Truyện ngắn Thạch Lam – Truyện ngắn pauxtốpxki: sự gặp gỡ của phong cách nghệ thuật

1. Lí do chọn đề tài

Quá trình toàn cầu hóa diễn ra từ cuối thế kỉ XX, đồng đều ở mọi lĩnh vực, hầu như đã

xóa bỏ sự ngăn cách giữa các nước, làm cho các dân tộc trên thế giới xích lại gần nhau

hơn. Trong bối cảnh ấy, văn học so sánh ra đời nhằm khám phá mối liên hệ văn học giữa

các quốc gia, bổ sung quan trọng cho hướng nghiên cứu văn học dân tộc biệt lập từ trước

đến nay.

Quả thật, ngôn ngữ và văn hóa của các dân tộc trên thế giới là khác nhau, nhưng tư

duy, tình cảm, tâm lí, thẩm mĩ lại có nhiều điểm tương đồng. Nghiên cứu văn học Việt

Nam trong mối tương quan với văn học thế giới giúp chúng ta ý thức về vị thế, thân phận,

tư cách của văn học dân tộc mình trong cộng đồng nhân loại. Đó còn là con đường khám

phá bản sắc dân tộc.

Một điều không thể phủ nhận là mặc dù cách xa nhau hơn “nửa vòng trái đất” nhưng

Việt – Nga có quan hệ “thâm tình”, gắn bó. Văn hóa của hai nước phương Đông –

phương Tây này có nhiều điểm tương đồng. Hơn nữa, cả hai dân tộc đều có số phận lịch

sử thật lắm thăng trầm: từng chịu nhiều khổ đau, mất mát, từng trải qua nhiều cuộc chiến

tranh để bảo vệ độc lập chủ quyền và cũng từng lập nên nhiều chiến thắng vẻ vang, ghi

dấu son chói lọi trong trang sử hào hùng của mỗi dân tộc. Vì thế mà mặc dù đến Việt

Nam muộn hơn văn học Trung Quốc và văn học Pháp, song văn học Nga vừa gặp đã trở

nên gắn bó, thân quen.

pdf 126 trang Người đăng minhkhang45 Lượt xem 1332Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Truyện ngắn Thạch Lam – Truyện ngắn pauxtốpxki: sự gặp gỡ của phong cách nghệ thuật", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
sự góp mặt của các 
loài vật vùng thảo nguyên: 
“Trong rặng tường vi, những con ong vàng vành đen cần mẫn bay vo vo.Thực vậy, 
trong bầy ong giống như những dải băng ngắn của những chiếc mề đay Xanh Gioóc ngày 
xưa. Và bọn ong này cũng dũng cảm như những chiến sĩ dạn dày chiến trận, chúng chẳng sợ 
người, lại còn sẵn sàng gây gổ với người nữa. 
[...] Những con cun cút phành phạch vụt bay lên từ mặt đất. Một con gà nước núp dưới 
cái hốc ẩm ướt của một thân cây đã chết, cất tiếng kêu cùng cục, nhạo bác tất cả mọi chuyện 
trên đời. Đàn sơn ca run rẩy bay lên không, nhưng tiếng hót của chúng lại không từ nơi 
chúng đang bay lên mà như từ phía sông đưa lại” [65, tr. 254]. 
Quả thật, sự phối hợp, đan cài giữa chúng đã tạo nên bức tranh toàn cảnh tựa như một 
kì quan của tạo hóa. 
Ở Gió biển, trong phút giây bối rối vì hạnh phúc, ngỡ ngàng, cảnh được khúc xạ qua 
tâm trạng của anh lính thủy thật lãng mạn: 
“Sương mù đẫm nắng nằm trên Maxcơva. Mọi cửa sổ đều mở toang. Cái tươi mát của 
ban đêm ùa vào những khung cửa sổ ấy. Buổi sáng ra đời trong ánh lấp loáng ẩm ướt của 
trận mưa vừa qua. Trong buổi sáng này người ta đã cảm thấy trước một mùa hè dài, những 
cơn mưa rào ấm áp, những buổi hoàng hôn trong suốt, những cánh hoa đoạn bay dưới 
chân” [65, tr. 289]. 
 Trong Cầu vồng trắng, lúc Pêtrốp cô đơn, cảnh thật ảm đạm, đìu hiu: “Dãy núi Alatao 
đứng sững ở phía nam thành phố như một bức trường thành màu xám. Tuyết đã rắc lên các 
đỉnh núi. Buổi tối trong những căn nhà đều giá lạnh, im lìm và tối tăm”, “ban đêm vừng 
trăng nhô lên trên những rặng thùy dương trơ trụi và trong ánh sáng chói chang, thành phố 
có một vẻ gì dữ dội” [65, tr. 324]. Còn trong niềm hạnh phúc vô biên khi chạm tay đến tình 
yêu, cảnh bỗng chuyển đổi đầy thơ mộng: “Và vùng sáng xanh biếc của những vì sao mọc 
trên đỉnh núi nối đuôi nhau thành chuỗi dài lấp lánh” [65, tr. 331]. Ở Bình nguyên tuyết phủ, 
ngay từ những dòng đầu của truyện, cảnh vắng lặng, rợn ngợp bởi tuyết trắng, báo hiệu một 
cuộc đời cô đơn, u buồn: “Đại dương đẩy những bọt sóng dài lên bãi cát. Năm qua tháng lại 
sóng ầm ĩ không mỏi và Alan đã quen với tiếng sóng đến nỗi chàng không còn để ý đến nó 
nữa. Ngược lại, sự yên lặng ở chung quanh đã làm chàng ngạc nhiên. Chàng có cảm giác 
cùng với tuyết, yên lặng đang từ trên trời rơi xuống” [65, tr. 355]. Bóng tối và sắc trắng của 
bình nguyên tuyết phủ đan dệt thành một khung cảnh kì ảo, êm đềm, làm dậy lên trong Alan 
dòng tâm tư như những đợt sóng cồn 
Cũng theo cơ chế ấy, truyện của Thạch Lam là những bức tranh xoay theo cái trục tâm 
trạng của nhân vật. Đó là cảnh đẹp thần tiên của một đêm trăng vùng hạ du ở Nắng trong 
vườn: “Trên mặt sông, một cơn gió mát hiu hiu thổi, tiếng sông róc rách vỗ vào mạn thuyền 
như một thứ nhạc vui () Hai bên bờ sông, ruộng mạ non phớt theo chiều gió, nương chè 
sắn thắm ở ven đồi, mờ dần đằng xa sau một làn sương nhẹ” [44, tr. 69]. Bức họa vùng quê 
có sự đan cài giữa các điệu xanh của cây cối thể hiện một sức sống tràn trề và những thanh 
âm trong trẻo, mộc mạc từ thiên nhiên. Cảnh làm nổi bật “cái tình yêu đang réo rắt trong 
lòng nàng (nhân vật Hậu – người viết chú thích)” [44, tr.69] và cả nhân vật tôi. Hai đứa trẻ 
mở đầu với bức tranh phố huyện chiều tối. Bức tranh ấy mở ra khung cảnh yên ả, thanh 
bình:“Chiều, chiều rồi. Một chiều êm ả như ru, văng vẳng tiếng ếch nhái ngoài đồng ruộng 
theo gió nhẹ đưa vào” [44, tr. 149]. 
Tóm lại, chính tình yêu nước thiết tha và niềm rung cảm mãnh liệt trước cái đẹp của tạo 
hóa là “nội lực” để Thạch Lam và Pauxtốpxki, qua những truyện ngắn của mình, đã tái tạo 
nên gương mặt thiên nhiên mang đậm phong vị, “hồn cốt” dân tộc. 
Ở phương diện nội dung tự sự, Thạch Lam và Pauxtốpxki đã có sự gặp gỡ trong việc 
lựa chọn hiện thực phản ánh là những cảm xúc mới mẻ, bất chợt của con người và cái đẹp 
tiềm tàng, khuất lấp. Bằng sự nhạy cảm bản năng của người nghệ sĩ đích thực, Thạch Lam và 
Pauxtốpxki đã lắng nghe những vang động trong tâm hồn nhân vật và khắc họa một thế 
giới nội cảm đa dạng, phong phú mà hết sức vi tế của con người. 
Bên cạnh đó, ngòi bút của Thạch Lam và Pauxtốpxki hướng đến những con người dung 
dị bình thường trong cuộc sống, khai quật vỉa quặng tâm hồn, lối sống của họ và trải lên 
trang văn những nét đẹp sống động, bất ngờ. Pauxtốpxki đã phát hiện trong những con 
người Nga chân chất, bình dị một tâm hồn đa cảm, thánh thiện, yêu cái đẹp, luôn hướng đến 
những điều cao cả. Họ đại diện tiêu biểu cho tính cách Nga: nhân hậu, bộc trực, bao dung, 
cao thượng. Thạch Lam phơi bày lên trang văn của mình vẻ đẹp kín đáo của tâm hồn Việt, 
(nhất là vẻ đẹp của người phụ nữ): danh dự, nghĩa tình, triết lí sống dung hòa, cởi mở. 
Sự giao thoa giữa văn hóa Việt và Nga đậm nhất ở lĩnh vực lối sống là cách ứng xử 
đậm đà tình nghĩa của họ. Tình người được thăng hoa. Theo các nhà nghiên cứu văn hóa 
Việt Nam, văn hóa ứng xử của người Việt là trọng tình: “Xét về quan hệ giao tiếp, nguồn 
gốc văn hóa nông nghiệp với đặc điểm trọng tình đã dẫn đến người Việt Nam lấy tình cảm, 
lấy sự yêu, sự ghét làm nguyên tắc ứng xử. Nếu trong tổng thể, người Việt Nam lấy sự hài 
hòa âm dương làm nguyên lý chủ đạo nhưng vẫn thiên về âm tính thì trong cuộc sống, người 
Việt Nam sống có lí có tình nhưng vẫn thiên về tình hơn. Khi cần cân nhắc giữa tình với lí thì 
tình được đặt cao hơn lí” [90, tr. 181]. Trong ứng xử hàng ngày với nhau, người Việt luôn 
tâm niệm: “Một trăm cái lí không bằng một tí cái tình”, “Chín bỏ làm mười”, “Giơ cao 
đánh khẽ”... Mặc dù chuộng sự bình đẳng, rành mạch, rõ ràng, trong ứng xử và quan hệ 
giữa người và người, ta vẫn cảm nhận được ở con người Nga tấm lòng hào hiệp, đôi mắt hiền 
từ, nhân hậu và trái tim đằm thắm yêu thương. 
Mặt khác, chính tình yêu nước thiết tha và niềm rung cảm mãnh liệt trước cái đẹp của 
tạo hóa là “nội lực” để Thạch Lam và Pauxtốpxki, qua những truyện ngắn của mình, đã tái 
tạo nên gương mặt thiên nhiên mang đậm phong vị, “hồn cốt” dân tộc. 
Chương 3 
NGHỆ THUẬT TỰ SỰ TRONG TRUYỆN NGẮN CỦA THẠCH LAM VÀ 
PAUXTỐPXKI 
Lí thuyết tự sự học hiện đại thường quan tâm, xem xét đến năm bình diện cơ bản của 
nghệ thuật tự sự: Phương thức trần thuật (Chủ thể kể), Điểm nhìn trần thuật, Tổ chức cốt 
truyện và tình huống, Ngôn ngữ trần thuật, Giọng điệu trần thuật. Chúng tôi sẽ lần lượt mô 
tả, đối chiếu truyện ngắn Thạch Lam và truyện ngắn Pauxtốpxki theo mô hình trên nhằm tìm 
ra điểm tương đồng và khác biệt trong nghệ thuật tự sự của hai nhà văn. 
3.1. Phương thức và điểm nhìn trần thuật 
Trần thuật tự sự bao giờ cũng được tiến hành với một chủ thể kể nhất định. Đó là người 
đứng ra kể lại câu chuyện và tổ chức các yếu tố khác loại vào trong chỉnh thể của cái nhìn và 
sự thụ cảm. Vì vậy, đặc điểm tư duy, cá tính, cái nhìn, quan niệm của người trần thuật được 
khắc ghi trong mỗi văn bản nghệ thuật. 
Sử dụng một cách nghệ thuật hai phương thức trần thuật cơ bản 1, kết hợp với sự lựa 
chọn điểm nhìn linh hoạt, Thạch Lam – Pauxtốpxki đã tạo ra cái “duyên” của lời kể, cách kể, 
“thổi hồn” cho những truyện ngắn vốn không có chuyện. 
3.1.1. Lối kể chủ quan 
Theo thống kê, Trong truyện ngắn Thạch Lam và Pauxtốpxki, phương thức trần thuật 
chủ quan chiếm một tỉ lệ đáng kể. 
 Phương thức trần thuật 
 Truyện 
Phương thức chủ 
quan 
Phương thức 
khách quan 
Tần số 
(truyện)
Tỉ suất 
(%) 
Tần số 
(truyện)
Tỉ suất 
(%) 
Truyện ngắn Thạch Lam 13 39 20 61 
Truyện ngắn Pauxtốpxki 14 35 26 65 
(Bảng thống kê các phương thức trần thuật trong truyện ngắn Thạch Lam và Pauxtốpxki) 
1Lí thuyết tự sự học ghi nhận có hai hình thức trần thuật cơ bản từ trước đến nay: trần thuật theo ngôi thứ nhất (phương thức chủ 
quan) và trần thuật theo ngôi thứ hai (phương thức khách quan). 
Cùng sử dụng hình thức trần thuật ở ngôi thứ nhất xưng “tôi”, ở truyện ngắn Thạch 
Lam, Pauxtốpxki, sự tương đồng và khác biệt vẫn rõ nét. Chủ thể kể trong truyện ngắn 
Thạch Lam, Pauxtốpxki trước hết là “tôi” – nhân vật trong câu chuyện kể. Đây là người tham 
gia vào các sự kiện, biến cố của chuyện và kể lại một sự việc nào đó đã xảy ra trong quá khứ 
với trường nhìn của chính mình. Độ lùi không lớn lắm về mặt thời gian tạo nên tính thời sự 
cho câu chuyện. Dạng thức này ở Thạch Lam đã tìm được một lối biểu hiện chân thực dưới 
lời của nhân vật (Một cơn giận, Sợi tóc). Ở đây, lối kể “chuyện trong truyện” (kể chuyện 
kép) thường được bắt nguồn từ một cuộc chuyện trò, hàn huyên tâm tình như một duyên cớ 
khơi gợi câu chuyện. Chẳng hạn, truyện Một cơn giận mở đầu với lời giới thiệu của người kể 
chuyện giấu mình: “Một buổi tối mùa đông, chúng tôi ngồi trước lò sưởi, trong một căn 
buồng ấm áp. Tự nhiên trong câu chuyện, một người nói đến những cơn giận tự nhiên đến 
tràn ngập cả tâm hồn ta và có khi gây nên cái kết quả không hay. Rồi mỗi người đều bày tỏ ý 
kiến riêng của mình. Anh Thanh từ nãy đến giờ vẫn lặng yên, có vẻ trầm ngâm, cất tiếng 
nói” [44, tr. 28]. Thế là từ đó, vai người kể chuyện được chuyển giao cho Thanh. Anh ta đảm 
đương vai trò tường thuật câu chuyện từ đầu đến cuối với trường nhìn của chính mình. 
Tương tự, ở Sợi tóc, sau lời mào đầu ngắn gọn: “Anh Thành nhỏm dậy, nghiêng mình chống 
khuỷu tay xuống giường rồi bắt đầu nói với một giọng trầm và thong thả khiến người nghe 
hiểu được hết các ý tứ của câu chuyện” [44, tr. 240], nhân vật Thành xuất hiện, trực tiếp kể 
lại câu chuyện mà bản thân mình vừa trải qua. Nhân vật với điểm nhìn bên trong đã nghiêm 
khắc mổ xẻ, phanh phui những mặt trái của tính cách, phẩm chất dưới sự phán xét của tòa án 
lương tâm. Qua lời tự thú của nhân vật Thanh (Một cơn giận), Thành (Sợi tóc), người đọc 
được chứng kiến sự vận động, va đập trong cõi sâu thẳm tâm hồn họ. Việc đặt điểm nhìn trần 
thuật nơi nhân vật thường hình thành một phạm vi chủ quan cho tự sự, tạo nên tính tự nhiên, 
chân thực cho việc bộc lộ những cảm giác ngỡ ngàng, sửng sốt cũng như những trạng thái 
tâm lí phức tạp. 
Hơn nữa, tư thế dẫn truyện này đã đem lại cho người đọc cảm giác tin cậy. Bởi chủ thể 
kể là người am tường mọi hành vi của bản thân, anh ta kể về mình không phải với một nhân 
cách toàn vẹn, tròn trĩnh mà bằng cả sự đớn hèn, ti tiện, nhỏ nhen. Vì vậy, việc kể chuyện 
theo ngôi thứ nhất xưng tôi với điểm nhìn hướng nội là sự lựa chọn phù hợp nhất cho sự 
phản tỉnh của nhân vật. 
Hình thức này ở truyện ngắn Pauxtốpxki được thể hiện chủ yếu dưới dạng chủ thể kể 
bộc bạch, giãi bày, chia sẻ những trải nghiệm thiết thực của bản thân về hoạt động sáng tạo 
nghệ thuật. Con người ấy nhạy cảm, tinh tế, thành thật và giàu tâm huyết với văn chương. 
Nếu người kể chuyện ở trang viết của Thạch Lam mang độ căng của những thao thức, dằn 
vặt, những tấn kịch nội tâm sâu sắc qua những lời tự thú thì ở truyện ngắn của Pauxtốpxki, 
chủ thể kể mang trong mình bầu nhiệt huyết sôi nổi, nhiệt thành với lời “tự bạch” chân tình. 
Những đam mê, bốc đồng tuổi trẻ; những sở trường, sở đoản; thành công hay thất bại trong 
hành trình nghệ thuật... tất cả đều được kể lại với trái tim trong sáng, hồn hậu. Điểm nhìn của 
người trần thuật và nhân vật “tôi” “chập” làm một. Điều đó đã làm cho những truyện ngắn 
này thoát khỏi nguy cơ giáo huấn một cách hời hợt, khô khan. Chẳng hạn, trong Những bông 
hoa làm bằng vỏ bào, nhân vật “tôi” chia sẻ về những kỉ niệm khi mới bén duyên với văn 
chương. Trong đó có niềm đam mê mãnh liệt với cái đẹp và cả “tính chuộng lạ”, ưa cái hào 
nhoáng, hoa mĩ bề ngoài: “Phần lớn tuổi trẻ nghèo túng và thực ra rất cay đắng của tôi đã 
qua đi trong những vần thơ và trong niềm xao xuyến mơ hồ. Sau đó tôi bỏ không làm thơ 
nữa. Tôi hiểu rằng đó chỉ là cái hào nhoáng bề ngoài, là những bông hoa làm bằng vỏ bào 
nhuộm khéo, một thứ vàng mạ” [65, tr. 35]. Ở Những vết khắc trong tim, người kể chuyện 
bày tỏ những chiêm nghiệm về thời thơ ấu. Dẫu có cay cực, gian khổ, nó đã góp phần dưỡng 
nuôi tâm hồn của mỗi người: “Cùng với năm tháng những ấn tượng lúc thiếu thời tưởng đã 
quên đi. Nhưng, tất nhiên, nó vẫn tiếp tục sống trong đáy sâu của kí ức tôi và thỉnh thoảng 
lại trôi ra ngoài. Nhất là trong những lúc hạn hán. Chúng bao giờ cũng dấy lên trong lòng 
tôi một nỗi lo lắng khó hiểu” [65, tr. 66]. 
Mặt khác, nhân vật xưng tôi trong truyện ngắn Thạch Lam, Pauxtốpxki còn là một 
chứng nhân trong câu chuyện được kể. Nhân vật xưng tôi xuất hiện với tư cách là hình tượng 
người trần thuật và có thể nhận xét, đánh giá, đối thoại trực tiếp với nhân vật, sự kiện trong 
câu chuyện. Dạng thức này cho phép nhà văn tự biểu hiện bản thân một cách đầy đặn trong 
tác phẩm. Anh ta sẽ kể lại câu chuyện theo trường nhìn của chính mình. Hình tượng người 
trần thuật trong truyện ngắn Thạch Lam dù với nhiều dạng thức hóa thân: một công chức an 
nhàn, trưởng giả (Người bạn cũ), một tri thức về thăm quê (Người lính cũ), anh học trò trọ 
học (Tình xưa), một người có học (Người bạn trẻ)... thì họ vẫn luôn mang cốt cách của một 
tri thức nhạy cảm, tự trọng, nhân hậu và giàu tình thương. 
Ở truyện ngắn của Pauxtốpxki, hình tượng người trần thuật là một con người lãng du, 
mải miết với cuộc hành trình khám phá cái đẹp. Con người ấy nhạy cảm, tinh tế, bằng những 
trải nghiệm của bản thân đã trao truyền lại những kinh nghiệm quý báu cho thế hệ sau. Qua 
hầu hết những truyện ngắn trong tập Bông hồng vàng (Chữ đề trên tảng phiêu nham, Hỏa 
tinh, Trên thùng xe tải...), Pauxtốpxki đã định hình cho mình một chân dung tinh thần một trí 
thức ham học hỏi, tìm tòi và có tinh thần nghiêm túc trong nghề nghiệp.. 
Lựa chọn lối kể chủ quan với phương thức trần thuật theo ngôi thứ nhất, tác giả đã tạo 
nên tính chất tâm tình, tri âm cho câu chuyện. Chuyện thường được kể dưới dạng những hồi 
ức, kỉ niệm, vì vậy nó thấm đẫm chất thơ, đầy dư vị. 
3.1.2. Lối kể khách quan 
Đây là một phương thức trần thuật phổ biến, quen thuộc trong văn xuôi nghệ thuật. Ở 
đây, người kể chuyện là “một người lạ” biết tuốt, am hiểu mọi việc và lường đoán được tất 
cả. Điểm nhìn trần thuật được trao cho anh ta. Phương thức này chiếm tỉ lệ lớn trong truyện 
ngắn Thạch Lam và Pauxtốpxki. Nhà văn hóa thân, đặt mình vào vị trí người tham gia hoặc 
chứng kiến sự việc trên cơ sở những ấn tượng, kỉ niệm đã đi qua trong cuộc đời. Vì vậy, dù 
sử dụng lối kể khách quan, truyện ngắn Thạch Lam và Pauxtốpxki vẫn mang dấu ấn tự thuật 
đậm nét. 
Dù nhà văn không trực tiếp, công khai đưa các yếu tố tự truyện vào truyện ngắn của 
mình, người đọc vẫn có thể tìm thấy sự tương ứng nhất định giữa những trải nghiệm của nhà 
văn và thế giới mà anh ta miêu tả. Những truyện ngắn của Thạch Lam như Gió lạnh đầu 
mùa, Hai đứa trẻ, Nhà mẹ Lê, Gió lạnh đầu mùa... được viết trên cơ sở kí ức và ấn tượng của 
năm tháng ấu thơ ở phố huyện Cẩm Giàng. Bà Nguyễn Thị Thế (chị ruột của Thạch Lam) kể 
lại rằng: “Vinh ưa cái áo đó lắm (cái áo dệt bằng tóc – chúng tôi chú thích) vì mặc ấm mà 
không bẩn vì bụi đất dính vào chỉ đập mấy cái là sạch. Tuy quý cái áo như thế mà đến mùa 
đông mặc nó, thấy con chị Lê bên hàng xóm rét run, cả ngáy không dám ra đường chơi, cứ 
chúi vào ổ rơm nên Vinh đã cởi ra cho nó mặc” [3, tr. 343]. Thì ra chú bé Sơn với tấm lòng 
trắc ẩn, thơm thảo là hình bóng của tác giả, và để xây dựng tác phẩm thì những kỉ niệm tuổi 
thơ đã đóng vai trò quan trọng biết nhường nào. Trong Hai đứa trẻ, hình bóng tác giả lại là 
chú bé An ngây thơ, nhạy cảm. Cái bối cảnh nửa làng nửa phố nhiều lần trở đi trở lại trong 
văn Thạch Lam chính là cái mảng sống ông từng trải và gắn bó máu thịt, am hiểu kĩ lưỡng. 
Vì vậy, nguyên tắc giấu mình trong trần thuật khách quan thường được Thạch Lam ít coi 
trọng. Nhà văn luôn tìm cách để bày tỏ thái độ, cảm xúc của mình. 
Những truyện ngắn trong tập Bình minh mưa, theo sự tiết lộ của Pauxtốpxki trong tập 
Bông hồng vàng, được ông “thai nghén” từ những người thật việc thật mà ông đã gặp gỡ trên 
đường đời. Ở đây những ấn tượng về đời sống hay các biến cố mà nhà văn đã kinh qua đã trở 
thành căn rễ và ngọn nguồn của những sáng tạo nghệ thuật. Chẳng hạn, truyện ngắn Bức 
điện đã được hình thành từ quãng thời gian nhà văn sống ở làng quê Riazan. Những nhân 
vật, tình tiết chính trong truyện đều có nguồn gốc từ những điều nhà văn đã chứng nghiệm: 
“Tôi (Pauxtốpxki) (chúng tôi chú thích) ở trong nhà của một nghệ sĩ khắc gỗ nổi danh một 
thời là Pôgialôxtin. Ở đó còn bà lão già yếu và hiền hậu Katêrina Ivanốpna, con gái nhà 
điêu khắc. Bà lão đã gần đất xa trời. Người con gái của bà là Naxchia ở Lêningrát đã quên 
hẳn mẹ. Nàng chỉ gửi tiền về cho bà lão, hai tháng một lần” [65, tr. 90]. Tuy vậy, nội dung 
tự truyện không trùng khít với những chi tiết, biến cố trong cuộc đời nhà văn mà nó rộng 
hơn, bao gồm cả những kinh nghiệm sống, tư tưởng, tình cảm, cá tính của bản thân tác 
giả. Chính Pauxtốpxki cũng “thú nhận”: “Không phải những gì tôi đã thấy và đã suy nghĩ lại 
lúc ấy đều được đưa vào ‘Bức điện’. Chuyện đó thường xảy ra” [65, tr. 96]. Vận dụng sáng 
tạo hình thức kể chuyện theo phương thức khách quan, gửi gắm vào đó ít nhiều những yếu tố 
có tính chất tự truyện, Pauxtốpxki (cũng như Thạch Lam) muốn giãi bày, giao tiếp với người 
đọc những vấn đề trong cuộc sống thông qua những trải nghiệm thiết thực của bản thân. Dù 
đã tránh “xuất đầu lộ diện” thì hình bóng, tâm hồn của tác giả vẫn đầy ắp sau mỗi trang văn. 
Trong lối kể khách quan, Thạch Lam, Pauxtốpxki thường gửi điểm nhìn sang nhân vật. 
Trong đa số trường hợp, chủ thể kể vô hình làm công việc giới thiệu bao quát và nhân vật 
làm tiếp công việc còn lại. Do vậy, từ hướng ngoại, điểm nhìn dần di động vào thế giới nội 
cảm của nhân vật, khơi mở những tầng sâu của tâm trạng. Chẳng hạn, ở truyện Hai đứa trẻ, 
phần đầu được kể theo quan điểm người trần thuật, phần sau được nhìn theo cái nhìn của hai 
đứa trẻ, cái nhìn ngây thơ, vô tư của tâm hồn trẻ thơ trước một vũ trụ già. Chuyến tàu đêm đi 
qua phố huyện đã đánh thức những khao khát, ước vọng ở chị em Liên: “Chuyến tàu đêm 
nay không đông như mọi khi, thưa vắng người và hình như kém sáng hơn. Nhưng họ ở Hà 
Nội về! Hà Nội xa xăm, Hà Nội sáng rực vui vẻ và huyên náo” [44, tr. 156]. Trong Cô hàng 
xén, chủ thể kể giới thiệu lai lịch, gia cảnh của Tâm, sau đó điểm nhìn được chuyển sang cho 
cô. Người con gái đảm đang này nhìn thấu cả cuộc đời mình – một sự tự ý thức và xót xa cho 
thân phận: “Tâm buồn rầu nhìn thấu cả cuộc đời nàng, cuộc đời cô hàng xén từ tuổi trẻ đến 
tuổi già, toàn khó nhọc và lo sợ, ngày nọ dệt ngày kia như tấm vải thô sơ” [44, tr. 225]. 
Truyện của Pauxtốpxki thường bắt đầu với cái nhìn của chủ thể (tác giả), sau đó là cái 
nhìn của trẻ thơ (Chiếc nhẫn bằng thép, Vườn nhà bà), của cô gái đang hạnh phúc (Lẵng quả 
thông, Âm nhạc Vécđi), của chàng trai hay cô gái đang yêu (Cầu vồng trắng, Tuyết)... Với cái 
nhìn của Xônxeva, cô gái đang “được hưởng một niềm hạnh phúc thực sự” từ tình cảm nồng 
hậu của những chiến sĩ trẻ, khung cảnh chung quanh trở nên đẹp lạ thường: “Ánh đèn lung 
linh tỏa tới tận đáy vịnh. Nước trong đến như vậy. Không khí rung rinh vì những dòng nước 
nóng không nhìn thấy. Chân trời trên biển cả tuy đã về đêm, vẫn sáng lên hàng chục hải lí 
như hoàng hôn mới vừa đổ xuống” [65, tr. 245]. Cái nhìn lạc quan, yêu đời của anh sĩ quan 
Pêtrốp đã phủ lên cảnh vật mùa đông vẻ thơ mộng: “Dãy núi Alatao tỏa sáng về thành phố 
qua lớp băng xanh lam tinh khiết. Đôi khi đất lở trên triền núi và bụi trắng bốc mù 
lên.những con la đủng đỉnh trên phố lắc lư đôi ta cứng lạnh. Nước óc ách trong các hố băng 
và những bông hoa đại cúc phủ đầy tuyết mịn xòe nở trong các thửa vườn nhỏ như những 
bông hồng mùa đông khổng lồ” [65, tr. 330]. Ở Pauxtốpxki, yếu tố trữ tình ngoại đề được sử 
dụng một cách đắc địa, hài hòa. Những lời bình luận trực tiếp, những đánh giá khoa học 
nhưng thấm đượm cảm xúc đã tạo nên màu sắc trữ tình đậm đà, sâu lắng cho trang văn của 
ông. Chẳng hạn, cuối truyện Hạt cát là lời bình của tác giả: “Vâng, truyện ngắn này chỉ có 
thế. Trong đó không có ý nghĩa giáo dục gì, nhưng có lẽ nó có cái “hạt cát” duy nhất có 
thể đem lại cho con người dù chỉ chút ít niềm vui và buộc họ phải mỉm cười, mà lần này 
không phải tìm trong câu chuyện ngắn củn ấy một ý nghĩa sâu xa” [65, tr. 420]. 
Tóm lại, dù trần thuật theo phương thức khách quan hay chủ quan thì dấu ấn cá nhân, 
diện mạo tinh thần, tâm hồn, máu thịt của nhà văn vẫn in đậm trong từng trang văn. Mỗi tác 
phẩm là một sự hóa thân đầy tâm huyết. Từ bỏ lối kể chuyện mang màu sắc trung tính, chung 
chung, dung nạp thêm các yếu tố cảm xúc, tình cảm, trải nghiệm cá nhân mang tình chủ quan 
đã tạo cho chủ thể trần thuật một diện mạo và cá tính riêng. Việc chuyển đổi linh hoạt các 
điểm nhìn hợp lí với mạch truyện. Ở truyện ngắn của Thạch Lam, điểm nhìn của tác giả 
thường được chuyển sang điểm nhìn của các bà, các cô, những người phụ nữ có hoàn cảnh 
bất hạnh nên trong giọng văn có âm điệu bi ai, xót xa. Ở truyện ngắn của Pauxtốpxki là cái 
nhìn của trẻ thơ, của các chàng trai, cô gái thanh niên trẻ trung nên giọng văn thường mang 
âm điệu lạc quan, tin tưởng. 
3.2. Tự sự phi cốt truyện 
3.2.1. “Giải phóng” cốt truyện 
Một trong những yếu tố làm nên nét riêng của truyện ngắn so với các thể loại văn xuôi 
tự sự khác là ở sự đa dạng của cốt truyện. Cốt truyện của truyện ngắn có khi li kì, gay cấn, rõ 
nét với đầy đủ các phần theo truyền thống như: trình bày, khai đoan (thắt nút), phát triển, 
đỉnh điểm (cao trào) và kết thúc (mở nút); có khi mờ nhạt hoặc thậm chí không có. 
Sự kiện, biến cố vốn là chất liệu chính để tổ chức cốt truyện ở tác phẩm tự sự truyền 
thống. Chúng thường được liên kết theo quan hệ nhân – quả, tập trung vào xung đột trọng 
tâm, vươn đến đỉnh điểm, hướng tới kết thúc, nhằm bộc lộ tính “cố sự”. Thạch Lam và 
Pauxtốpxki đã có sự đổi mới về cách thức tổ chức, sắp xếp các sự kiện, biến cố nhằm “giải 
phóng” cốt truyện kể việc bằng cốt truyện tâm lí. 
Việc “mã hóa” cốt truyện theo cơ chế “phi cốt truyện” không chỉ đòi hỏi yếu tố

Tài liệu đính kèm:

  • pdfTruyen ngan Thach Lam_11936955.pdf