Giáo án Mĩ thuật lớp 8 - Bài 2: Thường thức mĩ thuật - Sơ lược về mĩ thuật thời Lê (từ thế kỉ XV đến đầu thế kỉ XVIII)

I/ MỤC TIÊU:

 1.Kiến thức:

 - Hiểu vài nét về lịch sử - xã hội và mĩ thuật thời Lê_ thời hưng thịnh của mĩ thuật Việt Nam.

- Củng cố nhận thức của học sinh về lịch sử, địa lý và mĩ thuật Việt Nam thời Lê.

2. kỹ năng :

 - Học sinh cảm nhận được vẻ đẹp của nghệ thuật tạo hình thời Lê.

 - Học sinh khá, giỏi: Nêu được các đặc điểm chính của mĩ thuật thời lê.

3. Thái độ :

 - Học sinh biết yêu thích giá trị nghệ thuật dân tộc và có ý thức bảo vệ các di tích lịch sử văn hóa của quê hương.

 

docx 6 trang Người đăng phammen30 Lượt xem 3891Lượt tải 3 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Mĩ thuật lớp 8 - Bài 2: Thường thức mĩ thuật - Sơ lược về mĩ thuật thời Lê (từ thế kỉ XV đến đầu thế kỉ XVIII)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 2 Ngày soạn : / / 2015
Tiết CT: 02 Ngày dạy :......./......./.........
 Tên bài dạy: Thường thức mĩ thuật 
 SƠ LƯỢC VỀ MĨ THUẬT THỜI LÊ
 (TỪ THẾ KỈ XV ĐẾN ĐẦU THẾ KỈ XVIII)
I/ MỤC TIÊU:
 1.Kiến thức:
 - Hiểu vài nét về lịch sử - xã hội và mĩ thuật thời Lê_ thời hưng thịnh của mĩ thuật Việt Nam.
- Củng cố nhận thức của học sinh về lịch sử, địa lý và mĩ thuật Việt Nam thời Lê.
2. kỹ năng :
 - Học sinh cảm nhận được vẻ đẹp của nghệ thuật tạo hình thời Lê. 
 - Học sinh khá, giỏi: Nêu được các đặc điểm chính của mĩ thuật thời lê.
3. Thái độ :
 - Học sinh biết yêu thích giá trị nghệ thuật dân tộc và có ý thức bảo vệ các di tích lịch sử văn hóa của quê hương.
II/ CHUẨN BỊ:
Tài liệu tham khảo :
- Lịch sử mĩ thuật Việt Nam - Phạm Thị Chỉnh biên soạn.
- Lược sử mĩ thuật và mĩ thuật học – nhà xuất bản giáo dục.
- Sách giáo viên, sách mĩ thuật lớp 8
- hướng dẫn chuẩn kiến thức, kĩ năng môn mĩ thuật THCS.
- Hình ảnh internet.
Đồ dùng dạy học :
Giáo viên :
Sưu tầm ảnh chùa Bút Tháp, tháp chuông Chùa keo- Thái Bình, Chùa Thiên Mụ- Huế, Chùa Phổ Minh- Nam Định, tượng Phật Bà Quan Âm nghìn mắt nghìn tay....
Sưu tầm ảnh về các công trình kiến trúc, tượng, phù điêu chạm khắc gỗ, hình vẽ trang trí, đồ gốm... liên quan đến mĩ thuật thời Lê
Học sinh :
Sưu tầm các bài viết, tranh ảnh liên quan đến mĩ thuật thời Lê
phương pháp :
phương pháp thuyết trình, giảng giải.
phương pháp vấn đáp.
phương pháp gợi mở.
phương pháp trực quan.
phương pháp hoạt động nhóm.
phương pháp trò chơi thi đua.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
TG
 HOẠT ĐỘNG CỦA GV
 HOẠT ĐỘNG CỦA HS
8’
25’
10’
1’
1’
1/ Kiểm tra bài cũ:
 - Kiểm tra sự chuẩn bị của HS.
-? Em nào cho cô biết có bao nhiêu bước để trang trí một chiếc quạt giấy?(gồm 4 bước : gv treo hình 4 bước mời hs lên xếp cho đúng trình tự )
Giáo viên thu bài vẽ tiết trước nhận xét dánh giá, xếp loại, rút kinh nghiệm khi vẽ bài mới.
2/ Bài mới: 
a/ Giới thiệu bài: ? Em nào biết khởi nghĩa Lam Sơn do ai lãnh đạo? Đã lập nên thời kỳ phong kiến nào? (Lê Lợi- thời nhà Lê).
- Trong tiết học hôm nay cô và các em sẽ tìm hiểu 2 nội dung cơ bản của mĩ thuật thời Lê :
+ Hoàn cảnh lịch sử - xã hội thời nhà Lê .
+ Đặc điểm và các thành tựu mĩ thuật thời Lê.
b/ Hoạt động 1: Giới thiệu vài nét về bối cảnh lịch sử- xã hội thời nhà Lê:
- Gv giảng :
 + năm 1400 Hồ Quý Ly truất ngôi nhà Trần, tự xưng vua triều đại nhà Hồ ra đời (Hồ Quý Ly tên thật là Lê Quý Ly đổi sang họ Hồ). Năm 1406 nhà Minh ( Trung Quốc) sang xâm lược nước ta, tới tháng 6/1407 cuộc kháng chiến của quân dân nhà Hồ thất bại nước ta rơi vào tay giặc.
 + Sau đó cuộc khởi nghĩa Lam Sơn do Lê Lợi lãnh đạo dã thu hút nhiều sĩ phu yêu nước kéo dài trong 10 năm (1417- 1427) đã dành thắng lợi vẻ vang. Quân Minh bị đánh đuổi, Lê Lợi lên ngôi vua lập nên triều đại nhà Lê, lịch sử gọi đây là thời kỳ nhà Lê sơ hay hậu Lê để phân biệt với thời tiền Lê của vua Lê Đại Hành.
-Gv chia lớp thành 4 nhóm
- Gv : chia công tác cho 4 nhóm thi đua, phát đề và gợi ý cho mỗi nhóm thảo luận trong 5’
nhóm 1: tìm hiểu hoàn cảnh lịch sử thời nhà Lê .
* Gv gợi ý:
 ? giai đoạn đầu triều Lê có những sự kiện lịch sử nào nổi bật?
? những việc làm đầu tiên của nhà Lê?
?nhà Lê đã đem lại những tiến bộ gì cho đất nước?
? giai đoạn cuối thời Lê có những sự kiện gì?
- Gv Bổ sung và tóm tắt hoạt động 1, ghi bảng.
+sau 10 năm kháng chiến chống quân Minh thắng lợi, trong giai đoạn đầu nhà Lê đã xây dựng một nhà nước phong kiến trung ương tạp quyền hoàn thiện với nhiều chính sách kinh tế, quân sự, ngoại giao, văn hóa tích cực,tiến bộ, tạo nên xã hội thái bình thịnh trị.
+ Thời kỳ này tuy bị ảnh hưởng của tư tưởng nho giáo và văn hóa Trung Hoa nhưng mĩ thuật Việt Nam vẫn đạt những đỉnh cao mang đậm đà bản sắc dân tộc.
c/ Hoạt động 2: Đặc điểm và các thành tựu nổi bật của mĩ thuật thời Lê 
nhóm 2: bối cảnh lịch sử có ảnh hưởng gì tới mĩ thuật thời kỳ này?
* Gv gợi ý:
? nền mĩ thuật thời Lê kế thừa mĩ thuật thời nào? Đặc điểm nền mĩ thuật thời Lê ? 
? mĩ thuật thời Lê có những thành tựu gì mới nổi bật ?
nhóm 3: Giới thiệu vài nét về kiến trúc thời Lê
* Gv gợi ý:
?kiến trúc thời Lê gồm mấy loại?phục vụ cho ai?
? Kể tên một số công trình kiến trúc nổi bật thời Lê mà em biết ? 
Kiến trúc:1. hoàng thành Thăng Long, 2.kiến trúc Lam Kinh, 3kiến trúc chùa Bút Tháp
-Kiến trúc Thăng Long về cơ bản vẫn giữ nguyên cách sắp xếp như thời Lý – Trần.
+Trong khu vực Hoàng Thành đã xây dựng và sửa chữa nhiều công trình kiến trúc như: Kính Thiên, Cần Chánh, Vạn Thọ...
+Bên ngoài Hoàng Thành đã xây dựng những công trình khá đẹp như đình Quảng Văn ở ngoài Đại Hưng; cầu Ngoạn Thiềm để vào Hoàng Thành.
 -kiến trúc Lam Kinh:
+ Vua Lê Thái Tổ cho xây dựng ở quê nhà ông 1 cung điện nguy nga như thành Thăng Long gọi là Lam Kinh dành cho Hoàng Thân ở; xung quanh điện là lăng các vua và hoàng hậu nhà Lê. Khu điện được xây dựng theo thế đất tựa núi nhìn sông, bốn bề nước non xanh biếc, rừng rậm. Hiện nay ở đây vân còn bia Vĩnh Lăng ghi công Lê Thái Tổ và lăng của các vua Lê cùng các tác phẩm điêu khắc đá.
-Kiến trúc tôn giáo: thời kỳ đầu nhà Lê đề cao nho giáo, cho xây dựng các miếu thờ Khổng Tử và trường dạy nho học( Quốc Tử Giám hoặc nhà Thái học). Triều đình vẫn cho tu sửa các ngôi chùa cũ Chùa Thầy, chùa Kim Liên – Hà Nội; ngoài ra còn xây các miếu thờ những vị anh hùng có công với dân tộc: đền thờ Trần Hưng Đạo,Đinh Tiên Hoàng ,Phùng Hưng, Lê Lai, Nguyễn Xí....
Từ sau nội chiến Lê- Mạc nhà Lê cho tu sửa và xây mới nhiều chùa: chùa keo- thái bình; chùa Mía – đường lâm hà tây, chùa Bút Tháp – Bắc ninh...
nhóm 4 :điêu khắc, chạm khắc trang trí và nghệ thuật gốm.
* Gv gợi ý:
?nghệ thuật gốm thời Lê bắt nguồn từ đâu? phát triển như thế nào?
 ? thông qua các hình ảnh trong SGK các em thấy các tác phẩm điêu khắc thời Lê gắn với loại hình nghệ thuật nào? Chất liệu gì?
? mục đích, đặc điểm của chạm khắc trang trí? Kể tên một số bức chạm khắc thời Lê ?
- Gv Bổ sung và tóm tắt hoạt động 2 kết hợp hình ảnh, ghi bảng.
+ Mĩ thuật thời Lê kế thừa tinh hoa của mĩ thuật thời Lý – Trần vừa giàu tính dân gian vừa phát triển tạo ra những nét riêng mang đậm tính dân gian:
Một số đồ gốm thời Lê sơ: gốm men nâu và gốm da lươn giống thời trước
Gốm men trắng hoa lam thời Lê:
Điêu khắc trên lăng vua Lê 
1Tượng tượng Phật Bà Quan Âm nghìn mắt nghìn tay; 2chạm khắc đình; 3bia Vĩnh Lăng,4chạm khắc đá Điện Kính Thiên
-các pho tượng tạc người, lân, ngựa, tê giác, hổ, voi ở khu Lam Kinh đều nhỏ và được tạc gắn liền với nghệ thuật dân gian
-tượng rồng tạc ở điện Kính Thiên và Lam Kinh dài 9m với khối hình tròn trịa, có bờm uốn ngược phủ sau gáy, thân uốn lượn có nhiều dải mây.
-chạm khắc trang trí gắn liền với các công trình kiến trúc chùa, làm cho các ngôi chùa đẹp hơn, thời Lê chạm khắc trên đá còn được sử dụng trên các tấm bia ghi công, mộ... hình chạm khắc chỗ nổi chõ chìm uyển chuyển sắc xảo với những nét uốn lượn dứt khoát rõ ràng. ở chùa Bút Tháp có 58 bức chạm.
-chạm khắc gỗ ở đình làng miêu tả cảnh sinh hoạt như: đánh cờ, chọi gà, chèo thuyền, nam nữ vui chơi.....
-Con rồng thời Lê thân uốn lượn như thời Lý – Trần nhưng mặt dữ tợn hơn: 1. rồng Lý; 2.rồng Trần; 3. Rồng Lê
d/ Hoạt động 3: Nhận xét đánh giá:
- trò chơi củng cố kiến thức:
+ gv treo hình ảnh mĩ thuật thời Lê trong bài học, mời các nhóm thi đua thay nhau lên xếp lại cho đúng trình tự và đúng tên .
+ gv mời hs nhận xét bạn xếp như vậy đã đúng chưa.
+ gv kiểm tra và nhận xét
 - Tinh thần thái độ học tập của lớp.
 - Tuyên dương nhóm thảo luận tốt, hs phát biểu
3/ Củng cố:
- gv tổng kết bài, củng cố nhấn mạnh hoàn cảnh lịch sử và đặc điểm mĩ thuật thời Lê.
 - Liên hệ, giáo dục.
4/ Dặn dò:
 - Chuẩn bị bài sau. Chuẩn bị đầy đủ đồ dùng học tập, xem trước bài 3 vẽ tranh đề tài phong cảnh mùa hè.
- Trưng bày dụng cụ.
Lên bảng
-Nộp bài
-Quan sát và lắng nghe
-trả lời
-Lắng nghe
-Lắng nghe
- Thảo luận nhóm, 
- Nhóm 1 lên thuyết trình
- nhóm 2; 3 và 4 đặt câu hỏi cho nhóm bạn.
- ghi bài
Nhóm 2; 3 và 4 thuyết trình- trả lời 
-Nhóm khác đặt câu hỏi.
Ghi bài
Lên bảng xếp hình
Lắng nghe
-------------------------------************-------------------------------------------

Tài liệu đính kèm:

  • docxso_luoc_my_thuat_thoi_le.docx