Giáo án: Hoạt động ngoài giờ lên lớp 6 năm 2015

HOẠT ĐỘNG 1

THẢO LUẬN NỘI QUY VÀ NHIỆM VỤ NĂM HỌC MỚI

I. MỤC ĐÍCH -YÊU CẦU:

- Nhận thức: Hiểu vị trí quan trọng của năm học. Nắm được nhiệm vụ năm học và nội qui trường, lớp.

- Kỹ năng: Rèn luyện kỹ năng giao tiếp, suy nghĩ, bàn bạc, tranh luận, Có ý thức tôn trọng nội quy, nhiệm vụ năm học.

- Thái độ: Tự giác quyết tâm học tập, biết giúp nhau thực hiện tốt nội quy, nhiệm vụ năm học.

II. NỘI DUNG VÀ HÌNH THỨC HỌAT ĐỘNG:

1. Nội dung:

Tìm hiểu và nghiên cứu nhiệm vụ, nội qui trường, lớp trong năm học và trách nhiệm của từng cá nhân.

2. Hình thức:

- Nghe giới thiệu về nội quy và nhiệm vụ năm học mới.

- Trao đổi, thảo luận trong lớp.

- Văn nghệ.

 

doc 19 trang Người đăng phammen30 Lượt xem 860Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án: Hoạt động ngoài giờ lên lớp 6 năm 2015", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 quản).
6. Có ý thức bảo vệ mơi trường, giữ gìn vệ sinh lớp học, giữ vệ sinh khuôn viên trường, vệ sinh bản thân. Vứt rác đúng nơi qui định. Thường xuyên chăm sóc hoa kiểng, cây bóng mát
7. Đoàn kết, giúp đỡ bạn bè, tôn trọng tập thể, tích cực tham gia các hoạt động do trường, lớp tổ chức. Luôn chấp hành theo sự phân công của Ban cán sự lớp, thầy cô.
8. Bảo quản tốt trang thiết bị bàn ghế của nhà trường, thực hiện tốt các qui định về việc sử dụng và bảo quản cơ sở vật chất.
9. Có ý thức rèn luyện thân thể, rèn luyện kỹ năng lao động để đem lại hiệu quả kinh tế thật sự cho xã hội, bảo vệ các thành quả lao động. Tôn trọng người lao động.
- Sau khi đọc xong, cả lớp thảo luận đóng góp ý kiến:
- Mời các tổ thảo luận đóng góp ý kiến.
- Hướng dẫn thảo luận: cả lớp được chia làm 4 tổ:
+ Tổ 1 à Câu 1: Bạn nghĩ gì khi mình là học sinh lớp 6?
(Gợi ý: Là một học sinh đầu cấp tuy còn bỡ ngỡ với trường mới, thầy cô mới, bạn mới nhưng bản thân sẽ cố gắng thực hiện tốt nội quy của nhà trường).
Câu 6: Theo bạn, điều gì sẽ xảy ra nếu nhà trường không có
 nội quy.
(Gợi ý: Các bạn sẽ thực hiện không tốt việc học tập của mình cũng như thực hiện tốt nề nếp học sinh).
+ Tổ 2 à Câu 2: Bạn thấy mình cần phải làm tốt những nhiệm vụ gì ở năm học này? Vì sao?
(Gợi ý: Cần thực hiện tốt nội quy trường, lớp, thực hiện tốt nhiệm vụ của học sinh).
+ Tổ 3 à Câu 3 : Để làm tốt những nhiệm vụ đó, theo bạn phải có những biện pháp nào?
(Gợi ý: Xem kỹ nội quy của trường, lớp và học thuộc).
Câu 7: Trong năm học này, bạn phải thực hiện tốt nhiệm vụ 
gì?
(Gợi ý: Cần thực hiện tốt nội quy trường, lớp, thực hiện tốt nhiệm vụ của học sinh như đi học đúng giờ, thực hiện đúng đồng phục quy định, học thuộc và chuẩn bị bài tốt trước khi đến lớp).
+ Tổ 4 à Câu 5: Việc tự giác thực hiện đúng nội quy của nhà trường sẽ có tác dụng gì đối với bản thân?
(Gợi ý: Giúp bản thân ý thức hơn trong việc học, tự giác thực hiện nghĩa vụ học sinh).
Câu 8: Theo bạn, mỗi cá nhân và cả lớp phải làm gì để thực hiện tốt những nhiệm vụ của năm học?
(Gợi ý: Giúp học sinh học tốt, biết yêu thương, đoàn kết với bạn bè, biết tôn trọng kỹ luật, biết hòa mình trong tập thể).
- Người điều khiển mời đại diện 4 tổ trình bày kết quả thảo luận lên bảng và yêu cầu cả lớp góp ý, bổ sung, phân tích lựa chọn, biểu thị đồng tình hoặc thêm cho ý kiến về nhiệm vụ năm học
- Thư ký ghi nhanh lên bảng những ý kiến bổ sung và đánh dấu ý kiến trùng nhau lên bảng.
- Mời một vài HS trình bày trước lớp về những biện pháp của mình.
- Người điều khiển chốt lại các ý kiến được thống nhất và kết luận: 
+ Trong năm học này, phải thực hiện tốt thực hiện tốt nội quy trường, lớp, thực hiện tốt nhiệm vụ của học sinh như đi học đúng giờ, thực hiện đúng đồng phục quy định, học thuộc và chuẩn bị bài tốt trước khi đến lớp.
+ Mỗi cá nhân và cả lớp phải học tốt, biết yêu thương, đoàn kết với bạn bè, biết tôn trọng kỹ luật, biết hòa mình trong tập thể.
Lớp trưởng
Cả lớp.
C
Các tổ
Dẫn chương trình
Đại diện các tổ.
Thư ký
Dẫn chương trình
5 phút 
Hoạt động 3: Vui văn nghệ
Trình bày các tiết mục văn nghệ mà tổ đã chuẩn bị.
Đại diện tổ
V. KẾT THÚC HOẠT ĐỘNG: (5 phút)
- Giáo viên phát biểu ý kiến, nhận xét về tinh thần tham gia của học sinh.
- Nhận xét kết quả hoạt động.
VI. ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG: (5 phút)
1. Học sinh tự đánh giá, xếp loại:
Câu 1: Qua hoạt động em thu hoạch được những gì ?
Câu 2: Em tự xếp loại mình đạt loại nào ?
Loại Loại Loại 	Loại 
Giỏi	 khá	 TB	 yếu
2. Tổ đánh giá xếp loại:
 Loại Loại Loại 	 Loại 
 Giỏi	 khá	 TB	 yếu
3. GVCN nhận xét, xếp loại:
 Loại Loại Loại Loại 
 Giỏi	 khá	 TB	 yếu
VII. DẶN DÒ:
- Những bài hát, bài thơ về trường, lớp, về thầy giáo, cô giáo và bạn bè.
- Hệ thống các câu hỏi và đáp án.
CHUÛ ÑIEÅM THAÙNG 9
Tuaàn: 4
Tieát: 2
Ngaøy soaïn:10/8/2015
HOAÏT ÑOÄNG 3
NGHE GIÔÙI THIEÄU VEÀ TRUYEÀN THOÁNG NHAØ TRÖÔØNG
 I. MUÏC ÑÍCH - YEÂU CAÀU:
- Nhận thức: Nắm được những truyền thống cơ bản của nhà trường và ý nghĩa của truyền thống đó.
- Kyõ naêng: Rèn luyện kỹ năng về ý thức tôn trọng, phát huy truyền thống trong việc xây dựng kế hoạch học tập và hoạt động của cá nhân.
- Thái độ: Xác định rõ trách nhiệm của mỗi cá nhân trong tập thể lớp, trong việc giữ gìn, phát huy truyền thống nhà trường.
II. NỘI DUNG VÀ HÌNH THỨC HỌAT ĐỘNG:
1. Nội dung: 
- Vài nét về lịch sử hình thành và phát triển của trường.
- Nghe giới thiệu về truyền thống nhà trường về học tập, rèn luyện đạo đức và các thành tích khác.
2. Hình thức:
- Trình bày bằng lời, bằng sơ đồ, tranh ảnh.
- Trao đổi, thảo luận
III. CHUẨN BỊ HOẠT ĐỘNG:
1. Phương tiện hoạt động : 
- Một vài tiết văn nghệ.
- Các mẫu chuyện về tấm gương dạy học tốt.
- Các bài hát về trường lớp, thầy cô, bạn bè.
- Bảng sơ đồ cơ cấu tổ chức của trường.
- Bảng ghi thành tích của trường.
2. Về tổ chức :
- Cung cấp cho học sinh bảng sơ đồ cơ cấu tổ chức của trường.
- Bảng ghi thành tích của trường.
- Tổ 1 trang trí lớp, kẻ tiêu đề, kê bàn ghế.
- Mỗi tổ chuẩn bị 1 – 2 tiết mục văn nghệ.
- GVCN dự kiến HS viết một bảng về nhiệm vụ của lớp trong việc giữ gìn về phát huy truyền thống nhà trường.
IV. TIẾN HÀNH HOẠT ĐỘNG:
THỜI GIAN
NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG
NGƯỜI THỰC HIỆN
5 phuùt
Hoạt động1: Khởi động
- Hát một bài hát tập thể. “Đi học”
- Giới thiệu đại biểu, GVCN .
- Người điều khiển tuyên bố lý do: Kính thưa cô chủ nhiệm, các bạn thân mến, như bao năm qua trường và lớp muốn được những thành quả đáng kể, đó là công lao của tất cả mỗi học sinh, của tất cả các thầy cô. Chúng ta là học sinh đầu cấp, năm học này có những điều rất mới chúng ta phải cùng nhau nổ lực phấn đấu dưới sự hướng dẫn của GVCN. Vì vậy hôm nay chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu về truyền thống nhà trường, từ đó đặt ra cho mỗi chúng ta hướng phấn đấu để tiếp tục giữ gìn và phát huy truyền thống của nhà trường.
Caû lôùp
Daãn chöông trình
10 phuùt
Hoạt động 2: Nêu vị trí, thành tích của trường:
Trường THCS Thuận Hưng là một trường thuộc khu vực vùng ven, xuất phát điểm tương đối thấp về mọi mặt, nhưng với sự đoàn kết, năng động, sáng tạo và luôn đổi mới, tập thể Hội đồng sư phạm đã nổ lực phấn đấu đưa nhà trường phát triển vượt bậc, đạt Tập thể lao động xuất sắc từ năm học 2007 – 200 đến năm học 2014 - 2015.
Năm học 2008 - 2009, là trường đầu tiên trong huyện Long Mỹ được UBND tỉnh Hậu Giang ra quyết định công nhận trường đạt chuẩn quốc gia. Đến năm học 2010 – 2011 trường vinh dự được Bộ GD & ĐT tặng thưởng Bằng khen “Đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ năm học 2010 - 2011”. Năm học 2012 – 2013 trường được Thủ tướng Chính Phủ tặng bằng khen “Đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ từ năm học 2009 - 2013”.
Từ năm học 2008 – 2009 đến nay: Nhà trường hoàn thành xuất sắc toàn diện trên tất cả các hoạt động giáo dục trường luôn nằm thứ hai trong thi đua cụm cấp THCS. Đặc biệt trong năm học 2012 - 2013 trường vươn lên hạng nhất cụm thi đua của huyện, được Phòng GD&ĐT đánh giá là một trong những lá cờ đầu của ngành giáo dục huyện Long Mỹ.
Năm học 2014 - 2015 trường được sở GD & ĐT Hậu Giang công nhận đạt chuẩn chất lượng cấp độ 1.
- Vaên ngheä xen kẽ.
GVCN
Caû lôùp
15 phuùt 
Hoạt động 3: Nghe giới thiệu về cơ cấu tổ chức của trường: Năm học 2015 – 2016 
* Trường có: 20 lớp (5 lớp 6, 5 lớp 7, 5 lớp 8, 5 lớp 9)
* Tổng số CB-GV-CNV: 50
- Bí thư chi bộ - Hiệu trưởng: thầy Đặng Thanh Ty;
- Chủ tịch Công đoàn: thầy Nguyễn Hoàng Na;
- Phó hiệu trưởng: thầy Trần Thanh Tuấn;
- Tổng phụ trách Đội: cô Nguyễn Thị Ngọc Anh;
* Nghe giới thiệu về đội ngũ thầy cô giáo ở trường.
- Giáo viên chủ nhiệm lần lượt giới thiệu:
+ Biên chế tổ chức của trường: Tổng số cán bộ, công chức, nhân viên: 50, nữ: 27, trong đó: Ban giám hiệu: 02, nữ: 00. Giáo viên: 42, nữ: 25. Nhn vin: 06, nữ: 02.
+ Trình độ chuyên môn nghiệp vụ: Đại học sư phạm: 39. Cao đẳng sư phạm: 08. Trung cấp: 02. Chưa qua đào tạo: 01 (Nhn vin bảo vệ).
+ Đặc điểm giáo viên của trường:
- Tuổi đời, tuổi nghề: đa số trẻ, khỏe, nhiệt tình,
- Giáo viên nhiều tuổi dạy lâu năm nhất: cô Phan Thị Thảo
* Thành tích nổi bật:
- Nhiều giáo viên đạt giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh, huyện, lao động tiên tiến. Năm học 2014 – 2015 có 1 giáo viên đạt giáo viên giỏi cấp quốc gia: cô Nguyễn Thị Ngọc Anh.
- Nhiều học sinh đạt học sinh giỏi cấp trường, cấp huyện, cấp tỉnh,  ở tất cả các môn học. Đặc biệt năm học 2013 – 2014 trường có 01 HS giỏi cấp quốc gia: Nguyễn Huỳnh Đức.
Kết quả thi đua của CB – GV – NV năm học 2014 – 2015.
- Giáo viên – NV giỏi cấp trường: 37.
- Giáo viên – NV giỏi cấp huyện: 16.
- Giáo viên – NV giỏi cấp tỉnh: 00.
- Đề nghị cấp trên công nhận các danh hiệu: 
+ Lao động tiên tiến: 50.
+ Chiến sĩ thi đua cấp cơ sở: 08.
+ Chiến sĩ thi đua tỉnh: 01.
+ Bằng khen UBND: 04.
- Những thuận lợi và khó khăn của trường năm học 2015 – 2016.
* Thuận lợi.
- Chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước ngày càng đúng đắn, phù hợp từ đó thúc đẩy sự phát triển của xã hội trong đó có sự nghiệp giáo dục;
- Trường có chi bộ Đảng riêng lãnh đạo tất cả các hoạt động của các tổ chức đoàn thể, hỗ trợ tốt cho hoạt động chuyên môn trong nhà trường. Cơ sở vật chất, trang thiết bị từng bước được đầu tư, đáp ứng nhu cầu phục vụ tốt cho hoạt động dạy và học;
- Trường có một tập thể cán bộ, giáo viên, nhân viên vững về chuyên môn nghiệp vụ và hầu hết đều nhiệt tình trong công tác. Những kết quả đạt được về công tác dạy và học trong những năm qua của nhà trường có ý nghĩa rất quan trọng là nền tảng để nhà trường phát huy trong những năm tiếp sau;
- Thực hiện tốt quy chế dân chủ cơ sở. Nội bộ đoàn kết thống nhất, phát huy tốt tính chủ động sáng tạo luôn nêu cao ý thức tự lực, tự cường, biết tranh thủ và phát huy sức mạnh tập thể trong quá trình lãnh đạo điều hành.
* Khó khăn.
- Một số gia đình việc quan tâm của phụ huynh đến việc học của con em mình chưa đúng mức, nhiều phụ huynh còn xem việc GD là công việc của riêng đội ngũ thầy, cô giáo chưa phối hợp thường xuyên với nhà trường, thiếu kiểm tra đôn đốc các em nên dẫn đến kết quả rèn luyện của một số học sinh rất thấp;
- Nhiều gia đình đi làm ăn xa bỏ con em ở lại địa phương các em thiếu sự quan tâm nên các em thường vi phạm nội qui nhà trường, vi phạm đạo đức dẫn đến học yếu hoặc bỏ học. Từ đó làm cho tỉ lệ học sinh lưu ban, bỏ học của trường khá cao;
- Do ảnh hưởng của phim ảnh, internet và các games bạo lực nên tình trạng bạo lực học đường có xu hướng phát triển, HS ngày càng vi phạm nội quy trường lớp nhiều hơn;
- Mặc dù được sự quan tâm của địa phương nhưng không thường xuyên, liên tục. Việc cộng đồng trách nhiệm trong việc giáo dục học sinh từng lúc, từng nơi còn hạn chế vì thế hiệu quả phối hợp trong công tác GD chưa cao;
- Một số ít giáo viên chưa thật sự đổi mới phương pháp giảng dạy từ đó chưa gây được sự hứng thú học tập cho học sinh dẫn đến chất lượng GD ở một số bộ môn còn hạn chế;
- Cơ sở vật chất xuống cấp, kinh phí sửa chữa xã hội hóa chưa nhiều, trang thiết bị dạy học và máy tính hư hỏng nhiều nên kết quả giảng dạy chưa cao. 
Người điều khiển cảm ơn giáo viên chủ nhiệm đã giới thiệu cho lớp nghe, hiểu rõ về những nét cơ bản của đội ngũ thầy cô giáo. Sau đó yêu cầu mỗi bạn nói một câu ngắn gọn về cảm xúc của mình khi được nghe giới thiệu về thầy, cô, truyền thống nhà trường.
- Học sinh phát biểu: Cố gắng học tập thật tốt để tiếp tục phát huy truyền thống của nhà trường.
 - Người điều khiển tóm tắt ý khiến của lớp và hứa:
 + Cố gắng học tập thật tốt ở tất cả các bộ môn.
 + Giữ trật tự tốt trong tất cả các giờ học.
 + Cùng chia sẻ niềm vui, nỗi buồn của các thầy cô.
 + Hứa quyết tâm phấn đấu giữ gìn và phát huy truyền thống nhà trường.
GVCN
Cả lớp
Dẫn chương trình
5phuùt
Hoạt động 4: Thi đua văn nghệ giữa các tổ.
- Văn nghệ xen kẽ.
- Đại diện mỗi tổ lên bốc thăm có qui định thời gian, trong tổ được quyền bổ sung.
- BGK công bố kết quả.
Đại diện HS
BGK
V. KẾT THÚC HOẠT ĐỘNG: (5 phút)
- Giáo viên phát biểu ý kiến, nhận xét về tinh thần tham gia của học sinh.
- Nhận xét kết quả hoạt động.
VI. ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG: (5 phút)
1. Học sinh tự đánh giá, xếp loại:
Câu 1: Qua hoạt động em thu hoạch được những gì ?
Câu 2: Em tự xếp loại mình đạt loại nào ?
Loại Loại Loại 	Loại 
Giỏi	 khá	 TB	 yếu
2. Tổ đánh giá xếp loại:
 Loại Loại Loại 	 Loại 
 Giỏi	 khá	 TB	 yếu
3. GVCN nhận xét, xếp loại:
 Loại Loại Loại Loại 
 Giỏi	 khá	 TB	 yếu
VII. DẶN DÒ:
- Những hiểu biết về các thế hệ thầy cô.
- Hệ thống các câu hỏi và đáp án về sự kính trọng thầy của lớp học sinh đàn anh.
MỤC TIÊU GIÁO DỤC
- Hiểu nội dung, ý nghĩa lời dạy của Bác Hồ trong Thư gửi các học sinh nhân ngày khai giảng năm học đầu tiên của Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tháng 9 - 1945 và Thư gửi ngành Giáo dục ngày 16- 10- 1968.
- Có thái độ đúng đắn và có trách nhiệm trong học tập.
- Biết học tập có kế hoạch, có phương pháp tốt, biết đoàn kết giúp nhau học tập theo lời dạy của Bác kính yêu. 
- Tự hào và yêu mến trường, lớp.
- Biết giữ gìn, bảo vệ, phát huy truyền thống của trường, lớp.
CÁC HOẠT ĐỘNG
- Hoạt động 1: Nghe giới thiệu thư Bác Hồ
- Hoạt động 4: Thi văn nghệ giữa các tổ.
CHỦ ĐIỂM THÁNG 10
Tuần: 10
Tiết: 3
Ngày soạn:15/9/2015
HOẠT ĐỘNG 1
NGHE GIỚI THIỆU THƯ BÁC.
I. MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU:
- Nhaän thöùc : hiểu được sự quan tâm, chăm lo của Bác đối với thế hệ trẻ và nội dung, ý nghĩa lời dạy của Bác trong thư gửi học sinh cả nước nhân ngày khai trường năm học đầu tiên của nước Việt Nam dân chủ cộng hoà tháng 9 năm 1945 và thư gửi ngành giáo dục ngày 16 tháng 10 năm 1968.
- Kyõ naêng: Reøn luyeän kyõ naêng giao tieáp, suy nghó, baøn baïc, tranh luaän,  Coù yù thöùc toân troïng noäi quy, nhieäm vuï naêm hoïc.
- Thái độ: Học tập đúng đắn, quyết tâm học tập tốt, rèn luyện tốt theo lời dạy của Bác Hồ kính yêu.
II. NỘI DUNG VÀ HÌNH THỨC HỌAT ĐỘNG:
1. Nội dung:
- Thư Bác Hồ gửi nhân dân cả nước ngày khai giảng năm học đầu tiên của nước Việt Nam dân chủ cộng hoà tháng 9 năm 1945 .
 - Thư Bác Hồ gửi ngành giáo dục ngày 15 -10-1968.
2. Hình thức :
- Nghe giới thiệu hoặc đọc thư Bác .
- Trao đổi, thảo luận nội dung chính và ý nghĩa của thư Bác.
III. CHUẨN BỊ HOẠT ĐỘNG:
1. Về phương tiện hoạt động :
- Ảnh Bác Hồ, câu hỏi và đáp án.
- Tiêu chuẩn để đăng ký thi đua tiết học, chuẩn bị tốt bài học ở nhà, giữ kỹ luật trong giờ học số điểm tốt, phát biểu ý kiến.
2. Về tổ chức :
- Giáo viên nêu mục đích, yêu cầu nội dung và cách tiến hành chủ đề phân công chuẩn bị gồm :
 + Mỗi cá nhân có một bản thư Bác Hồ, 5 điều Bác dạy chuẩn bị câu hỏi theo chủ đề. Thảo luận v trả lời.
 + Tiết mục văn nghệ xen kẻ.
 + Cử ban giám khảo, thư kí, điều khiển chương trình.
IV. TIẾN HÀNH HOẠT ĐỘNG :
THỜI GIAN
NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG
NGƯỜI THỰC HIỆN
5 phút
Hoạt động 1: Khởi động.
- Hát một bài hát tập thể: “Như có Bác Hồ trong ngày vui đại thắng”
- Giới thiệu đại biểu, GVCN .
- Người điều khiển tuyên bố lý do: “Chúng ta đang học lớp 6 – lớp đầu cấp THCS. Với nhiều nội dung học tập cao hơn, khó hơn so với tiểu học, nên cần có phương pháp học tập thích hợp thì mới đạt kết quả cao. Muốn đạt được như vậy, để thỏa lòng mong mõi của Bác. Hôm nay, lớp chúng ta sẽ cùng trao đổi với nhau về những điều mong ước của Bác trước lúc đi xa, Bác đã để lại cho chúng ta, những chủ nhân tương lai của đất nước. Từ đó, chúng ta tích lũy kinh nghiệm học tập nhằm góp phần nâng cao thành tích học tập của lớp và mỗi cá nhân học sinh, cũng là để thỏa lòng mong ước của Bác”.
Cả lớp
Dẫn
chương trình
25 phút
Hoaït ñoäng 2: Đọc thư Bác.
- Mời GVCN đọc thư Bác.
Thư Baùc Hoà gửi học sinh cả nước nhân ngày khai giảng năm học đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tháng 9 - 1945.
(trích)
Các em học sinh,
Ngày hôm nay là ngày khai trường đầu tiên ở nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Tôi đã tưởng tượng thấy trước mắt cái cảnh nhộn nhịp tưng bừng của ngày tựu trường ở khắp các nơi. Các em hết thải đều vui vẻ vì sau mấy tháng giời nghỉ học, sau bao nhiêu cuộc chuyển biến khác thường, các em lại được gặp thầy, gặp bạn. Nhưng sung sướng hơn nữa, từ giờ phút này giở đi các em bắt đầu được nhận một nền giáo dục hoàn toàn Việt Nam.() Ngày nay các em được cái may mắn hơn cha anh là được hấp thụ một nền giáo dục của một nước độc lập, một nền giáo dục nó sẽ đào tạo các em nên những người công dân hữu ích cho nước Việt Nam, một nền giáo dục làm phát triển hoàn toàn những năng lực sẵn có của các em.
Các em được hưởng sự may mắn đó là nhờ sự hi sinh của biết bao đồng bào các em. Vậy các em nghĩ sao?()
Trong năm học tới đây, các em hãy cố gắng, siêng năng học tập, ngoan ngoãn, nghe thầy, yêu bạn. Sau 80 năm giời nô lệ làm cho nước nhà bị yếu hèn, ngày nay chúng ta cần phải xây dựng lại cơ đồ mà tổ tiên đã để lại cho chúng ta.() Trong công cuộc kiến thiết đó, nước nhà trông mong chờ đợi ở các em rất nhiều. Non song Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không, chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các em.()
Ngày hôm nay, nhân buổi tựu trường của các em, tôi chỉ biết chúc các em một năm đầy vui vẻ và đầy kết quả tốt đẹp.
Chào các em thân yêu.
HỒ CHÍ MINH
+ Những câu nào trong thư Bác Hồ quan tâm đến học sinh?
(Tôi đã tưởng tượng thấy trước mắt cái cảnh nhộn nhịp tưng bừng của ngày tựu trường ở khắp các nơi. Các em hết thải đều vui vẻ vì sau mấy tháng giời nghỉ học, sau bao nhiêu cuộc chuyển biến khác thường, các em lại được gặp thầy, gặp bạn.)
 + Bác đã nhắc nhở học sinh điều gì trong học tập?
(Trong năm học tới đây, các em hãy cố gắng, siêng năng học tập, ngoan ngoãn, nghe thầy, yêu bạn. Sau 80 năm giời nô lệ làm cho nước nhà bị yếu hèn, ngày nay chúng ta cần phải xây dựng lại cơ đồ mà tổ tiên đã để lại cho chúng ta.() Trong công cuộc kiến thiết đó, nước nhà trông mong chờ đợi ở các em rất nhiều.)
 + Mục đích học tập của học sinh để làm gì?
( Học để trở thành những người công dân hữu ích cho nước Việt Nam)
 + Bác khuyên học sinh phải làm gì?
(Các em hãy cố gắng, siêng năng học tập, ngoan ngoãn, nghe thầy, yêu bạn.)
 + Những câu nào trong thư cần chú ý nhất? Vì sao?
(Non song Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không, chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các em.())
+ Bạn có suy nghĩ gì về nhiệm vụ học tập của mình?
(Cố gắng học tập tốt để không phụ lòng cha mẹ, thầy cô,..)
 - Đại diện các tổ trả lời các câu hỏi, dẫn chương trình nhấn mạnh lại ý chính:
+ Hãy cố gắng, siêng năng học tập, ngoan ngoãn, nghe thầy, yêu bạn.
+ Trở thành những người công dân hữu ích cho nước Việt Nam.
+ Xứng đáng với câu nói của Bác: “Non song Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không, chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các em”.
Dẫn
chương trình
GVCN
Dẫn 
chương trình. Cả lớp.
Đại diện
các tổ.
Dẫn Chươngtrình
7 phút 
Hoaït ñoäng 3: Vui vaên ngheä
 -Văn nghệ xen kẽ haùt taäp theå. “Lớp chúng ta kết đoàn”
- Keå chuyeän veà göông hoïc taäp, thực hiện tốt lời Bác dạy.
- Em tên là, học sinh lớp 6A... Sau đây em xin kể về một tấm gương vượt khó học tốt của trường mà em biết, đó là bạn Nguyễn Tiến Cảnh, học sinh lớp 7A3.
Bạn Cảnh là một học sinh rất chăm ngoan, hiền lành và thông minh trong học tập, vì thế từ bậc tiểu học đến giờ năm học nào bạn ấy cũng được nhận giấy khen học sinh khá giỏi. Do hoàn cảnh gia đình của bạn thuộc diện xóa đói giảm nghèo, nên ngoài thời gian học ở trường bạn ấy còn phụ giúp cha mẹ làm những công việc nhà để cha mẹ bạn đỡ cực nhọc hơn. Vào lớp bạn rất chăm chú nghe thầy cô giảng bài, lưu ý từng chi tiết nhỏ để làm tăng thêm kiến thức cho bản thân.Ở lớp bạn Cảnh luôn hòa nhã với bạn bè nên bạn nào cũng yêu mến bạn ấy. Đến nhà bạn em thấy được góc học tập của bạn chỉ là một cái bàn nhỏ để ở góc nhà nhưng trên đó tập vở được sắp xếp rất ngay ngắn. Khi em có bài nào không hiểu em hỏi bạn thì bạn ấy hướng dẫn ngay cho em và hướng dẫn rất nhiệt tình để giúp em hiểu bài hơn. Em hỏi bạn có phương pháp học tập nào mà học giỏi vậy? Bạn trả lời rằng khi đi học về thì xem lại bài hôm nay đã học để nhớ lâu hơn, còn bài học ngày mai thì tranh thủ học bài, làm bài cho xong một buổi tối, còn ban ngày thì bạn phụ giúp cha mẹ làm việc nhà như: phụ mẹ nấu cơm, quét nhà, phụ cha cho gà ăn 
Tuy đường từ nhà bạn đến trường khá xa khoảng 4km nhưng bạn ấy vẫn đi học đúng giờ, từ đầu năm học đến giờ bạn chưa nghỉ học buổi nào dù có bệnh bạn vẫn cố gắng đi học. Bạn ấy là một học sinh vừa chăm ngoan, chăm học, vừa có hiếu với cha mẹ.
- Tích hợp học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh: Tinh thần yêu nước, ý thức học tập, rèn luyện để trở thành người công dân tốt:
+ Dân tộc Việt Nam là dân tộc anh hùng, trãi qua nhiều cuộc kháng chiến vĩ đại nhân dân đấu tranh anh dũng, quật cường giành được nền độc lập dân tộc và một trong những tấm gương tiêu biểu thể hiện lòng yêu nước là Bác Hồ kính yêu, đã cống hiến cả cuộc đời cho sự nghiệp đấu tranh và giải phóng dân tộc. Chính vì lẽ đó thế hệ của các em hôm nay, ghi nhớ công ơn của Bác Hồ bằng những việc làm hành động cụ thể như: sống phải biết tiết kiệm, giản dị, trung thực, thương yêu mọi người và học tập tốt, lao động tốt, thực hiện tốt 5 Điều Bác Hồ dạy, giữ gìn sạch sẽ khuôn viên trường, vào lớp lắng nghe thầy cô giảng bày, về nhà làm bài tập, soạn bài, đi học đúng giờ 
Dẫn chương trình
 Đại diện tổ 
GVCN
V. KẾT THÚC HOẠT ĐỘNG: (3 phút)
- Giáo viên chủ nhiệm phát biểu ý kiến, nhận xét về tinh thần tham gia của học sinh.
- Nhận xét kết quả hoạt động.
VI. ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG: (5 phút)
1. Học sinh tự đánh giá, xếp loại:
Câu 1: Qua hoạt động em thu hoạch được những gì ?
Câu 2: Em tự xếp loại mình đạt loại nào ?
Loại Loại Loại 	 Loại 
Giỏi	 khá	 TB	 yếu
2. Tổ đánh giá xếp loại:
Loại Loại Loại 	 Loại 
Giỏi	 khá	 TB	 yếu
3. GVCN nhận xét, xếp loại:
Loại Loại Loại 	 Loại 
Giỏi	 khá	 TB	 yếu
VII. DẶN DÒ:
- Những bài hát, bài thơ, những mẫu chuyện về Bác Hồ.
- Hệ thống các câu hỏi và đáp án.
- Thang điểm chấm thi.
CHỦ ĐIỂM THÁNG 10
Tuần: 10
Tiết: 4
Ngày soạn: 15/9/2015
HOẠ

Tài liệu đính kèm:

  • docNGLL_6.doc