Vật liệu cơ khí - Trường THCS Nam Thành 1

I . Mục tiêu :

- Biết cách phân loại các vật liệu cơ khí phổ biến .

- Biết được tính chất cơ bản của vật liệu cơ khí .

II. Chuẩn bị :

 -Giáo viên : Chuẩn bị Hình 18.1 và các mẫu vật như gang , thép , đồng .

 -Học sinh : Nắm vững các kiến thức bài trước , chuẩn bị Hình 18.1

 và các mẫu vật như gang , thép , đồng .

II. Tiến trình dạy-học:

A. Kiểm tra bài cũ :

+ HS1: Trả lời câu hỏi 1 - 2 Sgk /tr59

+ HS2 : Trả lời câu hỏi 2-3 Sgk /tr59

 

doc 10 trang Người đăng giaoan Lượt xem 1872Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Vật liệu cơ khí - Trường THCS Nam Thành 1", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 8 Ngày 10/10/2009 
 phần Hai : Cơ Khí
 Chương III : Gia công cơ khí
 Tiết16 : Vật liệu cơ khí
I . Mục tiêu :
- Biết cách phân loại các vật liệu cơ khí phổ biến .
- Biết được tính chất cơ bản của vật liệu cơ khí .
II. Chuẩn bị :
 -Giáo viên : Chuẩn bị Hình 18.1 và các mẫu vật như gang , thép , đồng .
 -Học sinh : Nắm vững các kiến thức bài trước , chuẩn bị Hình 18.1 
 và các mẫu vật như gang , thép , đồng .
II. Tiến trình dạy-học:
Kiểm tra bài cũ :
+ HS1: Trả lời câu hỏi 1 - 2 Sgk /tr59
+ HS2 : Trả lời câu hỏi 2-3 Sgk /tr59
Dạy học bài mới :
Hoạt động của HS và GV
Phần ghi bảng của GV
Hoạt động 1 : Tìm hiểu các vật liệu cơ khí phổ biến .
GV cho HS quan sát mẫu vật và nhấn mạnh : 
+Căn cứ vào nguồn gốc , cấu tạo , tính chất , vật liệu cơ khí được chia làm hai nhóm: Vật liệu kim loại và vật liệu phi kim loại .
Hoạt động 1a: Tìm hiểu về vật liệu kim loại 
GV cho HS trả lời câu hỏi trong sgk:
+Quan sát chiếc xe đạp , em hãy cho biết những chi tiết bộ phận nào của xe được làm bằng kim loại ?
HS : Khung xe , vành , trục , ..
GV cho HS quan sát Hình 18.1 và nhấn mạnh như trong sgk .
GV tiếp tục cho HS quan sát mẫu vật là gang và thép và giới thiệu về kim loại đen 
GV : Theo các em người ta căn cứ vào đâu để phân biệt gang và thép ?
HS : Căn cứ theo tỉ lệ cácbon và các nguyên tố tham gia .
GV nêu đặc điểm của gang và thép .
- GV nhấn mạnh : Ngoài kim loại đen thì các kim loại còn lại chủ yếu là kim loại màu như nhôm Al và đồng Cu 
- GV nêu các t/c của Kl màu 
- Kim loại màu dẫn nhiệt tốt , dẫn điện tốt , chống mài mòn cao
HS : Điền các KL thích hợp vào bảng Sgk 
Hoạt động 1b: Tìm hiểu về vật liệu phi kim loại 
GV cho Hs nêu các t/c của vật liệu phi KL.
Gv giới thiệu về chất dẻo nhiệt và chất dẻo nhiệt rắn 
HS : Điền những v/l thích hợp vào bảng .
Gv : Cho HS kể tên các S/p làm bằng cao su .
Hoạt động 2 : Tìm hiểu tính chất cơ bản của vật liệu cơ khí
Gv giới thiệu về các t/c sau 
1. Tính chất cơ học : gồm tính cứng , tính dẻo , tình bền .
2. Tính chất vật lý : Nhiệt độ nóng chảy , tính dẫn điện , dẫn nhiệt .
3.Tính chất hoá học : Như tính chống ăn mòn , chịu axit và muối..
4. Tính chất công nghệ : khả năng gia công như 
tính đúc , tính rèn , tính rèn 
HS đọc ghi nhớ : Sgk tr 63
I . Các vật liệu cơ khí phổ biến .
1. Vật liệu kim loại :
a) Kim loại đen : thành phần chủ yếu là sắt (Fe ) và cácbon (C) . Tuỳ theo tỉ lệ cácbon và các nguyên tố tham gia mà ta chia KL đen thành hai loại là gang và thép . 
-Nếu tỉ lệ cacbon Ê 2,14
ị Gọi là thép .
-Nếu tỉ lệ cacbon ³ 2,14
ị Gọi là gang . 
b) Kim loại màu 
-Kim loại màu chủ yếu là đồng và nhôm 
- Kim loại màu dẫn nhiệt tốt , dẫn điện tốt , chống mài mòn cao 
2. Vật liệu phi kim loại 
a) Chất dẻo : được chia làm hai loại 
+ Chất dẻo nhiệt ( Sgk /tr62)
+ Chất dẻo nhiệt rắn ( Sgk / tr62)
b) Cao su : là vật liệu dẻo đàn hồi và cách điện , cách âm tốt
II. Tính chất cơ bản của vật liệu cơ khí 
1. Tính chất cơ học : gồm tính cứng , tính dẻo , tình bền .
2. Tính chất vật lý 
Nhiệt độ nóng chảy , tính dẫn điện , dẫn nhiệt .
3.Tính chất hoá học :
Như tính chống ăn mòn , chịu axit và muối..
 4. Tính chất công nghệ : đó là khả năng gia công như :
tính đúc , tính rèn , tính rèn 
III. Ghi nhớ : Sgk tr 63
C. Củng cố : 
- GV yêu cầu HS đọc lại ghi nhớ : Sgk / tr 63
- GV yêu cầu HS lấy VD về các sản phẩm có sử dụng các vật liệu vừa học .
D. Hướng dẫn BTVN :
- Học thuộc lý thuyết và trả lời câu hỏi 1-2-3 ( Sgk / tr 63 )
Tuần 9 Ngày 12/10/2009
Tiết 17 : Dụng cụ cơ khí
I. Mục tiêu : 
-Giúp cho HS nhận biết và phân biệt được hình dáng và cấu tạo của vật liệu chế tạo 
 các dụng cụ cầm tay đơn giản được sử dụng trong các ngành cơ khí .
 -Giúp học sinh biết được công dụng và cách sử dụng một số dụng cụ cơ khí phổ biến . 
II . Chuẩn bị 
- Giáo viên và học sinh chuẩn bị :
+ Các mẫu vật như : Thước đo chiều dài , thước cặp , thước đo góc , Cờ lê , mỏ lết , 
 tuavít , êtô , kìm ..
III. Tiến trình dạy-học :
A. ổn định tổ chức :
B. Dạy học bài mới :
Hoạt động của GV và HS
Phần ghi bảng của GV
Hoạt động 1 : Tìm hiểu các dụng cụ dùng để đo và kiểm tra 
Hoạt động 1a : Tìm hiểu về chiếc thước lá và thước cặp 
GV cho HS quan sát chiếc thước lá và đặt câu hỏi :
+ Chiếc thước lá được chế tạo bằng gì ? 
HS : Nó được chế tạo bằng thép , ít co giãn và không gỉ .
+ Đơn vị mỗi vạch nhỏ trên thước là gì ?
HS : Đó là dơn vị mm
+ Thước lá dùng để làm gì ?
HS : Nó dùng để đo độ dài các chi tiết hoặc xá định kích thước của sản phẩm 
GV : Ghi lại trên bảng .
GV cho HS quan sát chiếc thước lá và đặt câu hỏi :
+ Chiếc thước cặp được chế tạo bằng gì ? 
HS : Nó được chế tạo bằng thép hợp kim không gỉ .
+ Đơn vị mỗi vạch nhỏ trên thước là gì ?
HS : Đó là dơn vị mm , từ 0,1 mm cho đến 0,5 mm
+ Thước cặp dùng để làm gì ?
HS : Nó dùng để đo đường kính trong và đường kính ngoài . của chi tiết 
GV : Ghi lại trên bảng .
Hoạt động 2b : Tìm hiểu về thước đo góc 
Gv cho HS quan sát mẫu vật và nhấn mạnh :
+ Thước đo góc thường dùng là êke , ke vuông , thước đo góc vạn năng 
Hoạt động 2 : Tìm hiểu cụ tháo lắp và kẹp chặp 
GV cho HS quan sát các vật mẫu như Cờ lê , mỏ lết , tuavít , êtô , kìm ..
Hoạt động 3 : Tìm hiểu cụ tháo lắp và kẹp chặp 
GV cho HS quan sát các vật mẫu như
Búa , cưa , đục , dũa ....
GV tổng kết lại
GV cho HS nêu ghi nhớ 
I. Dụng cụ đo và kiểm tra :
1. Thước đo chiều dài :
a) Thước lá :
+ Chiếc thước lá được chế tạo bằng thép , ít co giãn và không gỉ .
+ Đơn vị mỗi vạch nhỏ trên thước là mm
+ Thước lá dùng để đo độ dài các chi tiết hoặc xá định kích thước của sản phẩm
b) Thước cặp :
+ Chiếc thước cặp được chế tạo bằng thép hợp kim không gỉ .
Đơn vị mỗi vạch nhỏ trên thước là mm , từ 0,1 mm cho đến 0,5 mm .
+ Thước cặp dùng để đo đường kính trong và đường kính ngoài . của chi tiết 
2/Thước đo góc : ( Sgk / tr 68 )
II. Dụng cụ tháo , lắp và kẹp chặt :
( Sgk/ tr 69 )
Ghi nhớ : Sgk / tr 70 
C. Củng cố : 
- GV yêu cầu HS nhắc lại ghi nhớ 
- GV cho HS nêu lại các công dụng của thước đo và các dụng cụ tháo lắp 
D . Hướng dẫn BTVN :
- Học thuộc lý thuyết 
- Trả lời câu hỏi 1 - 2 – 3 . 
Tuần 9 Ngày 15/10/2009
Tiết 18 : Cưa , dũa và đục kim loại
I. Mục tiêu : 
- Hiểu được ứng dụng của phương pháp cưa và đục .
- Biết các thao tác cơ bản về cưa .
- Biết được qui tắc an toàn trong quá trình gia công .
II. Chuẩn bị :
GV chuẩn bị các dụng cụ như cưa , đục , búa . . và mẫu vật là thanh kim loại , 
 các Hình 21.1 ; H 21.2 ; H 21.3 ; H 21.4 
III. Tiến trình dạy-học :
A. Kiểm tra bài cũ : 
- HS1 : Kể tên và nêu công dụng của các dụng cụ đo và kiểm tra .
- HS2 : Kể tên và nêu công dụng của các dụng cụ tháo lắp và kẹp chặt .
B . Dạy học bài mới :
Hoạt động của GV và HS
Phần ghi bảng của GV
Hoạt động 1 : Tìm hiểu về kỹ thuật cưa .
Mở đầu : GV giới thiệu về phương pháp cắt KL bằng cưa tay .
GV cho HS quan sát chiếc cưa KL và chiếc cưa gỗ và yêu cầu HS nhận xét về sự khác nhau các lưỡi cưa . 
GV yêu cầu HS đọc phần chuẩn bị 
( Sgk /tr 70 ) 
HS1 : đọc phần chuẩn bị 
HS 2 : đọc lại 
GV hướng dẫn cho HS tư thế đứng và thao tác cưa như trong sgk 
GV làm mẫu vài lần cho HS quan sát 
HS : Lên bảng làm lại thao tác cưa 
HS ở dưới nhận xét 
GV cho HS đọc phần 3 : An toàn khi cưa ( Sgk / tr 72 )
Hoạt động 2 : Tìm hiểu kỹ thuật đục kim loại :
Mở đầu : GV giới thiệu về khái niệm phương pháp đục Kloại .
GV cho HS quan sát Hình 21. 4 và quan sát chiếc đục để giới thiệu về cấu tạo của chiếc đục . 
GV hướng dẫn cho HS kỹ thuật đục gồm 
+ Cách cầm đục và búa 
+ Tư thế đục 
+ Cách đánh búa 
GV làm mẫu vài lần cho HS quan sát 
HS : Lên bảng làm lại thao tác cưa 
HS ở dưới nhận xét 
GV cho HS đọc phần 3 : An toàn khi đục ( Sgk / tr 73 )
GV cho HS đọc to ghi nhớ Sgk/ tr 73 
HS 1: Đọc ghi nhớ 
HS2 : Đọc lại 
GV tổng kết lại một lần nữa .
I. Cắt kim loại bằng cưa tay : 
1. Khái niệm : ( Sgk /tr 70 ) 
2 . Kỹ thuật cưa :
a) Chuẩn bị : ( Sgk / tr 71 ) 
b) Tư thế đứng và thao tác cưa : 
- Tư thế đứng : thoải mái , trọng lượng cơ thể dồn đều lên hai chân .
- Cách cầm cưa : tay phải nắm cán cưa , tay trái nắm đầu kia của khung cưa. 
3 . An toàn khi cưa ( Sgk / tr 72 )
II. Đục kim loại :
1. Khái niệm :
2. Kĩ thuật đục :
a) Cách cầm đục và búa :
Một tay thuận cầm búa , tay kia cầm đục .
b) Tư thế đục :
Tư thế và vị trí đứng giống như ở phần cưa 
c) Cách đánh búa : 
Lúc đầu đánh búa nhẹ để đục bám vào vật sau đó nâng đục nghiêng với mặt nằm ngang 300 rồi đánh búa mạnh và đều . 
3. An toàn khi đục ( Sgk / tr 73 )
 Ghi nhớ : Sgk / tr 73 
C. Củng cố :
+ GV cho HS1 nhắc lại Kỹ thuật cưa , HS2 nhắc lại kỹ thuật đục .
+ GV nhấn mạnh về phần an toàn khi cưa và đục .
D. Hướng dẫn BTVN : 
- Học thuộc lỹ thuyết , trả lời câu hỏi 1- 2 - 3 (Sgk / tr 70)
Tuần 10 Ngày 17/10/2009
Tiết 19 : Dũa,cưa và đục kim loại ( tiếp )
I. Mục tiêu : 
- Hiểu được kỹ thuật cơ bản của dũa, cưa và đục kim loại .
- Biết được qui tắc an toàn trong quá trình gia công dũa và cưa,khoan kim loại .
II. Chuẩn bị :
GV chuẩn bị các dụng cụ như các loại dũa cưa , đục , búa . . và mẫu vật là thanh kim loại , 
 các Hình 22.1 ; H 22.2 ; H 22.3 ; H 22.4 ; H 22.5 
Học sinh : Nắm chắc các kiến thức bài trước .
III. Tiến trình dạy-học :
A. Kiểm tra bài cũ : 
- HS1 : Nêu khái niệm và kỹ thuật cưa .
- HS2 : Nêu khái niệm và kỹ thuật đục .
B . Dạy học bài mới :
Hoạt động của GV và HS
Phần ghi bảng của GV
Hoạt động 1 : Tìm hiểu về kỹ thuật dũa .
Mở đầu : GV giới thiệu về công dụng của dũa .
GV cho HS quan sát chiếc dũa và yêu cầu HS nhận xét về sự khác nhau các loại dũa 
HS : Có loại dũa tròn , dũa dẹt , dũa tam giác , dũa bán nguyệt . 
GV : Vậy dũa dùng để làm gì ?
HS : Dũa dùng để tạo độ nhẵn , phẳng trên các bề mặt nhỏ .
GV: Tổng kết lại .
GV yêu cầu HS đọc phần chuẩn bị 
( Sgk /tr 74 ) 
HS1 : đọc phần chuẩn bị 
HS 2 : đọc lại 
GV hướng dẫn cho HS cách cầm dũa và thao tác dũa :
- GV làm mẫu vài lần cho HS quan sát .
- HS : Lên bảng làm lại thao tác dũa 
- HS ở dưới lớp nhận xét 
GV cho HS đọc phần 2 : An toàn khi dũa ( Sgk / tr 75 )
Hoạt động 2 : Tìm hiểu kỹ thuật khoan:
Mở đầu : GV giới thiệu về công dụng của phương pháp khoan .
GV nêu khái niệm , công dụng của phương pháp khoan
GV cho Hs quan sát chiếc mũi khoan và giới thiệu về cấu tạo của mũi khoan .
 HS : Ghi vở 
GV cho HS quan sát chiếc máy khoan và giới thiệu về cấu tạo của chúng .
- GV hướng dẫn cho HS kĩ thuậy khoan như trong sgk 
Gv làm mẫu cho HS xem vài lần 
HS : Lên bảng làm lại 
HS ở dưới nhận xét 
GV tổng kết lại 
GV cho HS đọc phần 4 : An toàn khi khoan ( Sgk / tr 77 )
GV cho HS đọc to ghi nhớ Sgk/ tr 73 
HS 1: Đọc ghi nhớ 
HS2 : Đọc lại 
GV tổng kết lại một lần nữa .
I. Dũa: 
Dũa dùng để tạo độ nhẵn , phẳng trên các bề mặt nhỏ .
1.Kĩ thuật dũa :
a) Chuẩn bị : ( Sgk /tr 74 ) 
b) Cách cầm dũa và thao tác dũa :
2. An toàn khi dũa : ( Sgk / tr 75 )
II. Khoan :
Khoan là phương pháp phổ biến gia công lỗ trên vật đặc hoặc làm rộng lỗ đã có sẵn . 
1. Mũi khoan :
- Mũi khoan có nhiều loại , làm bằng thép cácbon
- Mũi khoan có ba phần : Phần cắt , phần dẫn hướng và phần đuôi .
2. Máy khoan : ( Sgk / tr 76 )
3. Kĩ thuật khoan : ( Sgk / tr 77 )
4. An toàn khi khoan ( Sgk / tr 77 )
Ghi nhớ : ( Sgk / tr 77 )
C. Củng cố :
+ GV cho HS1 nhắc lại Kỹ thuật dũa , HS2 nhắc lại kỹ thuật khoan .
+ GV nhấn mạnh về phần an toàn khi cưa và đục .
D. Hướng dẫn BTVN : 
- Học thuộc lý thuyết , trả lời câu hỏi 1- 2 – 3 ( Sgk / tr 77)
Tuần 10 Ngày 19/10/2009
Tiết 20 : Thực hành đo và vạch dấu
I. Mục tiêu : 
 - Giúp cho HS biết sử dụng dụng cụ đo để đo và kiểm tra.
 - Giúp học sinh biết sử dụng thước , mũi vạch , chấm dấu vạch trên mặt phẳng .
II . Chuẩn bị 
- Giáo viên và học sinh chuẩn bị :
+ Vật liệu : 1 khối hình hộp , 1 khối trụ tròn ở giữa có lỗ .
+ Dụng cụ : thước lá , thước cặp , ke vuông , êke mũi vạch , búa.. 
- Ngoài ra HS chuẩn bị giấy A4 làm báo cáo thực hành 
III. Tiến trình dạy-học :
Hoạt động của GV và HS
 Phần ghi bảng của GV 
- GV cho HS đọc mục I / Chuẩn bị
 HS : đọc to mục I 
Hoạt động 1 : Thực hành đo kích thước bằng thước lá và thước cặp .
-Yêu cầu HS dùng thước lá để đo kích thước của khối hình hộp , chú ý tới thao tác đo và điền kết quả vào báo cáo thực hành .
-Yêu cầu HS dùng thước cặp để đo kích thước của khối trụ tròn . GV hướng dẫn cho HS thao tác đo bằng thước cặp như trong Sgk .
GV làm mẫu vài lần và nêu cả cách đọc kích thước :
+ Tay trái cầm chi tiết đặt giữa hai mỏ thước , tay phải giữ cán thước , khi đo ngón tay cái của tay phải đẩy khung di động chuyển tới tiếp xúc với bề mặt cần đo 
HS : thưc hành và 
Hoạt động 2 : Thực hành vạch dấu trên mặt phẳng .
- giáo viên hướng dẫn cho HS phần lí thuyết về vạch dấu như trong Sgk /tr 80 
GV cho HS đọc các bước tiến hành 
Sgk / tr 80
HS1 : đọc 
HS2 : đọc lại 
HS : tiến hành và điền kết quả vào bảng báo cáo .
I. Chuẩn bị : ( sgk/ 78 )
II. Nội dung và trình tự thực hành 
1/ Thực hành đo kích thước bằng thước lá và thước cặp .
2/ Thực hành vạch dấu trên mặt phẳng .
a) Lí thuyết :
Qui trình lấy dấu :
- Chuẩn bị phôi và dụng cụ cần thiết .
- Bôi phấn màu lên bề mặt của phôi .
- Dùng dụng cụ đo và mũi vạch để vẽ hình dạng của chi tiết lên phôi 
- Vạch các đường bao của chi tiết .
b) Thực hành vạch dấu ke cửa 
-Các bước tiến hành sgk / tr 80
Tổng kết và đánh giá :
Cuối giờ GV cho HS ngừng hoạt động , nộp báo cáo thực hành .
GVnhận xét giờ thực hành , thái độ làm việc , sự chuẩn bị .
Yêu cầu HS đọc trước bài 24 Sgk/tr 82.

Tài liệu đính kèm:

  • docBài 18. Vật liệu cơ khí - Trường THCS Nam Thành 1.doc