Tuần 3, Tiết 5: Trùng biến hình và trùng giày - Trần Thị Hoàng Oanh

I. Mục tiêu:

1. Kiến thức:

- Mô tả được hình dạng, cấu tạo và hoạt động sống của trùng biến hình.

- Mô tả được hoạt động sống của trùng giày.

2. Kỹ năng:

- Rèn kỹ năng quan sát, so sánh, phân tích, tổng hợp.

- Rèn kỹ năng hoạt động nhóm.

3. Thái độ:

- Giáo dục ý thức yêu thích môn học.

II. Các kĩ năng sống cơ bản:

- Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin khi đọc SGK và quan sát tranh ảnh để tìm hiểu cấu tạo và các hoạt động sống của trùng biến hình và trùng giày.

- Kĩ năng hợp tác và lắng nghe tích cực.

- Kĩ năng tự tin khi trình bày ý kiến trước tổ, lớp.

 

doc 2 trang Người đăng giaoan Lượt xem 1452Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Tuần 3, Tiết 5: Trùng biến hình và trùng giày - Trần Thị Hoàng Oanh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 3 Ngày soạn: 09/09/2012
Tiết 5: TRÙNG BIẾN HÌNH VÀ TRÙNG GIÀY
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- Mô tả được hình dạng, cấu tạo và hoạt động sống của trùng biến hình.
- Mô tả được hoạt động sống của trùng giày.
2. Kỹ năng:
- Rèn kỹ năng quan sát, so sánh, phân tích, tổng hợp.
- Rèn kỹ năng hoạt động nhóm.
3. Thái độ:
- Giáo dục ý thức yêu thích môn học.
II. Các kĩ năng sống cơ bản:
- Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin khi đọc SGK và quan sát tranh ảnh để tìm hiểu cấu tạo và các hoạt động sống của trùng biến hình và trùng giày.
- Kĩ năng hợp tác và lắng nghe tích cực.
- Kĩ năng tự tin khi trình bày ý kiến trước tổ, lớp.
III. Phương pháp:
- Dạy học nhóm.
- Vấn đáp – tìm tòi.
IV. Phương tiện:
- Tranh phóng to H5.1, 5.2, 5.3.
- Sơ đồ: Sự sinh sản, di chuyển của trùng giày.
V. Tiến trình:
1. ổn định lớp: (1’)
2. Kiểm tra bài cũ: (5’)
- Trình bày đặc điểm dinh dưỡng và sinh sản của trùng roi? 
- Trùng roi giống và khác tế bào thực vật ở đặc điểm nào?
 3. Bài mới :
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Ghi bảng
Hoạt động 1: Tìm hiểu trùng biến hình (23’)
Mục tiêu: - Mô tả được hình dạng, cấu tạo và hoạt động sống của trùng biến hình.
1. Cấu tạo và di chuyển:
- Yêu cầu HS nghiên cứu thông tin SGK và quan sát H5.1.
- Cấu tạo trùng biến hình?
- Trùng biến hình di chuyển bằng bộ phận nào?
2. Dinh dưỡng:
- Yêu cầu HS quan sát H5.2, sắp xếp cho đúng thứ tự quá trình bắt mồi của trùng biến hình.
- Yêu cầu HS diễn đạt quá trình bắt mồi.
 GV lưu ý chỉnh sửa câu trả lời cuả HS ® hướng HS đến câu trả lời đúng.
* Chốt: Thức ăn được tiêu hoá ở đâu? 
- Quá trình trao đổi khí thực hiện như thế nào?
- Nước thừa, chất thải được đưa ra ngoài như thế nào?
3. Sinh sản:
- Trùng biến hình sinh sản bằng hình thức nào?
- HS nghiên cứu thông tin và quan sát hình.
- Gồm một khối chất nguyên sinh lỏng và nhân.
- Di chuyển nhờ chân giả.
- HS quan sát hình, sắp xếp theo thứ tự quá trình bắt mồi của trùng biến hình.
- HS thực hiện.
- Thức ăn được tiêu hoá trong tế bào ® tiêu hoá nội bào.
- Trao đổi khí thực hiện qua bề mặt cơ thể.
- Nước tập trung tại không bào co bóp ® đưa ra ngoài.
Chất thải đưa ra ngoài ở vị trí bất kì trên cơ thể.
- Sinh sản vô tính bằng phân đôi cơ thể. 
I. Trùng biến hình:
1. Cấu tạo và di chuyển:
- Cấu tạo: gồm một khối chất nguyên sinh lỏng và nhân.
- Di chuyển: nhờ chân giả.
2. Dinh dưỡng:
- Thức ăn được tiêu hoá trong tế bào (tiêu hoá nội bào).
- Hô hấp bằng cách trao đổi khí thực hiện qua bề mặt cơ thể.
3. Sinh sản:
- Phân đôi. 
Hoạt động 2: Tìm hiểu trùng giày (10’)
Mục tiêu: - Mô tả được hoạt động sống của trùng giày.
- Yêu cầu H nghiên cứu thông tin và quan sát H5.3, 5.1, đọc kĩ các chú thích để so sánh trùng giày và trùng biến hình về: nhân, không bào co bóp, quá trình tiêu hoá thức ăn.
- Tiêu hoá ở trùng giày khác tiêu hoá ở trùng biến hình như thế nào?
- Trùng giày sinh sản như thế nào?
G giảng thêm về sinh sản tiếp hợp. 
- H nghiên cứu thông tin và quan sát hình, thảo luận nhóm trả lời các câu hỏi mục Ñ. Cử đại diện trả lời, nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- Trùng giày có rãnh miệng và lỗ miệng ở vị trí cố định.
Thức ăn được lông bơi cuốn vào lỗ miệng rồi không bào tiêu hoá được hình thành từng cái ở cuối hầu. Không bào tiêu hoá di chuyển trong cơ thể theo một quỹ đạo xác định để chất dinh dưỡng được hấp thụ dần đến hết rồi chất thải được loại ra ở lỗ thoát ở vị trí cố định.
® Bộ phận tiêu hoá chuyên hoá và phức tạp hơn.
- Phân đôi theo chiều ngang cơ thể hoặc sinh sản hữu tính bằng cách tiếp hợp.
II. Trùng giày:
1. Dinh dưỡng:
 (SGK)
2. Sinh sản:
- Phân đôi.
- Tiếp hợp.
4. Củng cố: (4’)
- Đọc ghi nhớ.
- Trả lời câu hỏi 1, 2 SGK.
5. HDVN: (2’)
- Đọc mục :” Em có biết”.
- Chuẩn bị bài: Trùng kiết lị và trùng sốt rét.
 Kẻ bảng so sánh trùng kiết lị và trùng sốt rét vào vở.
Rút kinh nghiệm: 	

Tài liệu đính kèm:

  • docBài 5. Trùng biến hình và trùng giày - Trần Thị Hoàng Oanh - Trường THCS Chi Lăng.doc