Giáo án môn Vật lý 8 - Bài 7: Áp suất

A. Mục tiêu

1. Kiến thức

- HS phát biểu được định nghĩa áp lực và áp suất.

- Viết được công thức tính áp suất, nêu được tên và các đại lượng có mặt trong công thức.

- Vận dụng được công thức tính áp suất để giải các bài tập đơn giản về áp lực và áp suất.

- Nêu được các cách làm tăng, giảm áp suất trong đời sống và dùng nó để giải thích được 1 số hiện tượng thường gặp.

2. Kĩ năng

 - Làm thí nghiệm xét mối quan hệ giữa áp suất và hai yêu tố là S và áp lực F.

3. Thái độ

 - Nghiêm túc, trung thực và hợp tác trong thí nghiệm.

 

docx 3 trang Người đăng trung218 Lượt xem 3354Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Vật lý 8 - Bài 7: Áp suất", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÀI 7: ÁP SUẤT
Mục tiêu
Kiến thức
HS phát biểu được định nghĩa áp lực và áp suất.
Viết được công thức tính áp suất, nêu được tên và các đại lượng có mặt trong công thức.
Vận dụng được công thức tính áp suất để giải các bài tập đơn giản về áp lực và áp suất.
Nêu được các cách làm tăng, giảm áp suất trong đời sống và dùng nó để giải thích được 1 số hiện tượng thường gặp.
Kĩ năng
 - Làm thí nghiệm xét mối quan hệ giữa áp suất và hai yêu tố là S và áp lực F. 
Thái độ
 - Nghiêm túc, trung thực và hợp tác trong thí nghiệm.
Chuẩn bị 
* Cho mỗi nhóm:
	+ 1 chậu nhựa đựng cát(bột mì)
	+ 3 miếng kim loại hình hộp.
* GV: Bảng phụ vẽ hình 7.4; kẻ Bảng 7.1
Các hoạt động Dạy học
ổn định tổ chức(2’) 
 Kiểm tra bài cũ(5’)
HS1: Có những loại lực ma sát nào? Chúng xuất hiện khi nào? Chữa bài tập 6.4 (SBT).
HS2: Chữa bài tập 6.5 (SBT).
Tổ chức tình huống học tập(2’).
GV: Tại sao khi lặn sâu người thợ lặn phải mặc bộ áo lặn chịu được áp suất lớn?
HS: đưa ra dự đoán. GV ĐVĐ vào bài mới.
Bài Mới.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Hoạt động 1: Hình thành khái niệm áp lực (7’)
GV: Yêu cầu HS đọc thông tin mục I và trả lời câu hỏi: áp lực là gì? Cho ví dụ?
(?) Nêu thí dụ về áp lực?
GV: Cho HS quan sát khúc gỗ có đóng 2 chiếc đinh: đinh 1 đóng nghiêng; đinh 2 đóng thẳng vuông góc cạnh khúc gỗ.
(?) Lực tác dụng của đinh nào lên khúc gỗ được gọi là áp lực? 
GV: Yêu cầu HS làm việc cá nhân với câu C1: Xác địng áp lực (H7.3).
GV: Chốt lại.
(?) Trọng lượng P có phải lúc nào cũng là áp lực không? Vì sao?
GV: Tác dụng của áp lực phụ thuộc vào những yếu tố nào? -> II, 
I- áp lực là gì?
HS: Đọc – nghiên cứu – Cho biết áp lực là gì?
* áp lực là lực ép có phương vuông góc với mặt bị ép.
HS: Đinh 2.
HS: Hoạt động cá nhân quan sát hình 7.3 – trả lời C1.
C1: Hình 7.3: áp lực là:
a, Lực của máy kéo tác dụng lên mặt đường.
b, Cả 2 lực: lực của ngón tay tác dụng lên đầu đinh.
- Lực của mũi đinh tác dụng lên gỗ.
HS: Trọng lượng P không vuông góc với diện tích bị ép thì không gọi là áp lực.
Hoạt động 2: Nghiên cứu về áp suất (20’)
GV: Treo bảng phụ hình 7.4 – giới thiệu.
(?) Hãy dựa vào TN cho biết tác dụng của áp lực phụ thuộc vào những yếu nào bằng cách: So sánh các áp lực, diện tích bị ép, độ lún của khối kim loại xuống cát mịn(bột mì) trong trường hợp (2), (3) với trường hợp (1).
GV: Treo bảng so sánh 7.1
- Đại diện nhóm điền kết quả
Y/c HS Trả lời C3 -> rút ra kết luận.
- Lưu ý HS: Muốn biết sự phụ thuộc của P và F ta làm TN 1; 2: Cho S không đổi còn F thay đổi.
GV: Qua bảng trên cho thấy:
- Dòng 1: Với S không đổi, F càng lớn -> độ lún h càng lớn.
- Dòng 2: Với F không đổi, nếu S càng nhỏ -> độ lún càng lớn
GV: ĐVĐ: Để xác định tác dụng của áp lực lên mặt bị ép người ta đưa ra khái niệm áp suất. Vậy áp suất là gì? Công thức tính như thế nào? -> 2,
(?) Em hãy cho biết áp suất là gì? viết công thức tính áp suất.
GV: Giới thiệu ký hiệu -> GV: Giới thiệu đơn vị: Đơn vị át mốt phe: 1 at = 103 360 Pa.
II- áp suất.
Tác dụng của áp lực phụ thuộc vào những yếu tố nào?
HS: Quan sát hình 7.4 - Đọc C2
 HS làm TN theo nhóm.
HS: Hoạt động nhóm điền dấu thích hợp vào bảng.
C2:
áp lực (F)
Diện tích bị ép (S)
Độ lún (h)
F2 > F1
S2 = S1
h2 > h1
F3 = F1
S3 < S1
h3 > h1
C3: Tác dụng của áp lực càng lớn khi áp lực càng lớn và diện tích bị ép càng nhỏ.
áp suất, công thức tính áp suất
* áp suất là độ lớn của áp lực trên 1 đơn vị diện tích bị ép.
HS viết công thức tính áp suất.
* Công thức tính áp suất P = 
- Ký hiệu:
P là áp suất 
F là áp lực
S là diện tích bị ép
- Đơn vị lực F là N
- Đơn vị diện tích S là m2 
- Đơn vị áp suất P là N/m2 gọi là Paxcan
 1 Pa = 1 N/m2
Hoạt động3: Vận dụng (5’)
GV: Hướng dẫn HS thảo luận nguyên tắc làm tăng, giảm áp suất và tìm ví dụ.
GV: Hướng dẫn HS trả lời C5: Tóm tắt đề bài, xác định công thức áp dụng.
- Dựa vào kết quả yêu cầu HS trả lời câu hỏi ở phần mở bài.
III. Vận dụng.
HS: Dựa vào nguyên tắc P phụ thuộc vào áp lực và diện tích bị ép :
C4: P = .
Tăng áp suất : + Tăng F
 + Giảm S
Giảm áp suất : + Giảm F 
 + Tăng S
HS: 1 Hs lên bảng , cả lớp làm vào vở. 
C5: Tóm tắt 
Pxe tăng = 340000N
Sxe tăng = 1,5 m2
Pôtô = 20000N
Sôtô = 250cm2 = 0,025 m2
P xe tăng = ?
Pôtô = ?
 Giải 
áp suất của xe tăng lên mặt đường nằm ngang là:
ADCT : P = = = 226666,6 (N/m2)
áp suất của ôtô lên mặt đường nằm ngang là :
ADCT: P = = P = 800000 (N/ m2)
áp suất của xe tăng lên mặt đường nằm ngang còn nhỏ hơn áp suất ôtô lên mặt đường nằm ngang.
5. Củng cố (3’)
- áp lực là gì? áp suất là gì? Biểu thức tính áp suất? Đơn vị áp suất?
 - GV giới thiệu phần: Có thể em chưa biết
6. Hướng dẫn về nhà (1’)
- Học bài và làm bài tập 7.1- 7.6 (SBT).
- Đọc trước bài 8: áp suất chất lỏng - Bình thông nhau.

Tài liệu đính kèm:

  • docxBai_7_Ap_suat.docx