Giáo án môn Đại số 7 - Tiết 21, 22

1. MỤC TIÊU:

a. Kiến thức: Tiếp tục hệ thống hoá kiến thức của chương I: các phép tính về số hữu tỉ, các tính chất của tỉ lệ thức và dãy tỉ số bằng nhau, khái niệm số vô tỉ, số thực, căn bậc hai

b. Kĩ năng:

- Rèn cho HS kĩ năng vận dụng tính chất của tỉ lệ thức, dãy tỉ số bằng nhau để giải bài toán, giải các bài tập về căn bậc hai.

- Có kĩ năng vận dụng đúng các kiến thức lí thuyết vào giải bài tập.

- Biết vận dụng các kiến thức vào giải các bài toán thực tế.

c. Thái độ: Học sinh yêu thích môn học

 

doc 8 trang Người đăng phammen30 Lượt xem 621Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Đại số 7 - Tiết 21, 22", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 30/10/2015
Ngày giảng:
11/11/2015
Lớp 7A
05/11/2015
Lớp 7C
02/11/2015
Lớp 7D
Tiết 21: ÔN TẬP CHƯƠNG I (tiếp)
1. MỤC TIÊU:
a. Kiến thức: Tiếp tục hệ thống hoá kiến thức của chương I: các phép tính về số hữu tỉ, các tính chất của tỉ lệ thức và dãy tỉ số bằng nhau, khái niệm số vô tỉ, số thực, căn bậc hai
b. Kĩ năng: 	
- Rèn cho HS kĩ năng vận dụng tính chất của tỉ lệ thức, dãy tỉ số bằng nhau để giải bài toán, giải các bài tập về căn bậc hai.
- Có kĩ năng vận dụng đúng các kiến thức lí thuyết vào giải bài tập. 
- Biết vận dụng các kiến thức vào giải các bài toán thực tế.
c. Thái độ: Học sinh yêu thích môn học	
2. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS:
a. Giáo viên: Giáo án + Tài liệu tham khảo + Đồ dùng dạy học + Bảng phụ
b. Học sinh: Đọc trước bài mới + ôn tập các kiến thức liên quan + Làm câu hỏi ôn tập từ 6 đến 10 + Máy tính bỏ túi.
3. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:
a. Kiểm tra bài cũ: ( Kết hợp trong phần ôn tập )
b. Bài mới:
* Vào bài (1'): Trong tiết học trước chúng ta đã được ôn tập chủ yếu về kiến thức lí thuyết trọng tâm của chương. Trong tiết học hôm nay chúng ta sẽ vận dụng một số kiến thức đó vào giải một số bài tập trọng tâm.
* Nội dung:
HĐ của GV
HĐ của HS
Nội dung ghi bảng
HĐ 1: Vận dụng tính chất của tỉ lệ thức giải bài toán chia theo tỉ lệ (13')
GV: Yêu cầu 1 HS đọc bài 103 (Sgk/50).
? Bài cho biết gì ? Yêu cầu tìm gì?
? Hai số x, y tỉ lệ với các số 3; 5 điều đó có nghĩa gì?
GV: Yêu cầu HS hoạt động cá nhân trong 5 phút hoàn thịên bài tập.
GV: Đưa bài giải lên máy chiếu.
Chốt lại: Để giải được bài toán có lời văn dạng trên chúng ta cần sử dụng các khái niệm đã học: tính chất của tỉ lệ thức, dãy tỉ số bằng nhau.
HS: Đọc.
HS: Chia lãi theo tỉ lệ 3 : 5
Tổng số lãi: 12 800 000 đồng
Hỏi mỗi tổ được chia bao nhiêu?
HS: 
HS: Hoạt động.
HS: Đối chiếu bài làm của mình và hoàn thiện vào vở.
HS: Lắng nghe.
Bài 103: (Sgk/50)
Giải
Gọi số lãi hai tổ được chia lần lượt là x (đồng) và y (đồng). 
Theo đầu bài, ta có:
 và x + y = 12 800 000 (đ)
Áp dụng tính chất của dãy tỉ số bằng nhau, ta có:
Vậy số lãi của hai tổ được chia lần lượt là 4 800 000 đồng và
 8 000 000 đồng.
Đáp số: 4 800 000 đồng 
 8 000 000 đồng
HĐ 2: Rèn kĩ năng làm phép tính có chứa căn bậc hai ( 20')
? Thế nào là tỉ số của hai số hữu tỉ a và b (b 0)?
? Lấy ví dụ về tỉ số của hai số?
? Tỉ lệ thức là gì?
? Phát biểu tính chất cơ bản của tỉ lệ thức?
GV: Trong tỉ lệ thức tích các ngoại tỉ bằng tích các trung tỉ.
? Nêu ĐN về căn bậc hai của một số a không âm?
GV: Gọi 1 HS đọc đề bài 100 (sgk/49).
? Bài toán yêu cầu gì?
? Trong 6 tháng lãi được bao nhiêu tiền?
? Tiền lãi trong 1 tháng là bao nhiêu?
GV: Dựa vào những gợi ý đó, em nào lên bảng thực hiện
GV: Nhận xét lại, sửa sai (nếu có).
GV: HDHS làm bài 105 (sgk/50).
GV: Gọi 1 HS lên bảng làm bài 133a (sbt/22).
GV: Nhận xét và cho điểm (nếu đúng).
GV: Yêu cầu HS đọc và nghiên cứu bài 81(sbt/14).
? Bài yêu cầu tìm gì?
? Từ hai tỉ lệ thức làm thể nào để có dãy tỉ số bằng nhau?
? Đứng tại chỗ biến đổi sao cho và có cùng tỉ số, từ đó có dãy tỉ số bằng nhau như thế nào?
? Đến đây ta áp dụng tính chất nào để giải bài tập này?
GV: Cho học sinh hoạt động nhóm để tìm giá trị a, b, c.
Chốt lại: Để đưa được về tính chất của dãy 3 tỉ số bằng nhau ta cần:
- Quy đồng các tỉ số ; 
- Đưa các tỉ số ; bằng các tỉ số tương ứng vừa quy đồng.
HS: Tỉ số của hai số hữu tỉ a và b (b 0) là thương của phép chia a cho b.
HS: Lấy vd.
HS: Hai tỉ số bằng nhau lập thành một tỉ lệ thức.
HS: 
HS: Lắng nghe.
HS: Trả lời.
HS: Đọc.
HS: Tính lãi suất hàng tháng của thể thức gửi tiết kiệm.
HS: Lấy số tiền lĩnh trừ đi số tiền gửi.
HS: Lấy số tiền lãi chia cho 6 tháng.
1 HS lên bảng thực hiện. Dưới lớp làm vào vở và nhận xét.
HS: Theo dõi và ghi vở.
HS: Lên bảng làm. Dưới lớp làm vào vở và nhận xét.
HS: Đọc và nghiên cứu bài 81 (Sgk/14).
HS: Trả lời.
HS: Ta phải biến đổi sao cho trong hai tỉ lệ thức có các tỉ số bằng nhau.
HS: Trả lời.
HS: Áp dụng tính chất mở rộng của dãy tỉ số bằng nhau. 
HS: Hoạt động và báo cáo kết quả.
HS: Lắng nghe và ghi nhớ.
Bài 100: (sgk/49).
Số tiền lãi hàng tháng là:
( đồng)
Lãi xuất hàng tháng là:
Bài 105: (Sgk/50)
a) - = 0,1 - 0,5 
= - 0,4
b) 0,5. - = 0,5.10 - 
 = 5 - 0,5 
 = 4,5
Bài 133: (SBT/22)
a) x : (- 2,14) = (- 3,12) : 1,2
Bài 81 (SBT/14)
Từ các dãy tỉ số:
Áp dụng tính chất mở rộng của dãy tỉ số bằng nhau, ta có:
Vậy: a = - 70, b = - 105, 
c = - 84
 c. Củng cố (10’)
? Qua bài tập 100, muốn tính được lãi suất bao nhiê ta thực hiện như thế nào?
? Muốn tính giá trị của biểu thức mà các số hạng nằm trong căn ta làm thế nào?
? Thế nào là số vô tỉ? Cho VD?
? Số hữu tỉ viết được dưới dạng số thập phân ntn? Cho VD?
? Số thực là gì?
GV nhấn mạnh: Tất cả các số đã học: số tự nhiên, số nguyên, số hữu tỉ, số vô tỉ đều là số thực.
GV: Chốt lại các kiến thức trọng tâm của chương I.
HS: Tính số tiền lãi được trong một khoảng thời gian nào đó, sau đó lấy số lãi đó chia cho số tiền gửi ban đầu rồi nhân với 100%
HS: Khai căn bậc hai các số đó rồi thực hiện tính bình thường.
HS: Trả lời.
HS: Trả lời.
HS: Trả lời.
HS: Lắng nghe.
HS: Lắng nghe và ghi nhớ.
 d. Hướng dẫn HS tự học ở nhà: (1’)
- Học lí thuyết: Như phần ôn tập chương, ôn lại các bài tập trọng tâm của chương.
- Chuẩn bị tiết sau: Kiểm tra 1 tiết.
 * RÚT KINH NGHIỆM:	
Ngày soạn: 30/10/2015
Ngày giảng:
11/11/2015
Lớp 7A
07/11/2015
Lớp 7C
05/11/2015
Lớp 7D
Tiết 22: KIỂM TRA CHƯƠNG I 
(Thời gian 45 phút)
1. MỤC TIÊU BÀI KIỂM TRA:
- Kiểm tra được học sinh một số kiến thức trọng tâm của chương: các phép toán trong Q, căn bậc hai, tính chất của tỉ lệ thức,..
- Rèn kĩ năng sử dụng lí thuyết vào làm bài tập chính xác nhanh gọn.
- Rèn tính cẩn thận chính xác khi giải toán.
- Thấy được sự cần thiết, tầm quan trọng của bài kiểm tra. 
- Nghiêm túc, độc lập.
2. NỘI DUNG ĐỀ:
a. Ma trận:
 Cấp độ
chủ đề 
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Cộng
Cấp độ thấp
Cấp độ cao
1.Tập hợp Q các số hữu tỉ. 
Vận dụng được các quy tắc cộng, trừ, nhân, chia các phép toán trong Q để thực hiện các phép tính.
Số câu 
Số điểm 
 Tỉ lệ %
1(C4)
2đ 
20 %
1
2đ
20 %
2. Tỉ lệ thức
Vận dụng tính chất của tỉ lệ thức, t/c dãy tỉ số bằng nhau để tìm x, tìm các giá trị trong bài toán.
Số câu 
Số điểm 
Tỉ lệ %
2(C5,6)
2đ
20%
2
2đ
20%
3. Số thập phân hữu hạn. Số thập phân vô hạn tuần hoàn. Làm tròn số
Giải thích được vì sao một phân số cụ thể viết được
dưới dạng số thập phân hữu hạn.
Biết làm tròn số một cách chính xác
Số câu 
Số điểm 
Tỉ lệ %
1(C3)
2
20%
1(C2)
1đ
10%
2
3đ 
30 %
4. Tập hợp số thực R.
Hiểu được khái niệm về căn bậc hai
Số câu 
Số điểm 
 Tỉ lệ %
1(C1)
3đ
30%
1
3đ
30%
Tổng số câu 
Tổng số điểm
Tỉ lệ %
2
5đ
50%
1
1đ
10%
3
4đ
40%
6
10đ
100%
b. Đề kiểm tra:
Câu 1: (3đ). 
a) Thế nào là căn bậc hai của một số a không âm?
b) Áp dụng: Tính 
Câu 2: (1đ). Làm tròn các số sau đến chữ số thập phân thứ hai: 7,923; 17,418
Câu 3: (2đ). Vì sao phân số viết được dưới dạng số thập phân hữu hạn?
Câu 4: (2đ). Thực hiện phép tính (bằng cách hợp lí nếu có thể).
a) -2,05 + 1,73
b) 1: 
Câu 5: (1đ). Tìm x, biết: 
Câu 6: (1đ). Số viên bi của ba bạn Thái, Lợi, Duẩn tỉ lệ với các số 3; 5; 7. Tính số viên bi của mỗi bạn, biết rằng ba bạn có tất cả 45 viên bi.
3. ĐÁP ÁN, BIỂU ĐIỂM:
Câu 1: 
a) Căn bậc hai hai của một số a không âm là số x sao cho x2 = a. (1,5đ)
b) Áp dụng: (1,5đ)
Câu 2: 7,923 = 7,92 (0,5đ) 
 17,418 = 17,42 (0,5đ)
Câu 3: Phân số viết được dưới dạng số thập phân hữu hạn vì mẫu 25 = 52 không có ước nguyên tố khác 2 và 5. (2đ)
Câu 4: 
a) -2,05 + 1,73 = -(2,05 - 1,73) = -0,32 (1đ)
b) 1: = 1: (1đ)
Câu 5:
 (0,5đ) 
 (0,5đ)
Câu 6: 
 Gọi số viên bi của ba bạn Thái, Lợi, Duẩn lần lượt là x, y, z. 
 Theo tính chất của dãy tỉ số bằng nhau, ta có: 
 (0.5đ)
Vậy số viên bi của ba bạn Thái, Lợi, Duẩn lần lượt là 9 viên, 15 viên, 21 viên. (0,5đ)
4. ĐÁNH GIÁ, NHẬN XÉT SAU KHI CHẤM BÀI KIỂM TRA:
* Về nắm vững kiến thức:
.
* Về kĩ năng vận dụng:
.
* Về cách trình bày, diễn đạt:

Tài liệu đính kèm:

  • docTiết 21, 22.doc