Tuần 26 - Tiết 50, Bài 45: Kinh tế Trung và Nam Mĩ (Tiếp theo)

 1.Kiến thức:

 Học sinh cần nắm được:

 - Tình hình phát triển và phân bố sản xuất công nghiệp ở Trung và Nam Mĩ . Vấn đề siêu đô thị ở Nam Mĩ.

 - Sự khai thác vùng A-ma-dôn của các nước Trung và Nam Mĩ

 - Vai trò kinh tế của khối thị trường chung Nam Mĩ Mec-cô-xua

 2. Kĩ năng:

- Rèn kĩ năng đọc, phân tích lược đồ để rút ra những kiến thức về sự phân bố các ngành công nghiệp, về lợi ích của khối Méc-cô-xua

- Phân tích các kế hoạch khai thác rừng và hậu quả của nó.

3. Thái độ:

 Giáo dục học sinh ý thức trồng và bảo vệ rừng

 

doc 10 trang Người đăng giaoan Lượt xem 7000Lượt tải 5 Download
Bạn đang xem tài liệu "Tuần 26 - Tiết 50, Bài 45: Kinh tế Trung và Nam Mĩ (Tiếp theo)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần:26 Ngày soạn:
Tiết: 50 Ngày dạy:.. 
 Bài 45: KINH TẾ TRUNG VÀ NAM MĨ ( TT).
I.MỤC TIÊU:
 1.Kiến thức:
 Học sinh cần nắm được:
 - Tình hình phát triển và phân bố sản xuất công nghiệp ở Trung và Nam Mĩ . Vấn đề siêu đô thị ở Nam Mĩ.
 - Sự khai thác vùng A-ma-dôn của các nước Trung và Nam Mĩ 
 - Vai trò kinh tế của khối thị trường chung Nam Mĩ Mec-cô-xua
 2. Kĩ năng:
- Rèn kĩ năng đọc, phân tích lược đồ để rút ra những kiến thức về sự phân bố các ngành công nghiệp, về lợi ích của khối Méc-cô-xua
- Phân tích các kế hoạch khai thác rừng và hậu quả của nó.
3. Thái độ: 
 Giáo dục học sinh ý thức trồng và bảo vệ rừng
Trọng tâm bài học : công nghiệp 
II.PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
 * Giáo viên:
 - Lược đồ phân bố nông nghiệp Trung và Nam Mĩ .
 - Lược đồ phân bố công nghiệp Trung và Nam Mĩ. 
 - Câu hỏi thảo luận.
 - Bài tập củng cố dặn dò. 
 - Một số hình ảnh các ngành công nghiệp tiêu biểu: khai thác, lọc dầu, thực phẩm
 - Hình ảnh và tư liệu khai thác rừng A-ma-dôn của Brazil, động vật sống trong rừng.
 - Tài liệu tham khảo:
 + Thực hành Địa lí 7
 + Sách giáo viên Địa lí 7
 + Tư liệu Địa lí 7
 + Tài liệu chuẩn kiến thức kĩ năng, tích hợp môi trường Địa 7
 + Hướng dẫn trả lời câu hỏi và bài tập lịch sử 7.
 * Học sinh:
 - Sách giáo khoa địa lí 7
 - Vở, bút, thước
 - Bảng con, nam châm.
 - Soạn bài ở nhà
 + Chuẩn bị theo những gơi ý SGK
 + Sưu tầm những hiểu biết về rừng Amadôn, khối thị trường chung Meccôxua, các ngành công ở Trung và Nam Mĩ.
III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
 1.Ổn định:1’
 2.Kiểm tra bài cũ: 4’
Câu hỏi: 
 HS: - Đặc điểm ngành trồng trọt ở các nước Trung và Nam Mĩ?
 - Nêu tên và sự phân bố các loại cây trồng chính ở Trung và Nam Mĩ ?
 3.Bài mới: 35’
 Giới thiệu bài: “Tiết học rồi chúng ta đã tìm hiểu về đặc điểm nông nghiệp của Trung và Nam Mĩ . Tiết học hôm nay chúng ta nghiên cứu về tình hình sản xuất và phân bố công nghiệp, thực trạng khai thác rừng A-madôn và việc thành lập khối kinh tế Mec-cô-xua nhằm thoát khỏi sự lũng đoạn kinh tế của tư bản nước ngoài. Để hiểu rõ hơn tiết học hôm nay chúng ta tìm hiểu qua bài 45:” KINH TẾ TRUNG VÀ NAM MĨ”
TG
HOẠT ĐỘNG THẦY 
HOẠT ĐỘNG HS
NỘI DUNG 
15’
12’
8’
- Tiếp theo chúng 
ta tìm hiểu về công nghiệp.
Hoạt động 1:
-Dựa vào H45.1 + thông tin SGK + ảnh “Dệt may, thực phẩm, lọc dầu, cơ khí.”
? Kể tên các ngành công nghiệp chủ yếu ở Trung và Nam Mĩ?
? Trình bày sự phân bố sản xuất của các ngành công nghiệp chủ yếu của khu vực Trung và Nam Mĩ ?
 * Nhóm 1,3: Các ngành công nghiệp khai thác dầu, luyện kim đen, luyện kim màu, lọc dầu, đóng tàu.
Nhóm 2,4: Cơ khí, thực phẩm, hóa chất, dệt, sản xuất ôtô.
? Qua bảng nhận xét sự phân bố của các ngành công nghiệp ở Trung và Nam Mĩ?
? Quan sát bản đồ, dựa vào sự phân bố công nghiệp, so sánh trình độ phát triển công nghiệp của các nước Trung và Nam Mĩ?
 - Các nước công nghiệp mới có nền kinh tế phát triển tương đối toàn diện?
- Các nước khu vực An-đét và eo đất Trung Mĩ phát triển mạnh ngành công nghiệp nào? 
 ? Tại sao các ngành đó được chú trọng phát triển?
 - Các nước trong vùng biển Caribê phát triển những ngành công nghiệp nào? 
 ? Tại sao các ngành đó được chú trọng phát triển?
GV: Từ thời kì chiến tranh thế giới lần II Hoa Kì biến khu vực này thành một thị trường tiêu thụ hàng hóa và cung cấp nguyên liệu giá rẻ. Điều đó để lại hậu quả tài nguyên tiêu hao nhanh, kinh tế trì truệ, nợ nước ngoài chồng chất, hàng năm phải dành 1/3 tổng giá trị xuất khẩu để trả lãi.
- Các nước công nghiệp mới luôn cố gắng thu hút vốn đầu tư nước ngoài để phát triển công nghiệp, nhưng sử dụng vốn vay không hiệu quả, thiếu vốn trầm trọng, gánh nợ nước ngoài rất lớn, hai con nợ lớn nhất thế giới là Brazil và Mê-hi-cô mỗi nước nợ trên 100 tỉ USD
- Sự thiếu vốn và hạn chế về trình độ khoa học kĩ thuật đã ảnh hưởng đến công cuộc công nghiệp hóa các nước 
GV: Giới thiệu GDP và nơ nước ngoài của một số quốc gia Mĩ La Tinh năm 2004.
Chuyển ý:
Hoạt động 2:
Treo ảnh tư liệu: Rừng Amadôn
? Quan sát các hình ảnh trên hãy cho biết vai trò to lớn của rừng Amadôn?
GV: Cung cấp thông tin về rừng Amadôn
Với diện tích rộng lớn, đất đai màu mỡ, mạng lưới sông ngòi rộng lớn dày đặc, nhiều khoáng sản với trữ lượng lớn. Mỗi năm vùng rừng này hấp thụ khoảng một tỷ tấn cacbon dưới dạng cáckhí nóng thải vào khí quyển, tương đương với lượng khí nóng do nửa tỷ xe ơ tơ con thải ra hàng năm. Amazon không chỉ là lá phổi của thế giới, một vùng dự trữ sinh học quí giá mà còn là vùng có nhiều tiềm năng để phát triển nông nghiệp, công nghiệp và giao thông vận tải đđường sông.
- Rừng A-ma-dôn được khai thác như thế nào?
?Khai thác rừng Amadôn nhằm mục đích gì?
GV: Treo ảnh về khai thác rừng Amadôn
? Bên cạnh lợi ích kinh tế khai thác rừng dẫn đến hậu quả gì?
GV: Giáo dục HS vấn đề bảo vệ rừng
? Tại sao chúng ta phải bảo vệ rừng?
GV: Treo ảnh Hậu quả khai thác rừng- bảo vệ rừng
GV: Giáo dục HS phong trào xanh hóa 
Chuyển ý
Hoạt động 3:
- Dựa vào thông tin mục 4 SGK cho biết:
? Khối thị trường chung Mec-cô-xua được thành lập năm nào? Gồm những quốc gia nào? 
GV: Cho HS quan sát biểu tượng, trụ sở, sự hợp tác các thành viên Meccôxua
? Mục tiêu và vai trò chung của khối thị trường chung Mec-cô-xua?
? Thành tựu khối?
HS: Quan sát.
HS: Khai thác dầu, luyện kim đen, màu, lọc dầu, đóng tàu, cơ khí, thực phẩm, hóa chất, dệt, sản xuất ô tô.
HS: Chia 4 nhóm thảo luận 2’
Đại diện nhóm trình bày:
- Nhóm 1 trình bày, nhóm 3 nhận xét,bổ sung. Xác định trên bản đồ.
Ngành công
nghiệp
Phân bố
Khaithác dầu
Vênêxuêla,Côlômbia,
Braxin,Achentina.
Luyện kim đen
Chilê, Braxin,
Achentina
Luyện kim màu
Chilê, Braxin,
Guyana.
Lọc dầu
Vênêxuêla,Braxin.
Guyana,Côlômbia,
Urugoay.
Đóng tàu
Braxin.
- Nhóm 2 trình bày, nhóm 4 nhận xét, bổ sung. Xacù định trên bản đồ.
Ngành công
nghiệp
Phân bố
Cơ khí
Braxin,
Achentina.
Thực phẩm
Cuba,Eo đấtTrungMĩ, Braxin,
Achentina,
Paragoay
Hóa chất
Vênêxuêla,
Braxin,
Achentina.
Dệt
Vênêxuêla,
Côlômbia,
Braxin,
Achentina.
Sản xuất ô tô
Braxin
HS: Phân bố không đều.
HS: so sánh
HS:-Vênêxuêla,Braxin,Achentina,
Chilê: Các nước công nghiệp mới có nền kinh tế phát triển tương đối toàn diện.
HS:- Các nước khu vực An-đét và 
eo đất Trung Mĩ phát triển công nghiệp khai khoáng, thực phẩm.
HS: - Khu vực Anđét có nguồn tài nguyên khoáng sản sẵn có trong tự nhiên: dầu mỏ, kim loại màu; các xí nghiệp nằm trong tay Tư bản nước ngoài.
HS: Các nước trong vùng biển Caribê phát triển công nghiệp thực phẩm và sơ chế nông sản
HS: -Nằm trong vành đai nhiệt đới và xích đạo, có điều kiện phát triển nông nghiệp. Đặc biệt cây công nghiệp và cây ăn quả; giáp biển.
- Học sinh nghe.
HS:
- Là lá phổi của thế giới
- Là vùng dự trữ sinh học quí giá
- Nguồn dự trữ nước, điều hòa khí hậu, cân bằng sinh thái toàn cầu.
- Vùng đất rừng có nhiều tài nguyên khoáng sản.
- Nhiều tiềm năng phát triển kinh tế (diện tích rộng , đất đai màu mỡ, mạng lưới sông ngòi lớn dày đặc,)
HS:Trước kia người Anh điêng sống bằng hái lượm không ảnh hưởng đến thiên nhiên
- Từ những năm 1970 chính phủ Brazil đã cho làm:
+ Một con đường xuyên qua rừng A-ma-dôn tạo điều kiện phát triển kinh tế
+ Xây dựng nhiều đập thủy điện trên các nhánh sông A-ma-dôn
+ Nông dân nghèo Brazil phá rừng chiếm đất bán cho Mĩ, Pháp, Đức tới 650.000 ha với giá rẻ, phá rừng lấy gỗ, lấy đất canh tác ,.
HS: Khai thác rừng tạo điều kiện phát triển kinh tế nâng cao đời sống vùng đồngbằng A-madôn
HS: Quan sát
HS: Tác động xấu đến môi trường, mất cân bằng sinh thái, khí hậu khu vực và tàn cầu bị biến đổi, xói mòn đất.
HS: Vì diện tích rừng nước ta có xu hướng giảm do khai thác bừa bãi
Hạn chế gió bão, lũ lụt, hạn hán, sa mạc hóa.
HS: Được thành lập 1991 gồm 4 quốc gia: Brazil, Paragoay, Urugoay, Achentina. Sau đó kết nạp thêm Chi lê và Bô-li-vi-a.
HS: Quan sát
HS:
+ Tháo dỡ hàng rào hải quan
+ Tăng cường trao đổi thương mại giữa các quốc gia trong khối.
+ Thoát khỏi sự lũng đoạn kinh tế của Hoa Kì.
HS: việc tháo dỡ hàng rào thuế quan và tăng cường tao đổi thương mại giữa các quốc gia trong khối đã góp phần làm tăng sự thịnh vượng của các thành viên trong khối
2. Công nghiệp:
- Các ngành công nghiệp chủ yếu:khai thác khoáng sản, sơ chế nông sản, và chế biến thực phẩm để xuất khẩu.
- Phân bố không đều:
 + Các nước công nghiệp mới có nền kinh tế phát triển tương đối toàn diện như : Brazil, Achentina, Chi lê, Vê-nêxuêla.
+ Các nước khu vực An-đét và eo đất Trung Mĩ phát triển công nghiệp khai khoáng, thực phẩm.
 + Các nước trong vùng biển Caribê phát triển công nghiệp thực phẩm và sơ chế nông sản.
3.Vấn đề khai thác rừng Amadôn:
 a. Vai trò :
- Là lá phổi của thế giới
- Là vùng dự trữ sinh học quí giá
- Nguồn dự trữ nước, điều hòa khí hậu, cân bằng sinh thái toàn cầu.
- Vùng đất rừng có nhiều tài nguyên khoáng sản.
- Nhiều tiềm năng phát triển kinh tế 
b. Aûnh hưởng của việc khai thác rừng A-ma-dôn:
- Khai thác rừng tạo điều kiện phát triển kinh tế nâng cao đời sống vùng đồng bằng A-madôn
- Vấn đề môi trường cần quan tâm: hủy hoại môi trường, ảnh hưởng xấu đến khí hậu của khu vực và toàn cầu.
4. Khối thị trường chung Meccô xua:
 - Được thành lập 1991 gồm 4 quốc gia: Brazil, Paragoay, Urugoay, Achentina. Sau đó kết nạp thêm Chi lê và 
Bô-li-vi-a.
- Mục tiêu:
+ Tháo dỡ hàng rào hải quan.
+ Tăng cường trao đổi thương mại giữa các quốc gia trong khối.
+ Thoát khỏi sự lũng đoạn kinh tế của Hoa Kì.
- Thành tựu: gia tăng sự thịnh vượng của các thành viên trong khối.
4. Cũng cố: 4’
 4.1 Xác định sự phân bố các ngành công nghiệp ở Trung và Nam Mĩ?
 4.2 Hoàn chỉnh sơ đồ bằng cách nối các mũi tên theo hướng thích hợp?
Khai thác rừng Amadôn
Lấy đất trồng
Lấy gỗ
Mở đường
Khai thác cây
Rừng bị phá
Rừng cạn kiệt
Rừng bị phá
Rừng bị phá
Bảo vệ môi trường
 4.3.Trò chơi giải đáp ô chữ.
5.Dặn dò: 1’
 - Học bài, chú ý các câu hỏi trong SGK
 - Chuẩn bị bài 46: “ Thực hành”
 + Quan sát H46.1 cho biết 2 bên sườn đông và tây có bao nhiêu đai thực vật, giới hạn độ cao của từng đai.
 + Quan sát H46.2 giải thích tại sao ở độ cao 0-1000m ở sườn đông có rừng nhiệt đới còn sườn tây là thực vật nửa hoang mạc.
* Rút kinh nghiệm:

Tài liệu đính kèm:

  • docBài 45. Kinh tế Trung và Nam Mĩ (Tiếp theo).doc