Bài 6: Trùng kiết lị và trùng sốt rét

 I. Mục tiêu:

 1. Kiến thức :

 - HS trình bày được cấu tạo và cách di chuyển, dinh dưỡng của trùng kiết lỵ và sốt rét

 - Hiểu rõ tác hại của trùng kiết lỵ và trùng sốt rét đối với động vậtvà con người.

 - Biết cách phòng chống bệnh tiêu chảy và sốt rét

 2. Kỹ năng : Quan sát so sánh

 3.Thái độ :

 - Bảo vệ môi trường sống

 - Giữ gìn vệ sinh

 II. Chuẩn bị:

 1. Giáo viên:

 Tranh vẽ hình .61, 6.2, 6.3 , 6.4. SGK

 2. Học sinh:

 

doc 3 trang Người đăng giaoan Lượt xem 13184Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài 6: Trùng kiết lị và trùng sốt rét", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài 6: TRÙNG KIẾT LỊ VÀ TRÙNG SỐT RÉT
 I. Mục tiêu:
 1. Kiến thức :
 	- HS trình bày được cấu tạo và cách di chuyển, dinh dưỡng của trùng kiết lỵ và sốt rét
	- Hiểu rõ tác hại của trùng kiết lỵ và trùng sốt rét đối với động vậtvà con người.
	- Biết cách phòng chống bệnh tiêu chảy và sốt rét
 2. Kỹ năng : Quan sát so sánh
 3.Thái độ :
	- Bảo vệ môi trường sống
	- Giữ gìn vệ sinh
 II. Chuẩn bị:
 1. Giáo viên:
 Tranh vẽ hình .61, 6.2, 6.3 , 6.4. SGK
 2. Học sinh:
 III. Tiến trình lên lớp:
	1. Ổn định lớp
	2. Kiểm tra bài cũ
	- Trùng biến hình có cấu tạo, di chuyển, dinh dưỡng và sinh sản như thế nào?
	- Trùng giày dinh dưỡng như thế nào?
	3. Bài mới:
* Hoạt động 1 :Tìm hiểu về trùng lỵ
Mục tiêu : Trình bày đặc điểm cấu tạo và tác hại của trùng lỵ
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
Nội dung
- Trùng kiết lị thường sống ở đâu?
- Thế nào là sống kí sinh?
- Nêu cấu tạo của trùng kiết lị
- Chúng di chuyển bằng cách nào?
- So sánh với trùng biến hình bằng cách làm BT mục Đ
- Thức ăn của trùng kiết lị là gì? Cách lấy thức ăn của trung kiết lị?
- Bào xác là gì? Khả năng kết bào xác của trùng kiết lị có tác hại như thế nào?
- Dựa vào thông tin SGK, hãy trình bày vòng đời của trùng kiết lị.
- Trùng kiết lị sinh sản bằng cách nào?
- Tác hại của trùng kiết lị
→ trung bình mỗi ngày, 1 người bệnh kiết lị thải ra ngoài môi trường tới 300tr bào xác trùng kiết lị
* Kết luận
- Ruột người
- Sống bám vào cơ thể khác và lấy chất dinh dưỡng từ cơ thể đó
- Trả lời
- Chân giả
- Giống: có chân giả, có di chuyển tích cực, có hình thành bào xác
 Khác: chỉ ăn hồng cầu, chân giả ngắn
- Hồng cầu
 Hấp thụ qua màng tế bào
- Khi gặp điều kiện bất lợi, 1 số ĐV đơn bào có hiện tượng “kết bào xác”: thoát bớt nước thừa, cơ thể thu nhỏ lại, hình thành vỏ bọc ngoài
- Bào xác có thể tồn tại lâu trong môi trường (9 tháng)
- Trả lời
- Phân đôi liên tiếp
- Gây bệnh kiết lị
I. Trùng kiết lị
1. Nơi sống: sống kí sinh trong ruột người
2. Cấu tạo: giống trùng biến hình nhưng chân giả rất ngắn
3. Dinh dưỡng: 
- Hấp thụ chất dinh dưỡng qua màng tế bào
- Nuốt hồng cầu
4. Phát triển:
- Trùng kiết lị kết bào xác → vào ruột người, chui ra khỏi bào xác → bám vào thành ruột
- Sinh sản bằng cách phân đôi liên tiếp
5. Tác hại: gây viêm loét ruột, mất hồng cầu
* Hoạt động 2 :Tìm hiểu về trùng sốt rét, vòng đời và cách phòng tránh
Mục tiêu: Trình bày được vòng đời phát triển và tác hại của trùng sốt rét
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
Nội dung
- Trùng sốt rét thích nghi với đời sống ở đâu?
- Hãy phân biệt muỗi thường và muỗi anophen
- Cấu tạo cơ thể có đặc điểm gì?
- Dinh dưỡng bằng cách nào.
- Trùng sốt rét lây truyền từ người này qua người khác theo con đường nào?
- Hãy mô tả vòng đời phát triển của trùng sốt rét.
- Trùng sốt rét sinh sản ntn?
- Tác hại của trùng sốt rét
→ Vì chu trình sinh sản của các cá thề đồng loạt như nhau nên sau khi sinh sản chúng cùng lúc phá vỡ hàng tỉ hồng cầu gây cho bệnh nhân hội chứng “lên cơn sốt rét”
 TSR cách nhật có chu kì ss là 48h
 TSR nhiệt đới hay ác tính là 24h
- Để phòng tránh bệnh sốt rét chúng ta phải làm gì?
- Tình trạng bệnh sốt rét ở Việt Nam hiện nay như thế nào?
- Ký sinh trong máu, tuyến nước bọt
 - Muỗi anophen có đuôi thẳng khi đậu
 - Rất đơn giản
 - Chui vào TB hồng cầu, lấy chất dinh dưỡng
- Con đường máu (muỗi đốt)
 - HS quan sát tranh vẽ về vòng đời của trùng sốt rét
- Phân nhiều
- Gây bệnh sốt rét
- Cắt đứt vòng đời phát triển
 Ngủ màn
 Khi bệnh thì phải đi viện
 Vêï sinh nơi ở . . . .
- Bệnh đã bị đẩy lùi mặc dù thỉnh thoảng vẫn còn bột phát ở 1 số vùng.
II. Trùng sốt rét
1. Nơi sống: sống kí sinh trong máu người, trong ruột và tuyến nước bọt của muỗi Anophen
2. Cấu tạo: có kích thước nhỏ, không có bộ phận di chuyển và không có các không bào
3. Dinh dưỡng: 
- Hấp thụ dinh dưỡng qua màng cơ thể
- Phá hủy hồng cầu
4. Phát triển: 
- Từ tuyến nước bọt muỗi ® da ® máu ® hồng cầu ® sinh sản phá huỷ hồng cầu.
- Sinh sản bằng cách phân nhiều.
5. Tác hại: phá hủy hồng cầu, gây bệnh sốt rét
6. Bệnh sốt rét ở nước ta
( SGK/25)
	4. Củng cố:
	- Gọi 1 -2 HS đọc phần kết luận SGK
	- Yêu cầu HS hoàn thành bảng/24
	5. Dặn dò:
 - Học thuộc bài .
 - Trả lời các câu hỏi trong SGK
 - Đọc bài mới, kẻ sẵn bảng 1/26 và bảng 2/28 vào vở soạn.
IV.Rút kinh nghiệm sau tiết dạy:

Tài liệu đính kèm:

  • docBài 6. Trùng kiết lị và trùng sốt rét (2).doc