Giáo án Lớp 5 - Tuần 12 (Phần 2) - Trường Tiểu học Tích Lương 1

Tiết 1

Toán

TIẾT 58: NHÂN MỘT SỐ THẬP PHÂN VỚI MỘT SỐ THẬP PHÂN

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: HS biết nhân một số thập phân với một số thập phân.

2. Kĩ năng: Thực hiện nhân hai số thập phân có tính chất giao hoán.

3. Thái độ: HS yêu thích môn học.

II. CHUẨN BỊ

1. Chuẩn bị của giáo viên: Bảng phụ.

2. Chuẩn bị của học sinh: SGK.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU

1. Ổn định tổ chức (1 phút)

2. Kiểm tra bài cũ (4 phút)

- 2 HS nêu cách nhân một số thập phân với 10, 100, 1000, .

- Lớp và GV nhận xét.

 

doc 15 trang Người đăng hanhnguyen.nt Lượt xem 542Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lớp 5 - Tuần 12 (Phần 2) - Trường Tiểu học Tích Lương 1", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 23/11/2015
Ngày dạy:
Thứ tư ngày 25 tháng 11 năm 2015
Tiết 1
Toán
Tiết 58: nhân một số thập phân với một số thập phân
I. mục tiêu
1. Kiến thức: HS biết nhân một số thập phân với một số thập phân.
2. Kĩ năng: Thực hiện nhân hai số thập phân có tính chất giao hoán.
3. Thái độ: HS yêu thích môn học.
II. chuẩn bị	
1. Chuẩn bị của giáo viên: Bảng phụ.
2. Chuẩn bị của học sinh: SGK.
III. Hoạt động dạy - học chủ yếu
1. ổn định tổ chức (1 phút)	
2. Kiểm tra bài cũ (4 phút)
- 2 HS nêu cách nhân một số thập phân với 10, 100, 1000, ...
- Lớp và GV nhận xét.	
3. Bài mới	
Nội dung
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
* Giới thiệu bài 
(1 phút)
- GV nêu mục tiêu bài học.
- HS lắng nghe.
HĐ 1: (10 phút)
Hình thành quy tắc nhân một số thập phân với một số thập phân
* Ví dụ 1
- Yêu cầu HS nêu tóm tắt bài và cách giải.
- Hướng dẫn HS đổi ra đơn vị đo phù hợp rồi thực hiện tính kết quả.
- Hướng dẫn HS đặt tính và tính.
* Ví dụ 2
- Yêu cầu HS thực hiện phép tính:
4,75 1,3 = ?
? Muốn nhân một số thập phân với một số thập phân ta làm như thế nào?
- 2 HS đọc ví dụ 1.
 Bài giải
Diện tích hình chữ nhật là:
 6,4 4,8 = ?
 ta có: 6,4m = 64 dm 64
 4,8 m = 48 dm 48
 512
 265
 3072dm2 3072 dm2 = 30,72 m2
Vậy: 6,4 4,8 = 30,72 (m2)
- HS thực hiện đặt tính.
- HS tiếp nối nhau nêu cách thực hiện.
- 3 đến 4 HS nêu cách nhân hai số thập phân.
HĐ 2: (20 phút)
Thực hành 
+ Bài 1
- Nhận xét, chữa bài.
- 1 HS nêu yêu cầu.
- Lớp làm vào vở.
- 4 HS làm bảng lớp.
- HS khác nhận xét.
+ Bài 2a
- Mời HS đọc yêu cầu.
- Yêu cầu lớp làm bài.
- GV nhận xét.
- 1 HS đọc yêu cầu.
- Lớp làm bài SGK.
- 2 HS làm bảng phụ.
- Gắn bảng phụ, lớp nhận xét.
a
b
a x b
b x a
2,36
4,2
2,36 4,2 = 9,912
4,2 2,36 = 9,912
3,05
2,7
3,05 2,7 = 8,235
2,7 3,05 = 8,235
+ Em có nhận xét gì qua giá trị của hai biểu thức a b và b a?
Bài 2b
- Yêu cầu viết ngay kết quả tính.
+ Phép nhân các số thập phân có tính chất giao hoán.
- Một số HS phát biểu tính chất giao hoán của phép nhân.
- HS nêu miệng kết quả và giải thích.
4,34 3,6 = 15,624 
9,04 16 = 144,64
3,6 4,34 = 15,624 
16 9,04 = 144,64
+ Bài 3
- GV gọi 1 HS đọc bài toán.
- Yêu cầu lớp làm bài.
- GV nhận xét, chữa bài.
- 1 HS đọc yêu cầu.
- Lớp làm bài vào vở.
- 1 HS làm bảng lớp.
- Lớp nhận xét.
Bài giải
Chu vi vườn cây hình chữ nhật là:
(15,62 + 8,4) 2 = 48,04 (m)
Diện tích vườn cây hình chữ nhật là:
15,62 8,4 = 131,208 (m2)
 Đáp số: 48,04 m
 131,208 m2
4. Củng cố (3 phút)
- GV cùng HS hệ thống nội dung của bài.
- GV nhận xét giờ học.
5. Dặn dò (1 phút)	
- Chuẩn bị bài sau: Luyện tập.
* Rút kinh nghiệm:
Tiết 2
Thể dục
(Giáo viên chuyên dạy)
Tiết 3
Kể chuyện
Kể chuyện đã nghe, đã đọc
I. mục tiêu
1. Kiến thức: Biết trao đổi về ý nghĩa của câu chuyện đã kể; biết nghe và nhận xét lời bạn kể. 
2. Kĩ năng: HS kể lại được câu chuyện đã nghe, đã đọc có nội dung bảo vệ môi trường (lời kể rõ ràng, ngắn gọn).
3. Thái độ: Giáo dục bảo vệ môi trường.
II. chuẩn bị	
1. Chuẩn bị của giáo viên: Một số câu chuyện có nội dung bảo vệ môi trường.
2. Chuẩn bị của học sinh: SGK.
III. Hoạt động dạy - học chủ yếu
1. ổn định tổ chức (1 phút)	
2. Kiểm tra bài cũ (5 phút)
- Yêu cầu 5 HS tiếp nối nhau kể từng đoạn của truyện “Người đi săn và con nai”.
- Lớp và GV nhận xét.	
3. Bài mới	
Nội dung
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
* Giới thiệu bài 
(1 phút)
- GV nêu mục tiêu bài học.
- HS lắng nghe.
HĐ 1: (5 phút)
Hướng dẫn tìm hiểu đề bài 
- GV phân tích đề bài, dùng phấn màu gạch dưới các từ ngữ: đã nghe, đã đọc, bảo vệ môi trường.
- Gọi HS giới thiệu những truyện em đã được đọc, được nghe có nội dung về bảo vệ môi trường.
- 2 HS đọc đề bài.
- HS lắng nghe.
- 3 HS đọc phần gợi ý.
- HS lần lượt tự giới thiệu.
HĐ 2: (15 phút)
Kể chuyện trong nhóm 
- Cho HS thực hành kể trong nhóm.
- GV hướng dẫn những HS gặp khó khăn.
+ Giới thiệu tên chuyện.
+ Kể những chi tiết làm nổi bật hành vi của nhân vật bảo vệ môi trường.
+ Trao đổi về ý nghĩa của câu truyện.
- 2 HS ngồi cùng bàn kể chuyện, trao đổi với nhau về ý nghĩa của chuyện, hành động của nhân vật.
HĐ 3: (10 phút)
Kể chuyện trước lớp
- Tổ chức cho HS thi kể.
- Yêu cầu HS nghe bạn kể và hỏi lại bạn kể những chi tiết về nội dung chuyện, ý nghĩa của truyện.
- Yêu cầu HS nhận xét, bình chọn bạn có câu chuyện hay nhất, bạn kể hấp dẫn nhất.
- GV nhận xét.
- 5 đến 7 HS thi kể.
- Cả lớp cùng trao đổi về ý nghĩa của truyện.
- HS nhận xét bạn kể có nội dung câu chuyện hay nhất.
4. Củng cố (2 phút)
- Hệ thống lại kiến thức của bài.
- GV nhận xét giờ học.
5. Dặn dò (1 phút)	
- Về nhà kể chuyện cho người thân, bạn bè cùng nghe.
- Chuẩn bị bài sau: Kể chuyện được chứng kiến hoặc tham gia.
* Rút kinh nghiệm:
Tiết 4
Tập đọc
Hành trình của bầy ong
I. mục tiêu
1. Kiến thức: Hiểu những phẩm chất đáng quý của bầy ong: cần cù làm việc để góp ích cho đời (Trả lời được các câu hỏi trong SGK, thuộc hai khổ thơ cuối bài).
2. Kĩ năng: HS biết đọc diễn cảm bài thơ, ngắt nhịp đúng những câu thơ lục bát.
3. Thái độ: Giáo dục HS biết yêu loài vật, yêu thiên nhiên.
II. chuẩn bị	
1. Chuẩn bị của giáo viên: Bảng phụ ghi sẵn đoạn thơ cần luyện đọc diễn cảm.
2. Chuẩn bị của học sinh: SGK.
III. Hoạt động dạy - học chủ yếu
1. ổn định tổ chức (1 phút)	
2. Kiểm tra bài cũ (5 phút)
- 3 HS đọc bài “Mùa thảo quả” và trả lời câu hỏi về nội dung bài.
- Lớp và GV nhận xét.	
3. Bài mới	
Nội dung
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
* Giới thiệu bài 
(1 phút)
- GV nêu mục tiêu bài học.
- HS lắng nghe.
HĐ 1: (12 phút)
Luyện đọc 
- Hướng dẫn HS chia đoạn.
+ Đoạn 1: Với đôi cánh ... ra sắc màu.
+ Đoạn 2: Tìm nơi... không tên ...
+ Đoạn 3: Bầy ong.... vào mật thơm.
+ Đoạn 4: Còn lại.
- GV sửa phát âm kết hợp giải nghĩa một số từ ngữ.
- Yêu cầu luyện đọc cặp.
- GV đọc mẫu.
- 1 HS đọc bài.
- HS nối tiếp nhau đọc bài 
(2 đến 3 lượt).
- HS luyện đọc theo cặp.
- 1 HS đọc lại toàn bài.
- HS nghe.
HĐ 2: (10 phút)
Tìm hiểu bài 
- Yêu cầu HS đọc thầm và trả lời câu hỏi.
? Bầy ong bay đến tìm mật ở những nơi nào?
? Những nơi ong đến có vẻ đẹp gì đặc biệt?
? Em hiểu câu thơ “Đất nơi đâu cũng tìm ra ngọt ngào’’ như thế nào?
? Qua hai dòng thơ cuối bài, tác giả muốn nối điều gì về công việc của bầy ong?
? Nội dung bài nói lên điều gì?
- HS đọc thầm, trả lời các câu hỏi:
+ Bầy ong tìm mật ở rừng sâu, biển xa, quần đảo.
+ Những nơi ong đến đều có vẻ đẹp đặc biệt của các loài hoa:
Nơi rừng sâu: bập bùng hoa chuối, trắng màu hoa ban.
Nơi biển xa: hàng cây chắn bão dịu dàng mùa hoa.
Nơi quần đảo: loài hoa nở như là không tên.
+ Câu thơ muốn nói đến bầy ong rất chăm chỉ, giỏi giang, đến nơi nào cũng tìm ra hoa để làm mật, đem lại hương vị ngọt ngào cho cuộc đời.
+ Hai dòng thơ cuối bài tác giả muốn ca ngợi công việc của bầy ong. Bầy ong mang lại những giọt mật cho con người để con người cảm nhận được những mùa hoa đã tàn phai còn lại trong mật ong.
+ Bài thơ ca ngợi những phẩm chất đáng quý của bầy ong: cần cù làm việc để góp ích cho đời.
HĐ 3: (8 phút)
Luyện đọc 
diễn cảm
- Hướng dẫn HS luyện đọc diễn cảm khổ thơ cuối.
- GV nhận xét, tuyên dương HS đọc tốt.
- 4 HS đọc tiếp nối 4 khổ thơ, nêu cách đọc đúng.
- HS luyện đọc diễn cảm và thuộc lòng hai khổ thơ cuối bài; HS khá, giỏi thuộc cả bài.
- HS thi đọc diễn cảm trước lớp.
- Lớp nhận xét.
4. Củng cố (2 phút)
- Mời 1 HS nêu lại nội dung chính của bài.
- GV nhận xét giờ học.
5. Dặn dò (1 phút)	
- Luyện đọc và học thuộc lòng.
- Chuẩn bị bài sau: Kể chuyện được chứng kiến hoặc tham gia.
* Rút kinh nghiệm:
Tiết 5
Khoa học
Bài 23: sắt, gang, thép
I. mục tiêu
1. Kiến thức: Biết nguồn gốc, tính chất và cách bảo quản đồ dùng bằng sắt, gang, thép.
2. Kĩ năng: Nêu được nguồn gốc của sắt, gang, thép và một số tính chất của chúng; Kể tên một số dụng cụ, máy móc, đồ dùng được làm từ gang hoặc thép; Nêu cách bảo quản đồ dùng bằng gang, thép có trong gia đình. 
3. Thái độ: Có ý thức bảo quản đồ dùng bằng gang, thép.
II. chuẩn bị	
1. Chuẩn bị của giáo viên: Thông tin và hình trang 49, 48 SGK; Một số tranh ảnh hoặc đồ dùng được làm từ gang, thép trong gia đình.
2. Chuẩn bị của học sinh: SGK.
III. Hoạt động dạy - học chủ yếu
1. ổn định tổ chức (1 phút)	
2. Kiểm tra bài cũ (3 phút)
- Mời 2 HS nêu đặc điểm của tre, mây, song.
- Lớp và GV nhận xét.	
3. Bài mới	
Nội dung
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
* Giới thiệu bài 
(1 phút)
- GV nêu mục tiêu bài học.
- HS lắng nghe.
HĐ 1: (12 phút)
Thực hành xử lí thông tin
- HS đọc các thông tin trong SGK và trả lời các câu hỏi:
+ Trong tự nhiên, sắt có ở đâu?
+ Gang, thép đều có thành phần nào chung?
+ Gang và thép khác nhau ở điểm nào?
- GV gọi một số HS trả lời.
- GV kết luận: SGV-Tr, 93.
- HS đọc và trả lời câu hỏi theo yêu cầu của GV.
- HS nêu ý kiến.
- HS khác nhận xét, bổ sung.
- HS nghe.
HĐ 2: (15 phút)
Quan sát và thảo luận
- GV giảng: Sắt là một kim loại được sử dụng dưới dạng hợp kim.
- Yêu cầu HS quan sát hình trang 48, 49 SGK theo nhóm đôi và nói xem gang và thép được dùng để làm gì.
- Đại diện từng nhóm trình bày kết quả làm việc của nhóm mình.
- GV cho HS cùng thảo luận câu hỏi:
+ Kể tên một số dụng cụ, máy móc đồ dùng được làm từ gang và thép mà em biết?
+ Nêu cách bảo quản các đồ dùng bằng gang, thép có trong nhà bạn?
- GV kết luận (SGV-tr. 94)
- Yêu cầu HS nối tiếp đọc mục “Bạn cần biết”.
- Lớp nghe.
- HS hoạt động nhóm đôi.
- Đại diện nhóm trình bày.
+ Thép được sử dụng: Đường ray tàu hoả, lan can nhà ở, cầu, dao, kéo, dây thép, các dụng cụ được dùng để mở ốc vít.
+ Gang được sử dụng: Nồi.
- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- HS trả lời.
- HS nghe.
- 4, 5 HS đọc nối tiếp.
4. Củng cố (3 phút)
- Yêu cầu HS nêu ứng dụng của sắt, gang, thép.
- GV nhận xét giờ học.
5. Dặn dò (1 phút)	
- Chuẩn bị bài sau: Đồng và hợp kim của đồng.
* Rút kinh nghiệm:
Tiết 6
Tập làm văn
Cấu tạo của bài văn tả người
I. mục tiêu
1. Kiến thức: Hiểu được cấu tạo của bài văn tả người gồm 3 phần: mở bài, thân bài, kết bài.
2. Kĩ năng: Lập được dàn ý chi tiết miêu tả một người thân trong gia đình. Nêu được hình dáng, tính tình, hoạt động của người đó.
3. Thái độ: Thích làm văn.
II. chuẩn bị	
1. Chuẩn bị của giáo viên: Giấy khổ to và bút dạ; Bảng phụ viết sẵn đáp án của bài tập phần nhận xét.
2. Chuẩn bị của học sinh: SGK; VBT.
III. Hoạt động dạy - học chủ yếu
1. ổn định tổ chức (1 phút)	
2. Kiểm tra bài cũ (4 phút)
- Mời 2 HS đọc đơn kiến nghị đã viết trong giờ trước.
- Lớp và GV nhận xét.	
3. Bài mới	
Nội dung
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
* Giới thiệu bài 
(1 phút)
- GV nêu mục tiêu bài học.
- HS lắng nghe.
HĐ 1: (10 phút)
Nhận xét
- Yêu cầu HS quan sát tranh minh hoạ bài Hạng A cháng 
? Qua bức tranh em cảm nhận được điều gì về anh thanh niên?
- GV: Anh thanh niên này có gì nổi bật? Các em cùng đọc bài Hạng A Cháng và trả lời câu hỏi cuối bài.
* Cấu tạo bài văn Hạng A Cháng: 
* Mở bài:
- Từ "nhìn thân hình ... đẹp quá"
- Nội dung: Giới thiệu về Hạng A Cháng.
- Giới thiệu bằng cách đưa ra câu hỏi khen về thân hình khoẻ đẹp của Hạng A Cháng.
* Thân bài: Hình dáng của Hạng A cháng: ngực nở vòng cung, da đỏ như lim, bắp tay bắp chân rắn như chắc gụ. vóc cao, vai rộng, người đứng thẳng như cột đá trời trồng, khi đeo cày trông hùng dũng như một chàng hiệp sĩ cổ đeo cung ra trận.
 - Hành động và tính tình: lao động chăm chỉ, cần cù, say mê , giỏi; tập trung cao độ đén mức chăm chắm vào công việc
 * Kết bài: Ca ngợi sức lực tràn trề của A Cháng là niềm tự hào của dòng họ.
? Qua bài văn em có nhận xét gì về cấu tạo của bài văn tả người?
- Làm việc theo hướng dẫn của GV.
- HS quan sát tranh. 
+ Em thấy anh thanh niên là người rất chăm chỉ và khoẻ mạnh.
- HS đọc bài và trả lời các câu hỏi cuối bài.
- Bài văn tả người gồm 3 phần: 
+ Mở bài: giới thiệu người định tả.
+ Thân bài: tả hình dáng, hoạt động của người đó.
+ Kết bài: nêu cảm nghĩ về người định tả.
HĐ 2: (5 phút)
Ghi nhớ
- Yêu cầu HS đọc ghi nhớ
- 3 HS đọc ghi nhớ.
HĐ 3: (15 phút)
Luyện tập
- Gọi HS đọc yêu cầu của bài tập.
- GV hướng dẫn: 
? Em định tả ai?
? Phần mở bài em nêu những gì?
? Em cần tả được những gì về người đó trong phần thân bài?
? Phần kết bài em nêu những gì?
- Yêu cầu HS làm bài.
- Gọi 2 HS làm vào giấy khổ to dán bài lên bảng.
- GV nhận xét.
- HS đọc yêu cầu bài tập.
+ Tả ông em, bố em, mẹ em, chị, anh, ...
+ Phần mở bài giới thiệu người định tả.
+ Tả hình dáng, tuổi tác, tầm vóc, nước da, dáng đi, ...
 Tả tính tình: 
 Tả hoạt động: 
+ Nêu tình cảm, cảm nghĩ của mình với người đó.
- 2 HS làm vào giấy khổ to. Lớp làm VBT.
- Dán bài lên bảng.
- Lớp nhận xét.
4. Củng cố (2 phút)
- Yêu cầu 1 HS nêu lại cấu tạo bài văn tả người.
- GV nhận xét giờ học.
5. Dặn dò (1 phút)
- Xem lại nội dung bài.	
- Chuẩn bị bài sau: Luyện tập tả người.
* Rút kinh nghiệm:
Tiết 7
Địa lí
Bài 12: công nghiệp
I. mục tiêu
1. Kiến thức: Có những hiểu biết cơ bản về ngành công nghiệp Việt Nam.
2. Kĩ năng: Sau bài học, HS có thể:
- Nêu được vai trò của công nghiệp và thủ công nghiệp.
- Biết nước ta có nhiều ngành công nghiệp và thủ công nghiệp.
- Kể tên một số sản phẩm của ngành công nghiệp .
- Kể tên và xác định trên bản đồ một số địa phương có mặt hàng thủ công nghiệp.
3. Thái độ: Giáo dục bảo vệ môi trường.
II. chuẩn bị	
1. Chuẩn bị của giáo viên: Bản đồ hành chính Việt Nam; Các tranh minh họa trong sgk; Phiếu học tập của HS.
2. Chuẩn bị của học sinh: SGK; Sưu tầm tranh ảnh về ngành công nghiệp.
III. Hoạt động dạy - học chủ yếu
1. ổn định tổ chức (1 phút)	
2. Kiểm tra bài cũ (3 phút)
- Mời HS trả lời câu hỏi: Nước ta có những điều kiện nào để phát triển ngành thuỷ sản ?
- Lớp và GV nhận xét.	
3. Bài mới	
Nội dung
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
* Giới thiệu bài 
(1 phút)
- GV nêu mục tiêu bài học.
- HS lắng nghe.
HĐ 1: (10 phút)
Một số ngành công nghiệp và sản phẩm ngành công nghiệp
- Yêu cầu HS trưng bày những tranh ảnh về các sản phẩm công nghiệp, hoạt động sản xuất công nghiệp.
- GV nêu câu hỏi: Ngành công nghiệp giúp gì cho đời sống của nhân dân chúng ta?
- GV nhận xét, kết luận.
- HS trưng bày những tranh ảnh mà mình sưu tầm được.
- Cử đại diện nhóm trình bày.
+ Tạo ra các đồ dùng cần thiết cho cuộc sống như vải vóc, quần áo, xà phòng, kem đánh răng, ...
 Tạo ra các máy móc giúp cuộc sống thoải mái, tiện nghi, hiện đại hơn.
 Tạo ra các máy mọc giúp con người nâng cao năng suất lao động, làm việc hiệu quả hơn, ...
HĐ 2: (10 phút)
Một số nghề thủ công ở nước ta
- Yêu cầu HS làm việc theo nhóm 4 vào phiếu bài tập.
- Yêu cầu HS kể tên một số nghề thủ công ở nước ta.
- GV nhận xét, giới thiệu một số làng nghề thủ công.
- HS làm việc theo nhóm.
- Các nhóm báo cáo kết quả.
- Nhóm khác nhận xét.
Tên nghề thủ công
Sản phẩm
Vật liệu
Gốm sứ
Bình hoa, lọ hoa, chậu cây cảnh, ...
Đất sét
Mây, tre đan
Tủ mây, làn mây, giỏ hoa, ... 
Cây mây, tre, song
Dệt lụa
Vải lụa, khăn lụa, quần áo, ...
Sợi tơ tằm
...
...
...
HĐ 3: (8 phút)
Vai trò và đặc điểm của nghề thủ công ở nước ta
- Yêu cầu HS trao đổi và thảo luận các câu hỏi sau.
+ Em hãy nêu đặc điểm của ngành thủ công ở nước ta?
+ Nghề thủ công có vai trò gì đối với đời sống nhân dân ta?
- GV kết luận.
- HS trao đổi và trả lời các câu hỏi.
- Nghề thủ công nước ta nhiều và nổi tiếng như: lụa Hà Đông; gốm sứ Bát Tràng, gốm Biên Hoà, ...
+ Đó là các nghề chủ yếu dựa và truyền thống và sự khéo léo của người thợ và nguồn nguyên liệu có sẵn.
+ Nghề thủ công tạo công ăn việc làm cho nhiều lao động. Tận dụng nguần nguyên liệu rẻ, dễ kiếm trong dân gian. Các sản phẩm có giá trị cao trong xuất khẩu.
- HS nêu kết luận sgk.
4. Củng cố (3 phút)
- Yêu cầu HS nêu đặc điểm ngành công nghiệp, kể tên một số sản phẩm công nghiệp ở nước ta.
- GV nhận xét giờ học.
5. Dặn dò (1 phút)
- Xem lại nội dung bài học.	
- Chuẩn bị bài sau: Công nghiệp (tiếp).
* Rút kinh nghiệm:

Tài liệu đính kèm:

  • doctuan 12.2.2015.doc