Vấn đề ô nhiểm môi trường của nước ta hiện nay

I. Mục tiêu giải quyết tình huống

Tìm hiểu hiện trạng về vấn đề ô nhiểm môi trường ở nước ta hiện nay, đánh giá các việc xử lí khí thải và rác thải, . ở các nguồn tài liệu khác nhau. Từ đó đưa ra những giải pháp và đề xuất đến từng các cá nhân, tập thể cơ quan để môi trường trên đất nước được trong lành và sạch sẽ.

II. Tổng quan về các nghiên cứu liên quan đến việc giải quyết tình huống

1. Thực trạng về vấn đề ô nhiễm môi trường

Một vấn đề nóng bỏng, gây bức xúc trong dư luận xã hội cả nước hiện nay là tình trạng ô nhiễm môi trường sinh thái do các hoạt động sản xuất và sinh hoạt của con người gây ra. Vấn đề này ngày càng nghiêm trọng, ảnh hưởng đến sự phát triển của các thế hệ hiện tại và tương lai. Đối tượng gây ô nhiễm môi trường chủ yếu là hoạt động sản xuất của nhà máy trong các khu công nghiệp, hoạt động làng nghề và sinh hoạt tại các đô thị lớn.

 

doc 4 trang Người đăng trung218 Lượt xem 1757Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Vấn đề ô nhiểm môi trường của nước ta hiện nay", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tên tình huống
VẤN ĐỀ Ô NHIỂM MÔI TRƯỜNG CỦA NƯỚC TA HIỆN NAY
I. Mục tiêu giải quyết tình huống
Tìm hiểu hiện trạng về vấn đề ô nhiểm môi trường ở nước ta hiện nay, đánh giá các việc xử lí khí thải và rác thải, ... ở các nguồn tài liệu khác nhau. Từ đó đưa ra những giải pháp và đề xuất đến từng các cá nhân, tập thể cơ quan để môi trường trên đất nước được trong lành và sạch sẽ.
II. Tổng quan về các nghiên cứu liên quan đến việc giải quyết tình huống
1. Thực trạng về vấn đề ô nhiễm môi trường
Một vấn đề nóng bỏng, gây bức xúc trong dư luận xã hội cả nước hiện nay là tình trạng ô nhiễm môi trường sinh thái do các hoạt động sản xuất và sinh hoạt của con người gây ra. Vấn đề này ngày càng nghiêm trọng, ảnh hưởng đến sự phát triển của các thế hệ hiện tại và tương lai. Đối tượng gây ô nhiễm môi trường chủ yếu là hoạt động sản xuất của nhà máy trong các khu công nghiệp, hoạt động làng nghề và sinh hoạt tại các đô thị lớn.
 2. Thông tin điều tra phỏng vấn
 Theo báo cáo giám sát của Uỷ ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội, tỉ lệ các khu công nghiệp có hệ thống xử lí nước thải tập trung ở một số địa phương rất thấp, có nơi chỉ đạt 15 - 20%, như tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, Vĩnh Phúc. Một số khu công nghiệp có xây dựng hệ thống xử lí nước thải tập trung nhưng hầu như không vận hành vì để giảm chi phí. Đến nay, mới có 60 khu công nghiệp đã hoạt động có trạm xử lí nước thải tập trung (chiếm 42% số khu công nghiệp đã vận hành) và 20 khu công nghiệp đang xây dựng trạm xử lí nước thải. Bình quân mỗi ngày, các khu, cụm, điểm công nghiệp thải ra khoảng 30.000 tấn chất thải rắn, lỏng, khí và chất thải độc hại khác. Dọc lưu vực sông Đồng Nai, có 56 khu công nghiệp, khu chế xuất đang hoạt động nhưng chỉ có 21 khu có hệ thống xử lý nước thải tập trung, số còn lại đều xả trực tiếp vào nguồn nước, gây tác động xấu đến chất lượng nước của các nguồn tiếp nhận... Có nơi, hoạt động của các nhà máy trong khu công nghiệp đã phá vỡ hệ thống thuỷ lợi, tạo ra những cánh đồng hạn hán, ngập úng và ô nhiễm nguồn nước tưới, gây trở ngại rất lớn cho sản xuất nông nghiệp của bà con nông dân.
III. Giải pháp giải quyết tình huống:
Một là, tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật về bảo vệ môi trường, trong đó những chế tài xử phạt (cưỡng chế hành chính và xử lí hình sự) phải thực sự đủ mạnh để đủ sức răn đe các đối tượng vi phạm. Bên cạnh đó, cần xây dựng đồng bộ hệ thống xử lý môi trường trong các nhà máy, các khu công nghiệp theo các tiêu chuẩn quốc tế, đồng thời tổ chức giám sát chặt chẽ nhằm hướng tới một môi trường tốt đẹp và thân thiện hơn với con người.
Hai là, tăng cường công tác nắm tình hình, thanh tra, kiểm tra, giám sát về môi trường (thường xuyên, định kỳ, đột xuất); phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan chuyên môn, nhất là giữa lực lượng thanh tra môi trường với lực lượng cảnh sát môi trường các cấp, nhằm phát hiện, ngăn chặn và xử lí kịp thời, triệt để những hành vi gây ô nhiễm môi trường của các tổ chức, cá nhân. Đồng thời, nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ chuyên trách công tác môi trường; trang bị các phương tiện kỹ thuật hiện đại để phục vụ có hiệu quả hoạt động của các lực lượng này.
Ba là, chú trọng công tác quy hoạch phát triển các khu, cụm, điểm công nghiệp, các làng nghề, các đô thị, đảm bảo tính khoa học cao, trên cơ sở tính toán kỹ lưỡng, toàn diện các xu thế phát triển, từ đó có chính sách phù hợp; tránh tình trạng quy hoạch tràn lan, thiếu đồng bộ, chồng chéo như ở nhiều địa phương thời gian vừa qua, gây khó khăn cho công tác quản lí nói chung, quản lí môi trường nói riêng. Đối với các khu công nghiệp, cần có quy định bắt buộc các công ty đầu tư hạ tầng phải xây dựng hệ thống thu gom, xử lí nước thải , phân tích môi trường tập trung hoàn chỉnh mới được phép hoạt động, đồng thời thường xuyên có báo cáo định kỳ về hoạt động xử lí nước thải, rác thải tại đó.
Bốn là, chú trọng và tổ chức thực hiện nghiêm túc việc thẩm định, đánh giá tác động môi trường đối với các dự án đầu tư, trên cơ sở đó, cơ quan chuyên môn tham mưu chính xác cho cấp có thẩm quyền xem xét quyết định việc cấp hay không cấp giấy phép đầu tư. Việc quyết định các dự án đầu tư cần được cân nhắc kỹ lưỡng giữa lợi ích đem lại trước mắt với những ảnh hưởng của nó đến môi trường về lâu dài. Thực hiện công thức, ý thức chấp hành pháp luật bảo vệ môi trường, trách nhiệm xã hội của người dân, doanh nghiệp trong việc gìn giữ và bảo vệ môi trường; xây dựng ý thức sinh thái, làm cho mọi người nhận thức một cách tự giác về vị trí, vai trò, mối quan hệ mật thiết giữa tự nhiên - con người - xã hộikhai, minh bạch các quy hoạch, các dự án đầu tư và tạo điều kiện để mọi tổ chức và công dân có thể tham gia phản biện xã hội về tác động môi trường của những quy hoạch và dự án đó. 
Năm là, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục về môi trường trong toàn xã hội nhằm tạo sự chuyển biến và nâng cao nhận thức của người dân.
IV. Thuyết minh tiến trình giải quyết tình huống
Nhìn chung, hầu hết các khu, cụm, điểm công nghiệp trên cả nước chưa đáp ứng được những tiêu chuẩn về môi trường theo quy định. Thực trạng đó làm cho môi trường sinh thái ở một số địa phương bị ô nhiễm nghiêm trọng. Cộng đồng dân cư, nhất là các cộng đồng dân cư lân cận với các khu công nghiệp, đang phải đối mặt với thảm hoạ về môi trường. Họ phải sống chung với khói bụi, uống nước từ nguồn ô nhiễm chất thải công nghiệp... Từ đó, gây bất bình, dẫn đến những phản ứng, đấu tranh quyết liệt của người dân đối với những hoạt động gây ô nhiễm môi trường, có khi bùng phát thành các xung đột xã hội gay gắt.
Tiến hành các nghiên cứu về mặt lí thuyết:
Trước tiên, chúng ta phải hiểu rõ về ô nhiễm môi trường nói chung.
 Ô nhiễm môi trường bao gồm 3 loại chính là: ô nhiễm đất, ô nhiễm nước và ô nhiễm không khí. Trong ba loại ô nhiễm đó thì ô nhiễm không khí tại các đô thị lớn, khu công nghiệp và làng nghề là nghiêm trọng nhất, mức độ ô nhiễm vượt nhiều lần tiêu chuẩn cho phép.
Vậy còn khí thải và rác thải là gì?
Khí thải: là các chất khí độc hại được lọc từ các nguyên, nhiên, vật liệu được xử lí qua các lò hơi , lò đốt, lò gốm, lò sấy,từ các khu công nghiệp.
Rác thải:là tất cả những gì mà con người đã sử dụng, không còn dùng đươc nữa nên vứt bỏ.Và rác thải còn là chất thải khác tong các sinh hoạt và từ các nghành công nghiệp.
Tác hại của ô nhiễm môi trường: Ô nhiễm môi trường chúng ta đang sống trong, là một trong những vấn đề lớn nhất chúng ta đối mặt ngày hôm nay. Ô nhiễm ảnh hưởng đến sức khỏe của con người và các sinh vật khác trên trái đất. Pha loãng độ tinh khiết của tài nguyên thiên nhiên xảy ra do ô nhiễm môi trường. Các nghiên cứu về ô nhiễm môi trường là khá phức tạp vì tất cả các yếu tố khác nhau của thiên nhiên. Nếu chúng ta làm ô nhiễm một phần nhất định của hệ sinh thái (không khí, nước, ), hậu quả của nó chắc chắn sẽ phản ánh trong các hình thức của sự mất cân bằng trong tự nhiên. Chúng ta hãy có một cái nhìn liên quan đến ô nhiễm môi trường  ảnh hưởng đến cuộc sống. Tiến hành nghiên cứu liên quan cụ thể giải quyết tình huống:
Các kiểu ô nhiễm môi trường.
- Ô nhiễm đất: Ô nhiễm môi trường đất được xem là tất cả các hiện tượng làm nhiễm bẩn môi trường đất bởi các chất ô nhiễm. Người ta có thể phân loại đất bị ô nhiễm theo các nguồn gốc phát sinh hoặc theo các tác nhân gây ô nhiễm. Nếu theo nguồn gốc phát sinh có: ô nhiễm đất do các chất thải sinh hoạt.
Ô nhiễm đất do chất thải công nghiệp, ô nhiễm đất do hoạt động nông nghiệp.
- Ô nhiễm nước: Ô nhiễm nước là sự biến đổi nói chung do con người đối với chất lượng nước, làm nhiễm bẩn nước và gây nguy hiểm cho con người, cho công nghiệp, nông nghiệp, nuôi cá, nghỉ ngơi, giải trí, cho động vật nuôi và các loài hoang dã. Ô nhiễm nước có nguồn gốc tự nhiên: Do mưa, tuyết tan, gió bão, lũ lụt đưa vào môi trường nước chất thải bẩn, các sinh vật và vi sinh vật có hại kể cả xác chết của chúng. Ô nhiễm nước có nguồn gốc nhân tạo: Quá trình thải các chất độc hại chủ yếu dưới dạng lỏng như các chất thải sinh hoạt, công nghiệp, nông nghiệp, giao thông vào môi trường nước. Theo bản chất các tác nhân gây ô nhiễm, người ta phân ra các loại ô nhiễm nước: ô nhiễm vô cơ, hữu cơ, ô nhiễm hoá chất, ô nhiễm sinh học, ô nhiễm bởi các tác nhân vật lý.
- Ô nhiễm không khí: Ô nhiễm không khí là sự có mặt một chất lạ hoặc một sự biến đổi quan trọng trong thành phần không khí, làm cho không khí không sạch hoặc gây ra sự toả mùi, có mùi khó chịu, giảm tầm nhìn xa (do bụi).
V. Đề xuất kiến nghị
1. Đối với Uỷ ban Nhân dân xã, thị trấn
Thành lập đội phòng chống ô nhiểm môi trường. Thực hiện kế hoạch thu gom rác bằng nhiêu hình thức và tuyên truyền mọi người đổ rác đúng nơi quy định và không xả rác bừa bãi.
- Mua các thùng rác công cộng đặt ở đầu thôn xóm, khu phố, đường làng.
- Đưa những mức hình phạt phù hợp khi người dân xả rác bừa bãi hoặc đỏ rác không đúng nơi qui định. 
- Quản lý vấn đề rác thải, khí thải chặt chẽ hơn.
2. Đối với nhà trường
- Tổ chức các buổi tuyên truyền cho học sinh.
- Khuyến khích học sinh đi lao động.
- Tổ chức các hoạt động nhằm giúp học sinh nâng cao ý thức bảo vệ môi trường.
- Tổ chức thi vẽ tranh cho học sinh về chủ đề “Môi trường xanh - sạch - đẹp”.
3. Đối với gia đình
- Giữ vệ sinh nhà ở.
- Tuyên truyền chon các thành viên trong gia đình có ý thức bảo vệ môi trường dù bất cứ nơi đâu.
- Đóng phí thu gom, xử lí rác thải đầy đủ.
4. Đối với học sinh
- Tự giác giữ gìn vệ sinh trường lớp.
- Vận động mọi người cùng tham gia.
- Tuyên truyền ở lớp bằng nhiều hình thức.
VI. Ý nghĩa của việc giải quyết tình huống
- Có ý nghĩa quan trọng về việc đem lại cho người dân một vuộc sống xanh - sạch - đẹp. Sức khỏe của người dân được bảo vệ một cách an toàn.
- Động vật, thực vật thoát khỏi nguy cơ đe dọa của tự nhiên.
 Nam Phước, ngày 12 tháng 12 năm 2015.
 NGƯỜI THỰC HIỆN
 Nhóm học sinh lớp 7/3	

Tài liệu đính kèm:

  • docBai_du_thi_kien_thuc_lien_mon_lop_73.doc