I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
- Học sinh biết cách sắp xếp bố cục trong một bài trang trí
- Rèn khả năng vẽ màu và tạo các hoạ tiết cho học sinh
- Các em biết yêu cái đẹp và từ đó sảng tạo ra cái đẹp cho cuộc sống.
II. CHUẨN BỊ
- GV: Bài soạn, tranh minh hoạ của học sinh năm trước, của giáo viên
- HS: Vở ghi, chì, màu vẽ
III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP
1. Ổn định tổ chức lớp.
Kiểm tra sĩ số lớp nắm tình hình chung.
2. Kiểm tra bài cũ.
Kiểm tra bài vẽ tranh đề tài của học sinh
Yêu cầu màu vẽ đẹp và bố cục hợp lý
3. Bài mới
Ngày soạn: 2/10/ 2013 Tuần 8 MT6 Tiết 8 Bài 6: Vẽ trang trí CÁCH SẮP XẾP BỐ CỤC TRONG TRANG TRÍ I. MỤC TIÊU BÀI HỌC - Học sinh biết cách sắp xếp bố cục trong một bài trang trí - Rèn khả năng vẽ màu và tạo các hoạ tiết cho học sinh - Các em biết yêu cái đẹp và từ đó sảng tạo ra cái đẹp cho cuộc sống. II. CHUẨN BỊ - GV: Bài soạn, tranh minh hoạ của học sinh năm trước, của giáo viên - HS: Vở ghi, chì, màu vẽ III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP 1. Ổn định tổ chức lớp. Kiểm tra sĩ số lớp nắm tình hình chung. 2. Kiểm tra bài cũ. Kiểm tra bài vẽ tranh đề tài của học sinh Yêu cầu màu vẽ đẹp và bố cục hợp lý 3. Bài mới HOẠT ĐỘNG CỦA GV- HS Hoạt động 1: Hướng dẫn hs quan sát nhận xét. - Giáo viên cho học sinh xem các bài vẽ 1. Một bài trang trí đẹp cần đảm bảo những yếu tố gì ? + HS: Một bài trang trí tốt cần biết cách sắp xếp các hình mảng, đường nét, màu sắc sao cho thuận mắt hợp lý. 2. Trong một bài trang trí ta sắp xếp các mảng lớn nhỏ ra sao ? + HS: Sắp xếp các mảng hình lớn nhỏ cho phù hợp với các khoảng trống của nền. Hoạ tiết có cần sắp xếp hài hoà không ? + HS: Cần sắp xếp hài hoà để bài vẽ không bị nặng nề, không rối mắt, không dàn chải. Hoạt động 2: Hướng dẫn hs trang trí các hình cơ bản. 1. Thế nào là nguyên tắc nhắc lại ? + HS: Một hoạ tiết hay một nhóm hoạ tiết được vẽ lặp lại nhiều lần có thể đảo ngược theo một trật tự nhất định gọi là sắp xếp nhắc lại. 2. Thế nào là nguyên tắc xen kẽ ? + HS: Hai hay nhiều hoạ tiết được vẽ xen kẽ nhau và lặp lại gọi là sắp xếp xen kẽ. 3. Em hiểu thế nào là hoạ tiết đối xứng ? + HS: Hoạ tiết được vẽ giống nhau qua một hay nhiều trục gọi là cách sắp xếp đối xứng. 4. Mảng hình không đều là mảng hình như thế nào ? + HS: Tuy không đều nhau nhưng vẫn tạo ra sự cân bằng, cân xứng, thuận mắt trong bài vẽ thì được gọi là sắp xếp mảng hình không đều . GV: cho hs xem hình trong sgk và phân tích từng nội dung. Hoạt động 3: Hướng dẫn hs làm bài. 1. Để làm được một bài trang trí cơ bản chúng ta phải thực hiện những bước nào ? GV: Cho hs xem hình gợi ý các bước vẽ. + HS: * Kẻ trục đối xứng. * Tìm các mảng hình * Tìm và chọn các hoạ tiết cho phù hợp với các mảng hình. GV: cho hs xem hình trong sgk và phân tích từng nội dung. GV: cho hs thực hành.? - Tập sắp xếp mảng hình cho hai hình vuông, cạnh là 10cm. GV quan sát hs làm bài, nhắc nhở hs làm đúng trình tự các bước. NỘI DUNG I. Thế nào là cách sắp xếp trong trang trí. - Là sắp xếp các hình mảng, đường nét, màu sắc sao cho thuận mắt hợp lý. II. Một vài cách sắp xếp trong trang trí. 1. Nhắc lại: 2. Xen kẽ: 3. Hoạ tiết đối xứng: 4. Mảng hình không đều: III. Cách làm bài trang trí cơ bản. 1. Kẻ trục đối xứng. 2. Tìm các mảng hình. 3. Tìm và chọn các hoạ tiết cho phù hợp với các mảng hình. 4. Tìm và chọn màu để vẽ bài cho hài hoà, rõ trọng tâm. IV. Câu hỏi và bài tập. Tập sắp xếp mảng hình cho 2 hình vuông cạnh 10cm, sau đó tìm họa tiết cho một trong hai hình đó. 4. Củng cố: Giáo viên khái quát lại nội dung bài họ. 5. Dặn dò Về nhà các em tập vẽ và xem trước bài 8: sơ lược về MT thới Lý. IV. RÚT KINH NGHIỆM. ......................................................................................................................................... Kí duyệt tuần 8
Tài liệu đính kèm: