Bài 20, Tiết 21: Hô hấp và các cơ quan hô hấp - Phạm Thị Ánh

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

 - Trình bày được khái niệm hô hấp

- Nêu được ý nghĩa của quá trình hô hấp đối với co thể sống.

- Xác định được trên hình các cơ quan hô hấp ở người.

- Mô tả được cấu tạo của các cơ quan trong hệ hô hấp( mũi, thanh quản, khí quả, phế quản và phổi) liên quan đến chức năng của chúng.

2. Kỹ năng

- Rèn kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tế.

- Kỹ năng hoạt động nhóm

3. Thái độ

- Giáo dục ý thức bảo vệ giữ gìn cơ quan hô hấp

- Tạo được niềm yêu thích và hứng thú tham gia tìm hiểu môn học.

 

doc 31 trang Người đăng giaoan Lượt xem 1828Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài 20, Tiết 21: Hô hấp và các cơ quan hô hấp - Phạm Thị Ánh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 được phương pháp hà hơi thổi ngạt và phương pháp ấn lồng ngực.
2.Kĩ năng
- Sơ cứu ngạt thở- làm hô hấp nhân tạo
- Làm thí nghiệm để phát hiện ra CO2 trong khí thở ra.
II. PHƯƠNG PHÁP
 - Phương pháp thuyết trình
- Phương pháp quan sát- tìm tòi
 - Phương pháp làm việc theo nhóm 
III. CHUẨN BỊ
1. Chuẩn bị của giáo viên
 - Chuẩn bị sách giáo khoa, giáo án
 - Giáo án điện tử: hình ảnh minh họa
2. Chuẩn bị của học sinh
 - Học bài cũ và nghiên cứu trước nội dung bài mới ở nhà
 - Gạc cứu thương và vuông vải màu 40 x 40cm.
IV. TIẾN TRÌNH
1. Ổn định lớp :1’
2. Kiểm tra bài cũ: 5’ 
Câu hỏi 1: Trình bày nguồn gốc và tác hại của một số tác nhân gây hại cho đường hô hấp
Câu hỏi 2: Giải thích vì sao khi luyện tập thể dục thể thao đúng cách đều đặn từ bé có thể có được dung tích sống lý tưởng?
3. Giảng bài mới: 32’
Đặt vấn đề: Em đã từng thấy nạn nhân ngừng hô hấp chưa? Cơ thể khi ngừng hô hấp đột ngột dẫn tới hậu quả gì? Có thể cấp cứu nạn nhân ngừng hô hấp đột ngột bằng cách nào? Bài hôm nay sẽ giúp chúng ta tìm hiểu vấn đề đó
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG
8p
24p
Hoạt động 1
TÌM HIỂU CÁC NGUYÊN NHÂN LÀM GIÁN ĐỌAN HÔ HẤP.
GV: Cho học sinh xem một số hình ảnh bị gián đoạn hô hấp và yêu cầu học sinh trả lời:Có những nguyên nhân nào làm hô hấp bị gián đoạn ?
HS: Bị chết đuối, bị điện giật, bị thiếu không khí do môi trường có nhiều khí độc
Hoạt động 2
TIẾN HÀNH HÔ HẤP NHÂN TẠO
GV: Cho học sinh xem một số hình ảnh về phương pháp hà hơi thổi ngạt, yêu cầu họa sinh trả lời: Phương pháp hà hơi thổi ngạt được tiến hành như thế nào ? 
HS : Nhìn trên hình ảnh minh họa và thông tin trong sách giáo khoa trình bày các thao tác hà hơi thổi ngạt
HS: Sau khi xem clip và hình ảnh à 1 đến 3 HS tập làm hà hơi thổi ngạt trên mô hình người.
HS: Tập tiến hành trong nhóm và thay phiên nhau.
GV: Cho học sinh xem một số hình ảnh và clip về phương pháp ấn lồng ngực, yêu cầu học sinh trình bày và chỉ trên hình ảnh các bước tiến hành phương pháp ấn lồng ngực
HS: Nhìn trên hình ảnh minh họa và thông tin trong sách giáo khoa trình bày các thao tác của phương pháp ấn lồng ngực
GV: Làm mẫu cho học sinh theo dõi và yêu cầu các nhóm thực hiện phương pháp ấn lồng ngực .
- GV quan sát các nhóm à giúp đỡ nhóm yếu, thao tác chưa chính xác.
- GV gọi một vài nhóm để kiếm tra.
- Một vài nhóm biểu diễn thao tác của phương pháp ấn lồng ngực và trình bày từng tao tác à các nhóm khác theo dõi nhận xét
- GV đánh giá công việc của nhóm
I. TÌM HIỂU CÁC NGUYÊN NHÂN LÀM GIÁN ĐỌAN HÔ HẤP.
- Khi bị chết đuối à nứơc vào phổi à cần loại bỏ nước.
- Khi bị điện giật à ngắt dòng điện.
- Khi bị thiếu khí hay có nhiều khí độc à khiêng nạn nhân ra khỏi khu vực.
II. TIẾN HÀNH HÔ HẤP NHÂN TẠO
a - Phương pháp hà hơi thổi ngạt:
- Đặt nạn nhân nằm ngửa, đầu ngửa ra phía sau
- Bịt mũi nạn nhân bằng 2 ngón tay
- Hít 1 hơi đầy lòng ngực rồi ghé sát môi vào miệng nạn nhân và thổi hết sức vào phổi nạn nhân
- Ngừng thổi để hít vào rồi lại thổi tiếp
- Thổi liên tục 12- 20 lần/ phút cho tới khi nạn nhân tự hô hấp bình thường
 Chú ý:
- Nếu miệng nạn nhân bị cứng khó mở, có thể dùng tay bịt miệng và thổi vô mũi.
- Nếu tim đồng thời ngừng đập có thể vừa thổi ngạt vừa xoa bóp tim.
b - Phương pháp ấn lồng ngực:
- Đặt nạn nhân nằm ngửa, dưới lưng kê cao bằng một gối mềm, đầu ngửa ra sau
- Dùng sức nặng cơ thể ép vào ngực nạn nhân cho không khí trong phổi bị ép ra ngoài, sau đó dang tay nạn nhân đưa về phía đầu nạn nhân
- Thực hiện liên tục 12- 20 lần/ phút cho tới khi nạn nhân tự hô hấp bình thường
 Chú ý:
+ Có thể đặt nạn nhân nằm sấp đầu hơi nghiêng sang một bên.
+ Dùng 2 tay và sức nặng thân thể ấn vào phần ngực dưới (phía lưng) nạn nhân theo từng nhịp.
V. KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ: 5’
 - GV nhận xét chung cả buổi thực hành về kết quả học tập và ý thức kỷ luật:
 + Cho điểm 1-3 nhóm thực hiện tốt.
 + Nhắc nhở rút kinh nghiệm nhóm còn yếu.
 - HS dọn dẹp vệ sinh lớp.
VI. DẶN DÒ: 2’
 - Viết báo cáo thu hoạch theo mẫu SGK tr.77.
 - Ôn tập kiến thức về hệ tiêu hóa ở lớp 7.
 - Xem trước bài mới bài 24.
 - Nhận xét lớp.
Ngày soạn: 07/ 11 / 2011
CHƯƠNG V: TIÊU HÓA
BÀI 24 (Tiết 25): TIÊU HÓA VÀ CÁC CƠ QUAN TIÊU HÓA
I. Mục tiêu
 1. Kiến thức
 - Trình bày được các nhóm chất trong thức ăn.
 - Trình bày được vai trò của các cơ quan tiêu hóa trong sự biến đổi thức ăn về hai mặt lí học( chủ yếu biến đổi cơ học) và hóa học( trong đó biến đổi lí học đã tạo điều kiện cho biến đổi hóa học).
 - Nêu được vai trò của tiêu hóa đối với cơ thể người.
 - Xác định được trên hình vẽ và mô hình các cơ quan của hệ tiêu hóa ở người.
 2. Kỹ năng
 - Quan sát tranh hình, sơ đồ phát hiện kiến thức.
 - Tư duy tổng hợp lôgic.
 - Hoạt động nhóm.
 3. Thái độ
 - Tạo được niềm hứng thú trong học tập bộ môn, biết liên hệ với thực tiễn.
 - Giáo dục ý thức bảo vệ rèn luyện cơ quan hô hấp để có sức khỏe tốt 
II. Chuẩn bị
1.Chuẩn bị của giáo viên:
 - Sách giáo khoa, giáo án.
 - Hình ảnh và clip trên Powerpoint .
2.Chuẩn bị của học sinh:	
 - Học bài và đọc bài trước khi tới lớp.
III.Tiến trình tiết dạy
1. Ôn định lớp: 1’ 
2. Kiểm tra bài cũ: (5’)
Câu 1 : Trình bày phương pháp hà hơi thổi ngạt
Câu 2 : Trình bày phương pháp ấn lồng ngực
3. Bài mới: 32’
 Đặt vấn đề : Ở chương trước các em đã được biết hô hấp có vai trò vô cùng quan trọng với sự sống. Không có sự thở sẽ không có sự sống. Chúng ta không thể nín thở trong vòng 2 phút nhưng chúng ta có thể nhịn ăn 2 ngày. Một câu hỏi đặt ra: Có phải chúng ta không ăn mà vẫn tồn tại được hay không? Chúng ta cùng tìm hiểu chương tiếp theo: Chương V: Tiêu hóa.
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG
16p
16p
Hoạt động 1
THỨC ĂN VÀ SỰ TIÊU HÓA
GV: Cho học sinh xem hình ảnh về những đồ ăn hằng ngày của con người, yêu cầu quan sát và nghiên cứu thông tin sách giáo khoa để trả lời câu hỏi: Hằng ngày chúng ta ăn nhiều loại thức ăn. Vậy thức ăn đó thuộc loại chất nào ?
HS: Lipit, gluxit, protein, chất xơ
GV: Ghi nhanh những loại thức ăn mà HS nêu lên bảng và chia thành 2 nhóm đó là chất hữu cơ và chất vô cơ.
- Các HS khác theo dõi bổ sung
GV: yêu cầu HS nghiên cứu thông tin SGK thảo luận theo nhóm trả lời 3 câu hỏi SGK.
GV: Các chất nào trong thức ăn không bị biến đổi về mặt hóa học trong quá trình tiêu hóa? 
HS: Vitamin, nước, muối khoáng
GV: Các chất nào trong thức ăn bị biến đổi về mặt hóa học trong quá trình tiêu hóa?
HS: Gluxit, lipit, protein
GV: Quá trình tiêu hóa gồm những hoạt động nào?
HS: Ăn, đẩy các chất trong ống tiêu hóa, tiêu hóa thức ăn, hấp thụ chất dinh dưỡng, thải bã
GV: Hoạt động tiêu hóa nào quan trọng nhất ?
HS: Hoạt động tiêu hóa thức ăn, hấp thụ chất dinh dưỡng là quan trọng nhất.
GV: Vai trò của tiêu hóa thức ăn ?
HS: Vai trò: Biến đổi thức ăn thành các chất dinh dưỡng mà cơ thể có thể hấp thụ được qua thành ruột và thải bỏ các chất bã trong thức ăn.
Hoạt động 2
CÁC CƠ QUAN TIÊU HÓA
 GV: Chiếu hình 24.3 chỉ có mũi tên chỉ vào các cơ quan nhưng chưa có phần chú thích, yêu cầu học sinh quan sát hình và chỉ ra các cơ quan tiêu hóa ở người.
HS: Khoang miệng, răng, lưỡi, họng, các tuyến nước bọt
GV: Yêu cầu học sinh tìm hiểu thông tin và hoàn thành bảng 24
HS:
Các cơ quan trong ống tiêu hóa
Các tuyến tiêu hóa
Miệng, hầu, thực quản, dạ dày, ruột ( ruột non, ruột già).
Tuyến nước bọt, tuyến gan, tuyến tụy,tuyến vị, tuyến ruột ...
I. Thức ăn và sự tiêu hóa
- Thức ăn gồm chất hữu cơ (gluxit, lipit, protein, vitamin, axitnucleic) và vô cơ (nước, muối khoáng).
- Hoạt động tiêu hóa gồm: Ăn, đẩy thức ăn, tiêu hóa thức ăn (biến đổi lý học, tiết dịch tiêu hóa, biến đổi hóa học), hấp thụ chất dinh dưỡng và thải cặn bã.
- Vai trò của tiêu hóa: Biến đổi thức ăn thành các chất dinh dưỡng mà cơ thể có thể hấp thụ được qua thành ruột và thải bỏ các chất bã trong thức ăn.
II. Các cơ quan tiêu hóa.
- Ống tiêu hóa gồm: Miệng, hầu, thực quản, dạ dầy, ruột ( ruột non, ruột già).
- Tuyến tiêu hóa gồm: Tuyến nước bọt, tuyến gan, tuyến tụy,tuyến vị, tuyến ruột ...
IV. Kiểm tra đánh giá: 5’
 - Hoạt động tiêu hóa nào quan trọng nhất ?
 - Hãy chỉ ra các cơ quan tiêu hóa ở người ?
V . Dặn dò: 2’
 - Học thuộc bài, trả lời câu hỏi SGK vào vở bài tập.
 - Đọc “ Em có biết “ ?
 - Xem trước bài mới.
 - Cần chuẩn bị: Kẻ bảng 25 vào vở bài tập và trả lời trước các câu hỏi có ở các mục trong bài.
 - GV: Nhận xét lớp.
Ngày soạn: 27 / 9 / 2011 
Bài 25 (Tiết 26): TIÊU HÓA Ở KHOANG MIỆNG
I. Mục tiêu
 1. Kiến thức
 - Trình bày được sự biến đổi của thức ăn trong ống tiêu hóa về mặt cơ học ( miệng ) và sự biến đổi hóa học nhờ các dịch tiêu hóa do các tuyến tiêu hóa tiết ra.
 - Trình bày được các hoạt động tiêu hóa diễn ra trong khoang miệng.
 - Trình bày được các hoạt động nuốt và đẩy thức ăn từ khoang miệng qua thực quản xuống dạ dày.
2. Kỹ năng
- Rèn luyện được kĩ năng quan sát hình và tiếp thu thông tin, phát hiện kiến thức.
- Vận dụng được kiến thức để giải thích các hiện tượng trong thực tế.
- Rèn luyện được kĩ năng hoạt động nhóm và làm việc độc lập với sách giáo khoa.
3. Thái độ, hành vi:
- Tạo được niềm hứng thú trong học tập bộ môn, biết liên hệ với thực tiễn.
- Giáo dục ý thức bảo vệ cơ quan tiêu hóa để có sức khỏe tốt 
- Giáo dục ý thức bảo vệ giữ gìn răng miệng.
II. Chuẩn bị
1.Chuẩn bị của giáo viên:
- Sách giáo khoa, giáo án.
- Hình ảnh và clip trên Powerpoint .
2.Chuẩn bị của học sinh:	
- Học bài và đọc bài trước khi tới lớp.
- Kẻ bảng 25 vào vở
III.Tiến trình tiết dạy
1. Ôn định lớp: 1’ 
2. Kiểm tra bài cũ: (5’)
Câu 1 : Kể tên các cơ quan trong ống tiêu hóa và các tuyến tiêu hóa 
Câu 2 : Trình bày các giai đoạn của quá trình tiêu hóa và nêu vai trò của tiêu hóa
3. Bài mới: 34’
Đặt vấn đề: Hệ tiêu hóa của con người bắt đầu từ cơ quan nào? Quá trình tiêu hóa bắt đầu từ cơ quan nào? (Khoang miệng). Bài hôm nay chúng ta tìm hiểu quá trình tiêu hóa ở khoang miệng diễn ra như thế nào?
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG
15p
17p
Hoạt động 1
TIÊU HÓA Ở KHOANG MIỆNG
GV: yêu cầu HS nghiên cứu thông tin SGK kết hợp với hình GV treo lên bảng trao đổi nhóm hoàn thành câu hỏi: Khi thức ăn vào miệng sẽ có những hoạt động nào xãy ra ?
HS: + Tiết nước bọt
+Nhai, đảo trộn thức ăn, tạo viên thức ăn....
+ Biến đổi lí học và biến đổi hóa học.
GV: Khi nhai cơm, bánh mì trong miệng lâu cảm thấy ngọt . Vì sao ?
HS: Vì tinh bột trong cơm đã chịu tác dụng của enzim amilaza trong nước bọt và biến đổi một phần thành đường mantozo, đường này đã tác động vào các gai vị giác trên lưỡi cho ta coa cảm giác ngọt.
GV: Yêu cầu HS hoàn thành bảng 25 SGK
HS: thảo luận cử đại diện 1 – 4 nhóm trình bày các nhóm còn lại bổ sung.
GV: Yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Tại sao cần phải nhai kĩ thức ăn ?
HS: Tạo điều kiện cho thức ăn ngấm dịch nước bọt, để có thể biến đổi 1 phần tinh bột thành đường mantozo.
Hoạt động 2.
NUỐT VÀ ĐẨY THỨC ĂN QUA THỰC QUẢN
GV: Yêu cầu HS nghiên cứu thông tin SGK, quan sát hình 25-3 và quan sát hình ảnh trên máy chiếu, thảo luận nhóm trả lời 3 câu hỏi trang 82.
GV: Nuốt diễn ra nhờ hoạt động của cơ quan nào là chủ yếu và có tác dụng gì?
HS: Nuốt diễn ra nhờ hoạt động của lưỡi là chủ yếu và có tác dụng đẩy viên thức ăn từ khoang miệng tới thực quản
GV: Lực đẩy viên thức ăn từ thực quản xuống dạ dày được tạo ra như thế nào? 
HS: Lực đẩy viên thức ăn tới thực quản, tới dạ dày tạo ra nhờ sự co dãn phối hợp nhịp nhàng của cơ quan thực quản.
GV: Thức ăn qua thực quản có được biến đổi gì về mặt lí và hoá học không?
HS: Thời gian đi qua thực quản rát nhanh (2-4s) nên thức ăn không bị biến đổi về mặt hoá học.
GV: Khi uống nước, quá trình nuốt có giống với nuốt thức ăn không ? Vì sao ?
HS: Không giống vì nước sẽ tự trôi từ miệng xuống thực quản mà không cần lưỡi đẩy.
GV: Tại sao người ta khuyên trong khi ăn không nên cười đùa ?
HS: Nắp thanh quản khi đó có thể sẽ không được đậy lại (vì đang cười đùa) nên thức ăn sẽ đi vào đường thanh quản dẫn đến bị sặc hoặc khó thở
GV: Tại sao khi đi ngủ không nên ăn kẹo, đường ?
HS: Vì các vi sinh vật trong miệng sẽ hoạt động dẫn đến bị sâu răng.
I. Tiêu hóa ở khoang miệng
 Tiêu hóa ở khoang miệng gồm:
 - Biến đổi lí học: Tiết nước bọt, nhai đảo trộn thức ăn, tạo viên thức ăn.
 + Tác dụng: Làm mềm nhuyễn thức ăn, giúp thức ăn thấm nước bọt tạo viên vừa để nuốt.
 - Biến đổi hóa học: Hoạt động của Enzim trong nước bọt.
 + Tác dụng: Biến đổi 1 phần tinh bột trong thức ăn thành đường Mantôzơ.
II. Nuốt và đẩy thức ăn qua thực quản
- Nhờ hoạt động của lưỡi thức ăn được đẩy xuống thực quản.
- Thức ăn qua tực quản xuống dạ dày nhờ hoạt động của các cơ thực quản
IV. Kiểm tra đánh giá: 5’
 - Tiêu hóa ở khoang miệng diễn ra những quá trình nào ? Nêu diễn biến của từnh quá trình?
 - Khi uống nước, quá trình nuốt có giống với nuốt thức ăn không ? Vì sao ?
 - Tại sao người ta khuyên trong khi ăn không nên cười đùa ?
 - Tại sao khi đi ngủ không nên ăn kẹo, đường ?
 V. Dăn dò: 2’
 - Học thuộc bài, trả lời các câu hỏi SGK vào vở bài tập.
 - Đọc “ Em có biết “ ?
 - Đọc bài 27, kẻ bảng 27 vào vở và trả lời các câu hỏi trong phần tìm hiểu
 - GV nhận xét lớp.
Bảng 25: Hoạt động biến đổi thức ăn ở khoang miệng
Biến đổi thức ăn ở khoang miệng
Các hoạt động tham gia
Các thành phần tham gia hoạt động
Tác dụng của hoạt động
Biến đổi lí học
- Tiết nước bọt
- Nhai
- Đảo trộn thức ăn
- Tạo viên thức ăn
- Các tuyến nước bọt
- Răng
- Răng, lưỡi, các cơ môi và má
- Răng, lưỡi, các cơ môi và má
- Làm ướt và mềm thức ăn
- Làm mềm và nhuyễn thức ăn
- Làm thức ăn thấm đẫm nước bọt
- Tạo viên thức ăn và nuốt
Biến đổi hoá học
- Hoạt động của enzim amilaza trong nước bọt
- Enzim amilaza
- Biến đổi 1 phần tinh bột trong thức ăn thành đường mantozơ.
Ngày soạn: 27 / 9 / 2011 
Bài 27 (Tiết 27): TIÊU HÓA Ở DẠ DÀY
I. Mục tiêu 
 1. Kiến thức
 - Trình bày được sự phù hợp giữa cấu tạo và chức năng của dạ dày.
 - Trình bày được các hoạt động tiêu hóa chủ yếu ở dạ dày. 
 - Giải thích được quá trình tiêu hóa ở dạ dày do cơ quan hay tế bào thực hiện hoạt động.
 - Nêu được tác dụng của các hoạt động tiêu hóa ở dạ dày.
 - Trình bày được sự biến đổi của thức ăn trong ống tiêu hóa về mặt cơ học (dạ dày) và sự biến đổi hóa học nhờ các dịch tiêu hóa do các tuyến tiêu hóa tiết ra.
2. Kỹ năng
- Rèn luyện được kĩ năng tư duy, dự đoán, quan sát hình, phát hiện kiến thức và tiếp thu thông tin.
- Vận dụng được kiến thức để giải thích các hiện tượng trong thực tế.
- Rèn luyện được kĩ năng hoạt động nhóm và làm việc độc lập với sách giáo khoa.
3. Thái độ, hành vi:
- Tạo được niềm hứng thú trong học tập bộ môn, biết liên hệ với thực tiễn.
- Giáo dục ý thức bảo vệ cơ quan tiêu hóa để có sức khỏe tốt 
II. Chuẩn bị
1.Chuẩn bị của giáo viên:
- Sách giáo khoa, giáo án.
- Hình ảnh và clip trên Powerpoint .
2.Chuẩn bị của học sinh:	
- Học bài và đọc bài trước khi tới lớp.
- Kẻ bảng 27 vào vở
III.Tiến trình tiết dạy
1. Ôn định lớp: 1’ 
2. Kiểm tra bài cũ: (5’)
Câu 1 : Trình bày các hoạt động biến đổi thức ăn ở khoang miệng 
Câu 2 : Khi ta ăn cháo hay uống sữa, các loại thức ăn này có thể được biến đổi trong khoang miệng như thế nào?
3. Bài mới: 34’
Đặt vấn đề: Chúng ta đã biết các thức ăn chỉ được tiêu hóa một phần ở khoang miệng, vậy vào dạ dày chúng có tiếp tục biến đổi không ? Nếu có thì biến đổi như thế nào ? 
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG
13p
22p
 Hoạt động 1
TÌM HIỂU CẤU TẠO CỦA DẠ DÀY
GV: Cho học sinh quan sát hình ảnh về cấu tạo của dạ dày, yêu cầu HS đọc thông tin SGK tr.86, thảo luận nhóm trả lời câu hỏi: Dạ dày có cấu tạo như thế nào ?
HS: - Dạ dày hình túi, dung tích 3l.
- Thành dạ dày có 4 lớp: lớp màng ngoài, lớp cơ, lớp niêm mạc, niêm mạc trong cùng. 
 + Lớp cơ dày, khỏe gồm 3 lớp: cơ vòng, cơ dọc, cơ xuyên.
 + Lớp niêm mạc: nhiều tuyến tiết dịch vị.
GV: Dạ dày có thể diễn ra hoạt động tiêu hóa nào ?
HS: Tiếp tục co bóp làm nhỏ thức ăn, tiết enzim tiêu hóa thức ăn...
GV: Để hiểu rõ hơn về các hoạt động tiêu hóa diễn ra trong dạ dày ta sẽ cùng tìm hiểu phần 2.
Hoạt động 2
TÌM HIỂU SỰ TIÊU HÓA Ở DẠ DÀY
GV: Yêu cầu HS nghiên cứu thông tin SGK hoàn thành bảng 27 tr.88.
HS: - Cá nhân tự nghiên cứu thông tin, trao đổi nhóm, thống nhất ý kiến hoàn thành bảng.
- Đại diện các nhóm lên bảng hoàn thành kiến thức.
- Các nhóm khác bổ sung nếu cần.
- HS theo dỗi và tự sửa chữa vào vở .
GV: Thức ăn được đẩy xuống ruột là nhờ hoạt động của cơ quan nào?
HS: Nhờ hoạt động co của các cơ dạ dày phối hợp với sự co cơ vòng ở môn vị
GV: Loại thức ăn Gluxit, Lipit được tiêu hoá trong dạ dày như thế nào?
HS: + Thức ăn Gluxxit lúc đầu vẫn chịu tác dụng của enzim amilaza cho tới khi thấm đều dịch vị.
+ Thức ăn Lipit không tiêu hoá trong dạ dày vì không có enzim tiêu hoá Lipit trong dịch vị => Lipit chỉ biến đổi lí học.
GV: Giải thích vì sao Protein trong thức ăn bị dịch vị phân huỷ nhưng Protein của lớp niêm mạc dạ dày lại không?
HS: Vì các tế bào tiết chất nhày ở cổ tuyến vị tiết chất nhày phủ lên bề mặt niêm mạc ngăn cách tế bào niêm mạc với enzim pepsin.
I. Cấu tạo dạ dày
- Dạ dày hình túi, dung tích 3l.
- Thành dạ dày có 4 lớp: lớp màng ngoài, lớp cơ, lớp niêm mạc, niêm mạc trong cùng. 
 + Lớp cơ dày, khỏe gồm 3 lớp: cơ vòng, cơ dọc, cơ xuyên.
 + Lớp niêm mạc: nhiều tuyến tiết dịch vị.
II. Tiêu hóa ở dạ dày
- Nội dung bảng 27
- Các loại thức ăn khác như lipít, gluxít  chỉ biến đổi về mặt lý học.
-Thời gian lưu lại thức ăn trong da dày từ 3-6 giờ, tùy loại thức ăn.
IV. Kiểm tra đánh giá: 4’
Câu 1: Theo em, muốn bảo vệ dạ dày ta phải ăn uống như thế nào?
 Câu 2: Đánh dấu vào câu trả lời đúng nhất:
	1. Loại thức ăn nào được biến đổi cả về mặt lý học và hóa học:
	 a) Prôtêin.	b) Gluxít.	 c) Lipít.	d) Muối khoáng.
	2. Biến đổi lý học ở dạ dày gồm:
	 a) Sự tiết dịch vị.	b) Sự co bóp của dạ dày.
	 c) Sự đảo trộn thức ăn.	d) Cả a và b đúng.
	3. Biến đổi hóa học ở dạ dày:
	 a) Tiết dịch vị.	b) Thấm đều dịch thức ăn.
	 c) Hoạt động của Enzim pépsin.	d) Cả a và c đúng.
V. Dặn dò: 1’ - Học thuộc bài, trả lời các câu hỏi SGK.
 - Đọc em có biết, xem trước và chuẩn bị bài mới.
Bảng 27. Các hoạt động biến đổi thức ăn ở dạ dày
Biến đổi thức ăn ở dạ dày
Các hoạt động tham gia
Các thành phần tham gia hoạt động
Tác dụng của hoạt động
Biến đổi lí học
- Sự tiết dịch vị.
- Co bóp của dạ dày.
- Tuyến vị.
-Các lớp cơ của dạ dày.
-Hòa loãng thức ăn.
- Đảo trộn T-Ă thấm đều dịch vị
Biến đổi hóa học
HĐ của enzim
Enzim pépsin.
- Phân cắt Prôtein à polipetit dàià polipeptit ngắnà aa 
 Ngày soạn 07/ 11/ 2011
Bài 28, 29 (Tiết 28): TIÊU HÓA Ở RUỘT NON 
HẤP THỤ CHẤT DINH DƯỠNG VÀ THẢI PHÂN
I. Mục tiêu
 1. Kiến thức
 - Trình bày được cấu tạo của ruột non và sự biến đổ của thức ăn trong ruột non
 - Trình bày được hoạt động tiêu hóa chủ yếu diễn ra ở ruột non.
 - Trình bày được các cơ quan bộ phận đóng vai trò chủ yếu trong quá trình tiêu hóa ở ruột non và kết quả hoạt động tiêu hóa ở ruột non. 
- Phân tích được những đặc điểm cấu tạo của ruột non phù hợp với chức năng hấp thụ các chất dinh dưỡng
- Nêu được các con đường vận chuyển các chất dinh dưỡng từ ruột non tới các cơ quan, tế bào.
- Hiểu được vai trò đặc biệt của gan trên con đường vận chuyển các chất dinh dưỡng
- Nêu được vai trò của ruột già trong quá trình tiêu hóa của cơ thể
2. Kỹ năng
- Rèn luyện được kĩ năng quan sát hình và tiếp thu thông tin, phát hiện kiến thức.
- Vận dụng được kiến thức để giải thích các hiện tượng trong thực tế.
- Rèn luyện được kĩ năng hoạt động nhóm và làm việc độc lập với sách giáo khoa.
3. Thái độ, hành vi:
- Tạo được niềm hứng thú trong học tập bộ môn, biết liên hệ với thực tiễn.
- Giáo dục ý thức bảo vệ cơ quan tiêu hóa để có sức khỏe tốt 
- Giáo dục ý thức giữ gìn vệ sinh nơi công cộng.
II. Chuẩn bị
1.Chuẩn bị của giáo viên:
- Sách giáo khoa, giáo án, hình ảnh và clip trên Powerpoint .
2.Chuẩn bị của học sinh:	
- Học bài và đọc bài trước khi tới lớp.
III.Tiến trình tiết dạy
1. Ôn định lớp: 1’ 
2. Kiểm tra bài cũ: (5’)
Câu 1 : Nêu đặc điểm cấu tạo chủ yếu của dạ dày
Câu 2 : Trình bày sự tiêu hóa của dạ dày
3. Bài mới: 34’
Đặt vấn đề: Sau tiêu hóa ở dạ dày thì những chất nào cần được tiêu hóa tiếp? (lipit, gluxit) Vậy các chất này sẽ được tiêu hóa trong ruột non như thế nào? Bài hôm nay chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về vấn đề này.
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG
5p
15p
10p
Hoạt động 1
TÌM HIỂU CẤU TẠO CỦA RUỘT NON
GV: Yêu cầu HS đọc thông tin mục 1 SGK, quan sát hình ảnh chiếu trên màn hình và trả lời câu hỏi: Ruột non có cấu tạo như thế nào ?
HS: - Thành ruột non có 4 lớp như dạ dày nhưng mỏng.
+ Lớp cơ chỉ có cơ dọc và cơ vòng.
+ Đoạn đầu của ruột non(tá tràng) có ống dẫn chung dịch tụy và dịch mật đổ vào.
+ Lớp niêm mạc sau tá tràng có nhiều tuyến ruột tiết dịch ruột và chất nhày
GV: Với đặc điểm cấu tạo của ruột non như vậy thì theo các em sẽ có những hoạt động tiêu hóa nào diễn ra ở ruột non
HS: Các chất dinh dưỡng sẽ được các enzim trong hệ tiêu hóa phân cắt thành các chất đơn giản nhất.
GV: Để được biết những hoạt động tiêu hóa nào diễn ra ở ruột non chúng ta cùng tìm hiểu ở phần II
Hoạt động 2
TÌM HIỂU TIÊU HÓA Ở RUỘT NON
GV: Cho học sinh xem clip về quá trình tiêu hóa ở ruột non và yêu cầu học sinh hoàn thành bảng.
HS: - HS nghiên cứu thông tin SGK thảo luận nhóm thống nhất ý kiến đại diện nhóm lên bảng ghi kết quả của mình vào bảng phụ của GV.
- Các nhóm khác theo dõi bổ sung nếu cần.
- GV giúp HS hoàn thành kiến thức ( hướng dẫn ).
- GV nhận xét, đánh giá kết quả hoạt động của các nhóm.
 + Yêu cầu HS so sánh với điều đã dự đoán ở mục trên xem đúng hay sai. Giải thích vì sao ?
- GV nhận xét hoạt động của HS và yêu cầu kẻ bảng vào vở.
- Cá nhân tự bổ sung kiến thức vào nội dung bảng của mình.
GV: Thức ăn được biến đổi ở ruột non chủ yếu là sự biến đổi nào ?
HS: Sự biến đổi hóa học ở ruột non là chủ yếu.
GV: Sự biến đổi ở ruột non thực hiện đối với những chất nào trong thức ăn ?
HS: Ruột non có đủ enzim để tiêu hóa hết các loại thức ăn.
GV: Nếu ở ruột non mà thức ăn không được biến đổi thì sao ?
HS: Nếu thức ăn không được biến đổi ở ruột thì sẽ thải ra ngoài
GV: Làm thế nào để khi chúng ta ăn th

Tài liệu đính kèm:

  • docBài 21. Hoạt động hô hấp - Phạm Thị Ánh.doc