày theo nhóm. Bước4: GV đánh giá từng nhóm và nhận xét. HĐ2. Hoạt động hình thành kiến thức: *Nội dung 1: Hoạt động phụ thuộc vào điều kiện - GV: Cho ví dụ về một hoạt động phụ thuộc điều kiện ? - HS trả lời: + Nếu chiều nay trời không mưa, em sẽ đi chơi bóng. + Nếu em bị ốm, em sẽ nghỉ học . - GV: Từ “nếu” trong các câu trên được dùng để chỉ một “điều kiện” và các hoạt động tiếp theo sau sẽ phụ thuộc vào điều kiện đó. - HS chú ý lắng nghe => ghi nhớ kiến thức. - GV: Nêu các điều kiện và các hoạt động phụ thuộc điều kiện trong các ví dụ trên? - HS trả lời: + Các điều kiện: chiều nay trời không mưa, em bị ốm. + Các hoạt động phụ thuộc điều kiện: em sẽ đi chơi bóng, em sẽ nghỉ học. - Có những hoạt động chỉ được thực hiện khi một điều kiện cụ thể được xảy ra. - GV nhận xét và đánh giá các kết quả của học sinh. * Nội dung 2: . Tính đúng hoặc sai của các điều kiện Chuyển giao nhiệm vụ học tập: GV: Mỗi điều kiện nói trên được mô tả dưới dạng một phát biểu. Hoạt động tiếp theo phụ thuộc vào kết quả kiểm tra phát biểu đó đúng hay sai. Vậy kiết quả kiểm tra có thể là gì? ? Cho ví dụ. Thực hiện nhiệm vụ học tập: HS: Khi đưa ra câu điều kiện, kết quả kiểm tra là đúng, ta nói điều kiện được thoả mãn, còn khi kết quả kiểm tra là sai, ta nói diều kiện không thoả mãn. - GV: Ví dụ : + Nếu nháy nút “x” ở góc trên, bên phải cửa sổ, (thì) cửa sổ sẽ được đóng lại. + Nếu X>5, (thì hãy) in giá trị X ra màn hình. + Nếu nhấn phím Pause/Break, (thì) chương trình (sẽ bị) ngưng. -GV nhận xét và đánh giá các kết quả của học sinh. * Nội dung 3: Điều kiện và các phép so sánh Chuyển giao nhiệm vụ học tập: - Các phép so sánh có vai trò rất quan trọng trong việc mô tả thuật toán và lập trình. GV: Ta thường sử dụng các kí hiệu toán học nào để so sánh? Thực hiện nhiệm vụ học tập: - HS: Để so sánh ta thường sử dụng các kí hiệu toán học như: , =, ≠, ≤, ≥. Ví dụ : Nếu a > b ,phép so sánh đúng thì in giá trị của a ra màn hình ; ngược laị in giá trị của b ra màn hình (có nghĩa là phép so sánh cho kết quả sai). Báo cáo kết quả: - Các phép so sánh thường được sử dụng để biểu diễn các điều kiện. Kí hiệu toán học như: , =, ≠, ≤, ≥. - Các phép so sánh cho kết quả đúng hoặc sai. - GV nhận xét và đánh giá các kết quả của học sinh. * Nội dung 4 Cấu trúc rẽ nhánh Chuyển giao nhiệm vụ học tập: Ví dụ 2: Một hiệu sách thực hiện đợt khuyến mãi lớn với nội dung sau: Nếu mua sách với tổng số tiền ít nhất là 100 nghìn đồng, khách hàng sẽ được giảm 30% tổng số tiền phải thanh toán. GV: Em hãy mô tả hoạt động tính tiền cho khách. -Ví dụ 3: Trong ví dụ 2, chúng ta biết rằng nếu tổng số tiền không nhỏ hơn 100 nghìn đồng, khách hàng sẽ được giảm 30% tổng số tiền phải thanh toán. Giả sử thêm vào đó, cửa hàng giảm 10% cho những khách chỉ mua với tổng số tiền không đến 100 nghìn đồng. - GV: Em hãy mô tả hoạt động trên. Thực hiện nhiệm vụ học tập: - HS: Mô tả hoạt động tính tiền cho khách: + B1. Tính tổng số tiền T khách hàng đã mua sách. + B2. Nếu T ≥ 100000, số tiền phải thanh toán là 70%x T. + B3. In hoá đơn. - HS: Mô tả hoạt động tính tiền cho khách: + B1. Tính tổng số tiền T khách hàng đã mua sách. + B2. Nếu T ≥ 100000, số tiền phải thanh toán là 70%x T; ngược lài, số tiền phải thanh toán là 90% x T + B3. In hoá đơn. - Báo cáo kết quả: - Cách thể hiện hoạt động phụ thuộc vào điều kiện như trong ví dụ 2 được gọi cấu trúc rẽ nhánh dạng thiếu còn trong ví dụ 3 gọi là cấu trúc rẽ nhánh dạng đủ. Cấu trúc rẽ nhánh được sử dụng để chỉ thị cho máy tính thực hiện các hoạt động khác nhau tuỳ theo một điều kiện cụ thể có được thoã mãn hay không. Cấu trúc rẽ nhánh có hai dạng: dạng thiếu và dạng đủ. * Nội dung 5 Câu lệnh điều kiện Chuyển giao nhiệm vụ học tập: GV: Câu lệnh điều kiện có mấy dạng? Thực hiện nhiệm vụ học tập: HS: Câu lệnh điều kiện có 2 dạng là dạng thiếu và dạng đủ. - GV: Giải thích bằng sơ đồ: * Dạng thiếu. - Cú pháp: IF then ; - Hoạt động: Chương trình sẽ kiêm tra điều kiện. Nếu điều kiện được thoã mãn, chương trình sẽ thực hiện câu lệnh sau từ khoá then, ngược lại câu lệnh đó bị bỏ qua. - HS chú ý lắng nghe => ghi nhớ kiến thức. - Ví dụ: giả sử cần in số a ra màn hình giá trị của a. Nếu a > b thì in ra màn hình nếu a > b. + Thể hiện dạng thiếu trong Pascal. If a > b then Writeln(a); * Dạng đủ: - Cú pháp: If then Else ; - Hoạt động: Chương trình sẽ kiểm tra điều kiện. Nếu điều kiện được thoã mãn, chương trình sẽ thực hiện câu lệnh 1 sau từ khoá then, ngược lại câu lệnh 2 sẽ được thực hiện Báo cáo kết quả và thảo luận: GV: Yêu cầu HS mô tả lại thuật toán của VD 2,3 bằng sơ đồ khối. - HS lên bảng và làm theo ý hiểu. - GV: Nhận xét và chữa bài. + Dạng thiếu: + Dạng đầy đủ: T:=90%T T>=100000 T:= 70%T §óng Sai T>=100000 T:= 70%T §óng Lệnh If . Then ..Else Lệnh Điều kiện đúng sai Dạng 1 If then Lệnh; Hoạt động: Chương trình sẽ kiêm tra điều kiện. Nếu điều kiện được thoã mãn, chương trình sẽ thực hiện câu lệnh sau từ khoá then, ngược lại câu lệnh đó bị bỏ qua. Dạng 2 If then Lệnh 1 Else Lệnh 2 ; Điều kiện Lệnh 1 Lệnh 2 Hoạt động: Chương trình sẽ kiểm tra điều kiện. Nếu điều kiện được thoã mãn, chương trình sẽ thực hiện câu lệnh 1 sau từ khoá then, ngược lại câu lệnh 2 sẽ được thực hiện. HĐ3. Hoạt động luyện tập: Nội dung 1: Bài 1 Chuyển giao nhiệm vụ học tập: Viết chương trình nhập 2 số nguyên a và b khác nhau từ bàn phím và in hai số đó ra màn hình theo thứ tự không giảm. GV: Em hãy xác định Input và Output của bài toán? Mô tả thuật toán để giải bài toán trên? Thực hiện nhiệm vụ học tập: a) Mô tả thuật toán để giải bài toán: - Input: a, b - Output: hai số a, b được sắp xếp theo thứ tư tăng dần. *Mô tả thuật toán: B1: Nhập 2 số nguyên a, b từ bàn phím. B2: Nếu a<b thì hiển thị ra màn hình biến a rồi biến b. B3: Nếu b<a thì hiển thị biến b rồ biến a. B4: kết thúc chương trình. b) Gõ chương trình (SGk trang 52) c) Nhấn Alt + F9 để sửa lỗi chương trình. - Nhấn Ctrl + F9 để chạy chương trình với các bộ dữ liệu: (12, 53) in ra: (12 53) (65, 20) in ra: (20 65) - Nhấn F2 để lưu chương trình với tên Sap_xep.pas - Báo cáo kết quả và thảo luận; - GV đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập. Nội dung 2: Bài 2 - Chuyển giao nhiệm vụ học tập: Bài 2. Viết chương trình nhập chiều cao của hai bạn Long và Trang, in ra màn hình kết quả so sánh chiều cao của hai bạn, chẳng hạn “bạn Long cao hơn”. - Thực hiện nhiệm vụ học tập: - GV: Chia học sinh ra thành 4 nhóm và yêu cầu học sinh xác định input, output, mô tả thuật toán cho bài toán. * Mô tả thuật toán: B1: Nhập chiều cao của Long và Trang. B2: Nếu Long> Trang, kết quả “Long cao hơn trang” và chuyển đến B4. B3: Nếu Long< Trang , kết quả “ Trang cao hơn” , ngược lại “hai bạn bằng nhau”. B4: Kết thúc thuật toán. a) Gõ chương trình (Sgk trang 53) b) Lưu chương trình. - Nhấn F2 và lưu chương trình với tên Aicaohon.pas c) Chạy chương trình với các bộ dữ liệu: (1.5, 1.6) -> “Ban trang cao hon”. (1.6, 1.5) -> “Ban Long cao hon” và “Hai ban cao bang nhau” (1.6, 1.6) -> “Hai ban cao bang nhau” d) Sửa lại chương trình để có kết quả đúng. * Có hai cách: - Cách 1: Sử dụng 3 lệnh điều kiện dạng thiếu. If Long>Trang then writeln('Ban Long cao hon'); If Long=Trang then writeln('Hai ban cao bang nhau'); If Long<Trang then writeln('Ban Trang cao hon'); - Cách 2: Sử dụng các lệnh điều kiện lồng nhau. If Long>Trang then writeln('Ban Long cao hon') else If Long<Trang then writeln('Ban Trang cao hon') else writeln('Hai ban cao bang nhau'); - Báo cáo kết quả và thảo luận; - GV đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập. Nội dung 3: Bài 3 Chuyển giao nhiệm vụ học tâp: Bài 3. Chương trình nhập ba số nguyên a, b, c từ bàn phím, kiểm tra và in ra màn hình kết quả kiểm tra ba số đó có thể là độ dài của một tam giác hay không. GV: Em hãy nêu điều kiện để ba số nguyên a, b, c là ba cạnh của một tam giác? Thực hiện nhiệm vụ học tập HS: Input: 3 số a,b, c lớn hơn 0 - Output: Thông báo 3 số a, b, c có phải là ba cạnh của một t/giác hay không? - GV: Yêu cầu HS nhập chương trình lưu và chạy chương trình với các bộ dữ liệu: + (1,2, 3) -> a, b, c không là ba cạnh của một tam giác. + (3, 5, 4) -> a, b, c là ba cạnh của một tam giác - HS: Nhập và chạy chương trình với các bộ dữ liệu khác nhau. - GV: Gọi Đại diện nhóm trình bày và nhóm khác bổ sung. Sau khi học sinh đã đưa ra cách mô tả thuật toán GV chuyển đổi quan câu lệnh trong pascal và giải thích ý nghĩa của việc sử dụng từ khóa (And). - GV: Phân nhóm và yêu cầu các nhóm xác định input, output, và mô tả thuật toán. - GV: Input: Nhập a, b, c Output: Thông báo a, b, c là các cạnh của tam giác và ngược lại. Bước 1. Nhập ba số a, a và c. Bước 2. Nếu a + b > c và b + c > a và c + a > b, thông báo a, b và c là ba cạnh của một tam giác và chuyển tới bước 4. Bước 3. Ngược lại Nếu a + b < c hoặc b + c < a hoặc c + a < b, thông báo a, b và c không phải là các cạnh của tam giác và chuyển tới bước 4. Bước 5. Kết thúc thuật toán. - GV: Quan sát học sinh làm việc, hướng dẫn và sửa bài cho những học sinh còn chưa làm được. Cần lưu ý HS lưu bài vào thư mục riêng. Báo cáo kết quả và thảo luận: a) Mô tả thuật toán B1: Nhập a, b, c >0 B2: Nếu (b+c>a) và (a+b>c) và (c+a>b), kết quả a, b,c là ba cạnh của một tam giác rồi chuyển qua B4 B3: Thông báo a, b, c không phải là ba cạnh của một tam giác và chuyển B4. B4: Kết thúc chương trình. b) Thao tác trên máy Program Tamgiac; var c, b, c: Real; Begin write ('Nhap ba so a, b, c:'); readln(a,b,c); If (a+b>c) and (b+c>a) and (c+a>b) then Writeln('a, b, c la cach cua mot tam giac!') Else Writeln('a, b, c khong phai la cach cua mot tam giac!'); readln; End. 4. Hoạt động vận dụng: Vận dụng các kiến thức đã học làm thêm bài toán : Viết chương trình nhập vào điểm bài kiểm tra của một bạn nào đó và đưa ra thông báo - Nếu điểm nhỏ hơn 5, in ra dòng chữ "Ban can co gang hon"; - Nếu điểm lớn hơn hoặc bằng 5 và nhỏ hơn 6.5, in ra dòng chữ "Ban dat diem trung binh"; -Nếu điểm lớn hơn hoặc bằng 6.5 và nhỏ hơn 8, in ra dòng chữ "Ban dat diem Kha"; -Nếu điểm lớn hơn hoặc bằng 8, in ra dòng chữ "Hoan ho ban dat diem Gioi". 5. Hoạt động tìm tòi, mở rộng: Tìm những bài toán hay trong các sách bài tập toán. Chuyển về chương trình trong ngôn ngữ lập trình Pascal V. CỦNG CỐ, HDVN: Củng cố kiến thức - Hãy nêu cú pháp và hoạt động của câu lệnh điều kiện dạng thiếu và dạng đủ? - Cho HS: Làm bài 5 – SGK/51 Đáp án: a) Sai (thừa dấu hai chấm); b) Sai (thừa dấu chấm phảy thứ nhất); c) Sai (thừa dấu chấm phảy sau từ then); d) Đúng, nếu phép gán m:=n không phụ thuộc điều kiện x>5; ngược lại, sai và cần đưa hai câu lệnh a:=b; m:=n; vào giữa cặp từ khóa begin và end; e) Sai (thừa dấu chấm phảy thứ nhất); f) Đúng. - GV: Tóm tắt kiến thức trọng tâm đã làm. - HS: Nhắc lại cấu trúc câu lệnh IfThen dạng thiếu và dạng đủ. Ý nghĩa của từ khóa And và Or Về nhà - Làm các bài tập còn lại trong Sgk. Bài tập về nhà: Xác định input, output, mô tả thuật toán và viết chương trình cho chương trình nhập số nguyên N từ bàn phím và đưa ra thông báo N là số âm hay số dương. ----------&---------- Rút kinh nghiệm chuyên đề:
Tài liệu đính kèm: