Vị trí - Hình dạng kích thước của Trái Đất

1.1.Kiến thức:

- HS biết được tên các hành tinh trong hệ Mặt Trời . Biết một số đặc điểm của hành tinh Trái Đất như : Vị trí , hình dạng , kích thước .

- HS hiểu được các khái niệm : kinh tuyến,vĩ tuyến, kinh tuyến gốc, vĩ tuyến gốc,kinh tuyến Đông, kinh tuyến Tây, vĩ tuyến Bắc, vĩ tuyến Nam, nửa cầu Bắc, nửa cầu Nam.

1.2.Kĩ năng:

- HS thực hiện được : quan sát kênh hình, bản đồ hoặc quả địa cầu để làm sáng tỏ nội dung bài học .

- HS thực hiện thành thạo : xác định các kinh tuyến gốc , vĩ tuyến gốc , nửa cầu Bắc , nửa cầu Nam trên quả địa cầu .Có kĩ năng sống

1.3.Thái độ :

- Thói quen : HS nhận rõ hình dạng của Trái Đất, thêm yêu hành tinh xanh của mình.

- Tính cách : học sinh yêu thích học tập bộ môn.

 

doc 4 trang Người đăng giaoan Lượt xem 2044Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Vị trí - Hình dạng kích thước của Trái Đất", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần :2. 
Tiết : 2
Ngày dạy: 26/8/2014
Chương I: TRÁI ĐẤT
 VỊ TRÍ – HÌNH DẠNG KÍCH THƯỚC CỦA TRÁI ĐẤT
1. MỤC TIÊU: 
1.1.Kiến thức: 
- HS biết được tên các hành tinh trong hệ Mặt Trời . Biết một số đặc điểm của hành tinh Trái Đất như : Vị trí , hình dạng , kích thước .
- HS hiểu được các khái niệm : kinh tuyến,vĩ tuyến, kinh tuyến gốc, vĩ tuyến gốc,kinh tuyến Đông, kinh tuyến Tây, vĩ tuyến Bắc, vĩ tuyến Nam, nửa cầu Bắc, nửa cầu Nam.
1.2.Kĩ năng:
- HS thực hiện được : quan sát kênh hình, bản đồ hoặc quả địa cầu để làm sáng tỏ nội dung bài học .
- HS thực hiện thành thạo : xác định các kinh tuyến gốc , vĩ tuyến gốc , nửa cầu Bắc , nửa cầu Nam trên quả địa cầu .Có kĩ năng sống
1.3.Thái độ :
- Thói quen : HS nhận rõ hình dạng của Trái Đất, thêm yêu hành tinh xanh của mình.
- Tính cách : học sinh yêu thích học tập bộ môn.
2.NỘI DUNG HỌC TẬP :
 + Vị trí của Trái Đất trong hệ Mặt Trời
 + Hình dạng, kích thước của Trái đất và hệ thống kinh ,vĩ tuyến
3.CHUẨN BỊ :
3.1.Giáo viên :Tranh vị trí của Trái đất trong hệ mặt trời, quả địa cầu .
 Tranh hệ thống kinh, vĩ tuyến.
3.2.Học sinh : Tập bản đồ, Sách giáo khoa, chuẩn bị bài theo nội dung đã dặn ở tiết trước .
4.TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP :
4.1.Ổn định tổ chức và kiểm diện :
6a16a2..
6a3.
4.2.Kiểm tra miệng :
 1. Nêu nội dung của môn Đị a lí ở lớp 6? Để học tốt môn Địa lí các em phải làm gì?(8đ)
 2. Nêu nội dung của bài học hôm nay ?( 2đ)
4.3.Tiến trình bài học :
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung bài học
Giới thiệu bài: Trong vũ trụ bao la ,Trái đất của chúng ta rất nhỏ nhưng nó là hành tinh duy nhất có sự sống . Để hiểu rõ hơn về Trái đất, chúng ta cùng tìm hiểu qua bài học hôm nay.
Hoạt động 1: Tìm hiểu vị trí của Trái Đất trong hệ Mặt Trời, 10 phút :
Từ hình 1 sgk giáo viên giới thiệu khái quát về hệ mặt trời .
(?) Người đầu tiên tìm ra hệ Mặt Trời là ai?
Nicôlai Côpenic (1473 – 1543) 
(?) Quan sát hình 1 kể tên các hành tinh lớn chuyển động xung quanh hệ Mặt Trời? ( theo thứ tự xa dần hệ mặt trời)
(?) Trái Đất nằm ở vị trí thứ mấy?
? Ý nghĩa của vị trí thứ 3 ?
Ýù nghĩa : Vị trí thứ 3 là điều kiện rất quan trong để góp phần nên Trái Đất là hành tinh duy nhất có sự sống trong hệ mặt trời
 (?) Nếu vị trí của Trái Đất nằm ở vị trí của sao Kim hoặc sao Hoả thì nó có còn là một thiên thể có sự sống trong hệ Mặt Trời không ? vì sao? 
Hoạt động 2 :Tìm hiểu về hình dạng, kích thước của Trái đất và hệ thống kinh vĩ tuyến, 20 phút :
GV : Trong trí tưởng tượng của người xưa, Trái Đất có hình dạng như thế nào qua phong tục làm bánh chưng , bánh giày?
? Trái đất có hình gì?
-GV khẳng định rõ nét về hình dạng Trái đất
? Quan sát H2/SGK cho biết kích thước của Trái Đất?
 -GV giới thiệu trên H3/SGK về lưới kinh vĩ tuyến 
? Kinh tuyến là đường như thế nào?có bao nhiêu kinh tuyến trên quả địa cầu?( 360 nếu mỗi kinh tuyến cách nhau 1 độ ).
?Vĩ tuyến là đường như thế nào?
? Công dụng của các đường kinh,vĩ tuyến ?
- Gọi HS xác định đường kinh tuyến gốc, vĩ tuyến gốc . 
? Kinh tuyến gốc là đường như thế nào?
?Vĩ tuyến gốc ?
- GV giới thiệu cho HS các đường kinh tuyến Đông, các đường kinh tuyến Tây ,các đường vĩ tuyến Bắc và các đường vĩ tuyến Nam
- GV chỉ nửa cầu Bắc, nửa cầu Nam, nửa cầu Đông, nửa cầu Tây trên H3 để HS nắm.Giáo dục kĩ năng sống cho HS.
1- Vị trí của Trái Đất trong hệ Mặt Trời:
- Trái Đất nằm ở vị trí thứ 3 theo thứ tự xa dần Mặt trời
2. Hình dạng, kích thước của Trái đất và hệ thống kinh ,vĩ tuyến:
-Trái đất có dạng hình cầu
-Kích thước: bán kính 6370km, kích thước xích đạo 40076km
-Kinh tuyến là những đường nối từ cực Bắc xuống cực Nam trên bề mặt quả địa cầu .
-Vĩ tuyến : vòng tròn trên bề mặt địa cầu vuông góc với kinh tuyến.
-Kinh tuyến gốc: kinh tuyến số 0 đi qua đài thiên văn Grin-uýt ở ngoại ô thành phố Luân Đôn (nước Anh)
-Vĩ tuyến gốc : vĩ tuyến số 0 
( xích đạo )
-Kinh tuyến Đông : những kinh tuyến nằm bên phải kinh tuyến gốc.
-Kinh tuyến Tây : những kinh tuyến nằm bên trái kinh tuyến gốc.
-Vĩ tuyến Bắc :những vĩ tuyến nằm từ xích đạo đến cực Bắc.
-Vĩ tuyến Nam :những vĩ tuyến nằm từ xích đạo đến cực Nam.
-Nửa cầu đông :nửa cầu nằm bên phải vòng kinh tuyến 20 T và 160Đ, trên đó có các châu: Âu, Aù, Phi và Đại Dương.
-Nửa cầu Tây: nửa cầu nằm bên trái vòng kinh tuyến 20 T và 160 Đ, trên đó có toàn bộ châu Mĩ.
-Nửa cầu Bắc : nửa cầu từ xích đạo đến cực Bắc.
-Nửa cầu Nam : nửa cầu từ xích đạo đến cực Nam.
4.4.Tổng kết :
 1) Trong hệ mặt trời ,Trái đất nằm ờ vị trí thứ mấy? (Trái Đất nằm ở vị trí thứ 3 theo thứ tự xa dần Mặt trời )
2)Trái đất có hình gì? (Trái đất có dạng hình cầu)
3)Xác định trên quả địa cầu các: kinh tuyến , vĩ tuyến. Xích đạo, kinh tuyến gốc ,vĩ tuyến gốc, nủa cầu Bắc, nửa cầu Nam.
4.5 Hướng dẫn học tập :
*Đối với bài học này : - Học bài,vẽ hình 2/SGK vào tập 
 - Làm bài tập bản đồ .
*Đối với bài học sau: Xem phần bài tập 1,2 SGK trang 8 dựa vào phần lí thuyết TIẾT SAU LÀM BÀI TẬP .
5 .PHỤ LỤC :
-Tài liệu chuẩn kiến thức kỹ năng.
-Tài liệu SGV Địa lý 6
- Đổi mới phương pháp và những bài dạy minh họa Địa lý 6

Tài liệu đính kèm:

  • docBài 1. Vị trí, hình dạng và kích thước của Trái Đất (3).doc