Tuần 11 - Tiết 22, Bài 16: Phương trình hóa học - Trần Thị Ngọc Hiếu

I. MỤC TIÊU: Sau tiết này HS phải:

1.Kiến thức: Biết được:

- Phương trình hoá học biểu diễn phản ứng hoá học.

- Các bước lập phương trình hoá học.

2. Kĩ năng:

- Biết lập phương trình hoá học khi biết các chất phản ứng (tham gia) và sản phẩm.

3.Thái độ:

- Yêu thích môn học và có tinh thàn tưong tác nhóm.

4. Trọng tâm:

- Biết cách lập phương trình hóa học.

5. Năng lực cần hướng đến:

- Năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học, năng lực giải quyết vấn đề thông qua môn hóa học, năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào cuộc sống, năng lực tính toán.

II. CHUẨN BỊ:

 

doc 5 trang Người đăng giaoan Lượt xem 1321Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Tuần 11 - Tiết 22, Bài 16: Phương trình hóa học - Trần Thị Ngọc Hiếu", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 11 Ngày soạn: 22/10/2014
Tiết 22 Ngày dạy: 29/10/2014
Bài 16: PHƯƠNG TRÌNH HOÁ HỌC(T1)
I. MỤC TIÊU: Sau tiết này HS phải:
1.Kiến thức: Biết được: 
- Phương trình hoá học biểu diễn phản ứng hoá học.
- Các bước lập phương trình hoá học.
2. Kĩ năng: 
- Biết lập phương trình hoá học khi biết các chất phản ứng (tham gia) và sản phẩm. 
3.Thái độ: 
- Yêu thích môn học và có tinh thàn tưong tác nhóm. 
4. Trọng tâm:
- Biết cách lập phương trình hóa học.
5. Năng lực cần hướng đến: 
- Năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học, năng lực giải quyết vấn đề thông qua môn hóa học, năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào cuộc sống, năng lực tính toán.
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên và học sinh:
a.GV: Hình 2.5/ 48 SGK.
 Bảng phụ ghi một số sơ đồ phản ứng. 
b. HS: Tìm hiểu nội dung bài học trước khi lên lớp.
2. Phương pháp:
 Làm mẫu bắt chước – Hỏi đáp – Làm việc nhóm.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
1. Ổn định lớp (1’): 
Lớp
Sĩ số
Tên học sinh vắng
8A1
..
8A5
..
8A6
..
2. Kiểm tra bài cũ(5’):
 HS1: Phát biểu nội dung định luật bảo toàn khối lượng và biểu thức của định luật.
 HS2: Sữa bài tập 3/ 54 SGK.
3. Bài mới:
a. Giới thiệu bài:(1’) Làm cách nào để biểu diễn một phản ứng hoá học? Cách biểu diễn ra sao? Chúng ta cùng tìm hiểu.
b. Các hoạt động chính:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung ghi bảng
Hoạt động 1. Tìm hiểu về phương trình hoá học(10’).
-GV: Từ phương trình chữ bài tập số 3, yêu cầu HS viết phương trình hoá học bằng cách thay CTHH của các chất.
-GV: Yêu cầu HS so sánh số nguyên tử của mỗi nguyên tố ở hai vế trong PT trên.
-GV: Hướng dẫn HS cách để cân bằng số nguyên tử của mỗi nguyên tố.
-GV: Yêu cầu HS so sánh tiếp.
-GV: Hường dẫn HS cân bằng Mg.
-GV: Số nguyên tử của mỗi nguyên tố đã bằng nhau Phương trình đã lập đúng 
-GV: Phân biệt các số trong phương trình hoá học. 
-GV: Treo hình 2.5 SGK và yêu cầu HS viết phương trình phản ứng giữa H và O theo các bước hướng dẫn của GV.
-HS: Viết PTHH theo hướng dẫn của GV:
 Mg + O2 MgO
-HS: Dựa vào PTHH để so sánh.
-HS: Thực hiện cân bằng theo hướng dẫn của GV:
 Mg + O2 2MgO
-HS: Oxi bằng nhau
 Mg không bằng nhau.
-HS: Thực hiện:
 2Mg + O2 2MgO
-HS: Nghe giảng và ghi nhớ.
-HS: Viết PTHH
 Hidro + Oxi nước
 2H2 + O2 2 H2O
I. Lập phương trình hoá học
1. Phương trình hoá học
-Ví dụ1 :
 2Mg + O2 " 2MgO
Ví dụ 2:
Hidro + Oxi " nước
2H2 + O2 "2 H2O
Hoạt động 2: Tìm hiểu các bước lập phương trình hoá học(10’).
-GV: Qua 2 ví dụ trên các nhóm hãy thảo luận và cho biết các bước lập phương trình hoá học ?
-GV: Đưa bài tập: biết photpho khi bi đốt cháy trong oxi thu được hợp chất diphotpho pentaoxit. Hãy lập phương trình hoá học của phản ứng. 
-HS: Các bước lập phương trình hoá học:
B1: Viết sơ đồ phản ứng
B2: Cân bằng số nguyên tử của mỗi nguyên tố
B3: Viết phương trình hoá học 
-HS: Suy nghĩ và thực hiện viết PTHH:
 4P + 5O2 2P2O5
2. Các bước lập phương trình hoá học:
B1: Viết sơ đồ phản ứng
B2: Cân bằng số nguyên tử của mỗi nguyên tố
B3: Viết phương trình hoá học 
4P + 5O2 " 2P2O5
Hoạt động 3. Luyện tập(13’).
-GV: Yêu cầu HS lập một số phương trình hóa học sau:
a Fe + Cl2 -----> FeCl3
b. SO2 + O2 -----> SO3
c.Na2SO4 + BaCl2 -----> NaCl + BaSO4.
-GV: Định hướng cách cân bằng từng sơ đồ một theo các bước đã nêu ở phần trên.
-HS: Suy nghĩ và thảo luận làm bài tập trong 5’:
- HS: Thực hiện cân bằng theo hướng dẫn của GV.
a. 2Fe + 3Cl2 2FeCl3
b. 2SO2 + O2 2SO3
c.Na2SO4 + BaCl2 2NaCl + BaSO4
4. Củng cố : Yêu cầu HS lập một số phương trình hóa học sau:
a Fe + Cl2 -----> FeCl3 b. SO2 + O2 -----> SO3 c.Na2SO4 + BaCl2 -----> NaCl
5. Nhận xét, dặn dò(1’):
 Nhận xét tinh thần thái độ hoc tập của học sinh. 
 Làm bài tập về nhà: 2,3,4,5,7SGK/ 57 và chuẩn bị phần tiếp theo của bài.
IV. RÚT KINH NGHIỆM:
Tuần 12 Ngày soạn: 29/10/2014
Tiết 23 Ngày dạy: 03/11/2014
Bài 16. PHƯƠNG TRÌNH HOÁ HỌC (TT)
I. MỤC TIÊU: Sau tiết này HS phải:
1. Kiến thức: Biết được: 
- Ý nghĩa của phương trình hoá học: Cho biết các chất phản ứng và sản phẩm, tỉ lệ số phân tử, số nguyên tử giữa các chất trong phản ứng. 
2. Kĩ năng: 
- Xác định được ý nghĩa của một số phương trình hoá học cụ thể.
3.Thái độ: 
- Yêu thích môn học có tinh thần hợp tác nhóm .
4. Trọng tâm:
- Biết ý nghĩa của phương trình hóa học.
5. Năng lực cần hướng đến: 
- Năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học, năng lực giải quyết vấn đề thông qua môn hóa học, năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào cuộc sống, năng lực tính toán.
II.CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên và học sinh: 
a.GV: Bảng phụ có sẵn bài tập vận dụng.
b.HS: Xem trước bài mới. 
2. Phương pháp: Thảo luận nhóm – hoạt động cá nhân – đàm thoại. 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
1. Ổn định lớp(1’): 
2. Kiểm tra (15’):
 Câu 1( 4đ): Nêu các bước lập phương trình hoá học.
 Câu 2 (6đ): Hãy lập phương trình hóa học: 
 a. P + O2 -----> P2O5
 b. Na2CO3 + Ca(OH)2 --------> NaOH + CaCO3
 c. Zn + HCl -------> ZnCl2 + H2 
Đáp án
Điểm
Câu 1: Có 3 bước lập PTHH 
B1: Viết sơ đồ phản ứng
B2: Cân bằng số nguyên tử của mỗi nguyên tố.
B3: Viết PTHH
Câu 2: Lập phương trình hóa học 
 a. 4P + 5O2 2P2O5
 b. Na2CO3 + Ca(OH)2 2NaOH + CaCO3
 c. Zn + 2HCl ZnCl2 + H2 
1 đ.
1đ
1đ
1đ
Lập đúng mỗi PT được 2 đ
3. Vào bài mới: 
a. Giới thiệu bài: (1’) Ở tiết trước chúng ta đã hoc về cách lập phương trình hoá học. Vậy khi nhìn vào một phương trình hoá học thì chúng ta biết được điều gì?
b. Các hoạt động chính:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung ghi bảng
Hoạt động 1. Tìm hiểu ý nghĩa của phương trình hoá học(10’)
-GV: Ở tiêt trước chúng ta đã học về cách lập phương trình hoá học. Vậy nhìn vào một phương trình chúng ta biết được những diều gì?
-GV: Gọi đại diện nhóm lên trả lời.
-GV: Yêu cầu HS lấy ví dụ.
-GV: Vậy các em hiểu tỉ lệ trên là như thế nào?
-GV: Em hãy cho biết tỉ lệ số nguyên tử, phân tử giữa các chất trong các phân tử ở bài tập 2 SGK /54.
-HS: Thảo luận trong 3’ và trả lời câu hỏi: Cho biết tỉ lệ số nguyên tử, phân tử của các chất trong phản ứng.
-HS: Đại diện các nhóm trả lời.
-
HS: Lấy ví dụ:
 4Al + 3O2 2Al2O3
Tỉ lệ Al : O2 : Al2O3 = 4 : 3 : 2.
 Al : O2 = 4 : 3.
 Al : Al2O3 = 4 : 2.
 O2 : Al2O3 = 3 : 2.
-HS: Trả lời câu hỏi của GV.
- HS: Làm BT bài 2: 
a. 4Na + O2 2Na2O.
Tỉ lệ: 
 Na : O2 : Na2O = 4:1 : 2.
 Na : O2 = 4 : 1.
 Na : Na2O = 4 : 2.
 O2 : Na2O = 1 : 2. 
b. P2O5 + 3H2O 2H3PO4
Tỉ lệ 
P2O5 : H2O : H3PO4 = 1 : 3 : 2.
P2O5 : H2O = 1 : 3.
P2O5 : H3PO4 = 1 : 2.
H2O : H3PO4 = 3 : 2.
II. Ý nghĩa của phương trình hoá học
Phương trình hoá học cho biết tỉ lệ về số phân tử, nguyên tử giữa các chất cũng như từng cặp chất trong phản ứng 
Ví dụ: 2H2 + O2 "2H2O
Ta có tỉ lệ: Số phân tử H2, số phân tử O2, số phân tử H2O: 2:1:2
- Tỉ lệ đó có nghĩa là cứ 2 phân tử Hidro tác dụng vừa đủ với 1 phân tử oxi tạo ra 2 phân tử nước
Hoat động 2. Luyện tập(17’).
-GV: Yêu cầu HS chắc lại các bước lập phương trình hoá học. 
-GV: Chia lớp thành 4 nhóm thảo luận và làm bài tập 4,5,6,7 SGK.
-GV: Yêu cầu đại diện nhóm lên trả lời.
- GV: Yêu cầu HS lấy tỉ lệ các cặp chất có trong từng phản ứng.
-HS: Nêu các bước lập phương trình hoá học.
-HS: Thảo luận và làm bài:
Bài 7:
a. 2 Cu + O2 CuO
b. Zn + 2HCl ZnCl2 +H2
c. CaO+ 2HNO3 Ca(NO3) +H2O
- HS: Các nhóm lên bảng thực hiện bài tập.
- HS: Lấy tỉ lệ các cặp chất.
Bài 4:
Na2CO3+CaCl2"CaCO3+2NaCl
Tỉ lệ: 1: 1: 1: 2
Bài 5:
Mg + H2SO4 " MgSO4 H2
Tỉ lệ: 1: 1: 1: 1
Bài 6:
4P + 5O2 2P2O5
Tỉ lệ: 4: 5: 2
4. Nhận xét, dặn dò (1’):
 Làm lại các bài tập vào vở.
 Xem trước “Bài luyện tập 3”.
IV. RÚT KINH NGHIỆM: 

Tài liệu đính kèm:

  • docBài 16. Phương trình hóa học - Trần Thị Ngọc Hiếu - Trường THCS Liêng Trang.doc