vMùa xuân của tôi - Nguyễn Thị Tuyết - THCS Suối Ngô

1.MỤC TIÊU:

 1.1.Kiến thức:

 - HS nắm được một số thông tin về tác giả Vũ Bằng.

 - HS cảm nhận được những nét riêng của cảnh sắc thiên nhiên, không khí mùa xuân Hà Nội, về miền Bắc qua nỗi lòng “sầu xứ”, tâm sự day dứt của tác giả.

 - HS thấy được sự kết hợp tài hoa giữa miêu tả và biểu cảm; lời văn thấm đẫm cảm xúc trữ tình, dào dạt chất thơ.

1.2.Kĩ năng:Rèn kĩ năng cho hs:

 -Đọc-hiểu văn bản tùy bút.

 -Phân tích áng văn xuôi trữ tình giàu chất thơ, nhận biết và làm rõ vai trò của các yếu tố miêu tả trong văn biểu cảm.

1.3.Thái độ: Giáo dục tình yêu quê hương đất nước cho HS.

2. NỘI DUNG HỌC TẬP:

 Những nét riêng của cảnh sắc thiên nhiên, không khí mùa xuân Hà Nội, về miền Bắc qua nỗi lòng “sầu xứ”, tâm sự day dứt của tác giả.

3.CHUẨN BỊ:

 

doc 4 trang Người đăng nguyenphuong Lượt xem 1684Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "vMùa xuân của tôi - Nguyễn Thị Tuyết - THCS Suối Ngô", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN:19 - TIẾT PPCT:69 MÙA XUÂN CỦA TÔI
Ngày dạy: Vũ Bằng
1.MỤC TIÊU:
 1.1.Kiến thức:
 - HS nắm được một số thông tin về tác giả Vũ Bằng.
 - HS cảm nhận được những nét riêng của cảnh sắc thiên nhiên, không khí mùa xuân Hà Nội, về miền Bắc qua nỗi lòng “sầu xứ”, tâm sự day dứt của tác giả.
 - HS thấy được sự kết hợp tài hoa giữa miêu tả và biểu cảm; lời văn thấm đẫm cảm xúc trữ tình, dào dạt chất thơ.
1.2.Kĩ năng:Rèn kĩ năng cho hs:
 -Đọc-hiểu văn bản tùy bút.
 -Phân tích áng văn xuôi trữ tình giàu chất thơ, nhận biết và làm rõ vai trò của các yếu tố miêu tả trong văn biểu cảm.
1.3.Thái độ: Giáo dục tình yêu quê hương đất nước cho HS.
2. NỘI DUNG HỌC TẬP:
 Những nét riêng của cảnh sắc thiên nhiên, không khí mùa xuân Hà Nội, về miền Bắc qua nỗi lòng “sầu xứ”, tâm sự day dứt của tác giả.
3.CHUẨN BỊ:
 3.1.GV:Chân dung tác giả.
 3.2.HS: Đọc và trả lời câu hỏi SGK
4.TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP:
 4.1 Ổn định tổ chức và kiểm diện:
 4.2Kiểm tra miệng:
 (?)Qua bài tùy bút,hãy cho biết tác giả đã biểu hiện tình cảm của mình trên những phương diện nào?(10 đ)
 -Tình cảm về con người, thiên nhiên
4.3.Bài mới:Mùa xuân của tôi là văn bản nói về cái đặc biệt của mùa xuân ở miền Bắc 
 HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
 NỘI DUNG BÀI HỌC
HOẠT ĐỘNG 1:Hướng dẫn HS đọc-tìm hiểu chung.(7’)
 - Mục tiêu: HS nắm được những thông tin cơ bản về tác giả, tác phẩm.
-GV hướng dẫn HSđọc , chú ý sắc thái biểu cảm trong vb.
-Giải thích một số từ ngữ khó
(?)Hãy cho biết một vài thông tin về tác giả,tác phẩm?
(?)Bài văn có thể chia làm mấy đoạn?Nêu nội dung chính của mỗi đọan và sự liên kết giữa cacù đoạn?
HOẠT ĐỘNG 2:Hướng dẫn HS tìm hiểu chi tiết vb.(18’)
 - Mục tiêu: HS cảm nhận được những vẻ đẹp đặc sắc của cảnh sắc thiên nhiên trong bài văn.
-Đọc lại đọan văn từ “Tôi yêu sông xanh , núi tím” đến “mở hội liên hoan”và cho biết: 
 (?)Cảnh sắc mùa xuân Hà Nội và miền Bắc đã được gợi tả như thế nào ?qua những chi tiết nào ?
 (?)Về cảnh sắc thiên nhiên ,tác giả đã gợi tả được thời tiết ,khí hậu đặc biệt của mùa xuân vừa có mưa riêu riêu ,gió lành lạnh
(?) Em có nhận xét gì về giọng điệu và ngôn ngữ của đoạn văn này?
 *HS thảo luận:
- Đọc lai đoạn văn từ “Đẹp quá đi đến hết”và tìm hiểu:
 (?)Không khí và cảnh sắc thiên nhiên sau ngày rằm tháng giêng qua sự miêu tả của tác giả?
(?)Tác giả đã chọn miêu tả nhưng hình ảnh thiên nhiên nào để thể hiện vẻ đẹp riêng của cảnh sắc và không khí mùa xuân sau ngày rằm tháng giêng(?)
(?)Qua việc tái hiện những cảnh sắc và không khí ấy ,tác giả đã thể hiện sự tinh tế ,nhạy cảm trước thiên nhiên như thế nào? 
(Đoạn văn này tác giả tập trung miêu tả nét riêng của đất trời ,thiên nhiên và không khí mùa xuân trong thời điểm từ sau ngày rằm tháng giêng .Ở đây bộc lộ sự quan sát và cảm nhận tinh tế nhạy cảm của tác giả.Qua đó chota thấy rõ tác giả là người không chỉ am hiểu kĩ càng mà còn rất yêu thiên nhiên,trân trọng sự sống và biết tận hưởng vẻ đẹp của cuộc sống)
(?)Nêu cảm nhận của em về cảnh sắc mùa xuân miền Bắc qua ngòi bút tài hoa ,tinh tế của tác giả?
HOẠT ĐỘNG 3: Tổng kết-Luyện tập (10’)
 - Mục tiêu: HS tóm tắt lại được những đặc sắc về nội dung, nghệ thuật của bài văn.
 (?)Em hãy nêu tóm tắt nội dung, nghệ thuật văn bản?
-GV hướng dẫn HS luyện tập
-GV cho HS đọc bài tập 1. Xác định yêu cầu bài tập 1
-Đọc bài tập 2. Xác định yêu cầu bài tập 2
=>GV chi các nhóm cho HS thi đua trong năm phút đội nào tìm được nhiều đội đó sẽ chiến thắng.
-Đọc bài tập 3. Xác định yêu cầu bài tập 3
=>HS viết vào VBT. GV gọi đem tập chấm điểm và đọc đoạn văn mẫu.
I. ĐỌC –TÌM HIỂU CHUNG:
1.Đọc:
2 Chú thích:
3.Tác giả , tác phẩm: 
a.Tác giả:Vũ Bằng(1913-1984) sinh tại Hà Nội ,là nhà văn ,nhà báo đã sáng tác từ trước CMT8.
b.Tác phẩm:
-Được trích từ tùy bút “Tháng giêng mơ về trăng non rét ngọt” của tập tùy bút-bút kí.
 Thương nhớ mười hai.
4.Bố cục:
 +Phần 1: “Từ đầu. . . mê luyến mùa xuân”:Tình cảm con người với mùa xuân là một qui luật tất yếu
 +Phần 2: “Tiếp theo . . . liên hoan”:Cảnh sắc và không khí mùa xuân ở đất trời và lòng người
 +Phần 3:Phần còn lại:Cảnh sắc riêng của đất trời mùa xuân từ sau ngày rằm tháng giêng ở miền Bắc
II.TÌM HIỂU CHI TIẾT VĂN BẢN:
 1.Cảnh sắc mùa xuân Hà Nội và miền Bắc
 -Thiên nhiên :mưa riêu riêu ,gió lành lạnh 
 -Âm thanh: Tiếng nhạn kêu,tiếng trống chèo,câu hát huê tình
 - Không khí gia đình: Bàn thờ, đèn nến,hương trầm
 b.Giọng điệu 
 -Vừa sôi nổi vừa tha thiết tạo nên sức truyền cảm của đoạn văn.
2. Không khí và cảnh sắc mùa xuân sau ngày rằm tháng giêng:
 _Chuyển biến màu sắc: “Đào hơi phai . . . man mác”
 -Không khí ,bầu trời ,mặt đất ,cây cỏ trong một khoảng thời gian ngắn ngủi từ đầu tháng qua rằm tháng giêng
III. TỔNG KẾT-LUYỆN TẬP:
 1.Tổng kết:
 -Nội dung:Tình cảm tự nhiên đối với mùa xuân Hà Nội.Nỗi nhớ cảnh sắc, không khí đất trời và lòng người lúc mùa xuân sang và sau ngày rằm tháng giêng.
 -Nghệ thuật:Câu văn linh hoạt, biểu cảm, giàu hình ảnh.Có nhiều so sánh liên tưởng độc đáo giàu chất thơ.
*GHI NHỚ:SGK/178
2.Luyện tập:
1.Bài tập 1: Tập đọc diễn cảm
 2.Bài tập 2:
 -Sưu tầm và chép một đoạn văn ,câu thơ hay về mùa xuân.
 3.Bài tập 3:
 -Viết đoạn văn diễn tả cảm xúc của em về một mùa trong năm ở quê hương hay nơi mình đang sinh sống
4.4. Tổng kết:
Câu 1:Qua bài học này, em cảm nhận gì về mùa xuân ở Hà Nội và mùa xuân trên đất nước Việt Nam?
-Ý nghĩa văn bản:Cảm nhận về vẻ đẹp của mùa xuân trên quê hương miền Bắc.Thể hiện sự gắn bó máu thịt giữa con người với quê hương xứ sở-một biểu hiện cụ thể của tình yêu đất nước.
4.5 .Hướng dẫn học tập:
-Đối với bài học ở tiết học này:
 +Học ghi nhớ
 + Xem lại nội dung bài học.
 + Sưu tầm và chép một đoạn văn ,câu thơ hay về mùa xuân.
 + Viết đoạn văn diễn tả cảm xúc của em về một mùa trong năm ở quê hương hay nơi mình đang sinh sống.
-Đối với bài học ở tiết học tiếp theo:Ôn thi hk 1
 +Đọc và trả lời các câu hỏi bài “Sài Gòn tôi yêu”
 +Tác giả yêu Sài Gòn ở những điểm nào?
5. PHỤ LỤC:
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- 

Tài liệu đính kèm:

  • docMùa xuân của tôi - Nguyễn Thị Tuyết - THCS Suối Ngô.doc