Giáo án môn Vật lý - Bài 5: Sự cân bằng lực – Quán tính

I. Mục tiêu

1. Kiến thức

- Nêu được ví dụ về tác dụng của hai lực cân bằng lên một vật đang chuyển động.

- Nêu được quán tính của một vật là gì.

2. Kĩ năng

- Giải thích được một số hiện tượng thường gặp liên quan đến quán tính.

3. Thái độ

- Nghiêm túc xây dựng bài, có tinh thần hợp tác trong làm việc nhóm.

II. Chuẩn bị

1. Chuẩn bị của GV: Bảng phụ kẻ sẵn bảng 5.1 SGK, 1 xe lăn,1 búp bê

2. Chuẩn bị của HS: Nghiên cứu nội dung bài học.

 

doc 3 trang Người đăng trung218 Lượt xem 1284Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Vật lý - Bài 5: Sự cân bằng lực – Quán tính", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 05
Ngày soạn: 20/09/2015
Tiết: 05
Ngày dạy: 25/09/2015
TIẾT 5-BÀI 5
SỰ CÂN BẰNG LỰC – QUÁN TÍNH
I. Mục tiêu
1. Kiến thức
- Nêu được ví dụ về tác dụng của hai lực cân bằng lên một vật đang chuyển động.
- Nêu được quán tính của một vật là gì.
2. Kĩ năng
- Giải thích được một số hiện tượng thường gặp liên quan đến quán tính.
3. Thái độ
- Nghiêm túc xây dựng bài, có tinh thần hợp tác trong làm việc nhóm.
II. Chuẩn bị 
1. Chuẩn bị của GV: Bảng phụ kẻ sẵn bảng 5.1 SGK, 1 xe lăn,1 búp bê
2. Chuẩn bị của HS: Nghiên cứu nội dung bài học.
III. Tổ chức hoạt động dạy và học.
Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số và vệ sinh phòng học.
8A1 Vắng. 8A2. 8A3.
P..KP PKP PKP
 2. Kiểm tra bài cũ 
? Em hãy nêu cách biểu diễn lực.
? Diễn tả bằng lời các yếu tơ của lực sau: 
B
A
Giáo viên tổ chức các hoạt 
Hoạt động của học sinh
Kiến thức cần đạt
Hoạt động 1: Giới thiệu bài mới
Như chúng ta đã biết một vật đang đứng yên chịu tác dụng của hai lực cân bằng sẽ tiếp tục đứng yên. Vậy một vật đang chuyển động chịu tác dụng của hai lực cân bằng sẽ như thế nào. Chúng ta cùng nghiên cứu bài học hôm nay “Hai lực cần bằng – quán tính”.
HS chú ý lắng nghe
Hoạt động 2: Nghiên cứu hai lực cân bằng
? Y/c HS đọc thí nghiệm trong SGK
 Hướng dẫn HS trả lời câu C1 SGK.
? Các vật đặt ở hình 5.2 nó chịu những lực nào. 
 ? Nhận xét về điểm đặt, cường độ, phương và chiều của các lực nêu trên.
 Những cặp lực có đặc điểm như trên gọi là hai lực cân bằng:
? Hai lực cân bằng là gì.
Cho HS đọc phần dự đoán SGK.
? Tại sao quả cân A ban đầu đứng yên?
? Khi đặt quả cân A’ lên quả cân A tại sao quả cân A và A’ cùng chuyển động?
? Khi A qua lỗ K, thì A’ giữ lại, A còn chịu tác dụng của những lực nào?
? Qua thí nghiệm em cố nhận xét gì hai lực cân bằng lên một vật đang chuyển động.
? Tác dụng của 2 lực cân bằng lên một vật có làm vận tốc vật thay đổi không?
HS nghiên cứu SGK.
- Tác dụng lên quyển sách có hai lực: trọng lực và lực đẩy của mặt bàn.
- Tác dụng lên quả cầu có hai lực: trọng lực và lực căng của dây kéo.
- Tác dụng lên quả bóng có hai lực: trọng lực và lực đẩy.
- Chúng có cùng điểm đặt, cùng phương nhưng ngược chiều so với nhau.
- Hai lực cân bằng là hai lực có cùng điểm đặt, cùng độ lớn, cùng phương nhưng ngược chiều.
HS: dự đoán: vật có vận tốc không đổi.
- Vì A chịu tác dụng của 2 lực cân bằng.
- Vì trọng lượng quả cân A và A’ lớn hơn lực căng T.
- Trọng lực và lực căng 2 lực là hai lực cân bằng.
- Một vật đang chuyển động mà chịu tác dụng của hai lực cân bằng thì nó tiếp tục chuyển động thẳng đều.
- Không
I/ Lực cân bằng 
 1/ Lực cân bằng là gì?
 C1 a. Tác dụng lên quyển sach có 2 lực: Trọng lực và lực đẩy .
 b. Tác dụng lên quả cầu có 2 lực: Trọng lực và lực căng 
 c. Tác dụng lên quả bóng có 2 lực: Trọng lực và lực đẩy 
- Hai lực cân bằng là hai lực có cùng điểm đặt, cùng độ lớn, cùng phương nhưng ngược chiều.
2. Tác dụng của hai lực cân bằng lên một vật đang chuyển động.
a) Dự đoán: SGK.
b) Thí nghiệm kiểm tra.
 C2: A chịu tác dụng của hai lực cân bằng và 
 C3: PA + PA’ lớn hơn T nên vật chuyển động nhanh xuống
 C4: Pa và T cân bằng nhau.
Hoạt động 3: Tìm hiểu quán tính
 Cho HS đọc phần nhận xét SGK
? Quán tính là gì.
HS nghiên cứu nội dung trong SGK
- Khi có lực tác dụng, mọi vật không thể thay đổi vận tốc đột ngột vì có quán tính.
II/ Quán tính
- Quán tính là tính chất bảo toàn tốc độ và hướng chuyển động của vật. Khi có lực tác dụng, vì có quán tính nên mọi vật không thể ngay lập tức đạt tới một tốc độ nhất định.
Hoạt động 4: Vận dụng
? Quan sát hình 5.4 và hãy cho biết khi đẩy xe về phía trước thì búp bê ngã về phía nào?
? Hãy giải thích tại sao?
? Đẩy cho xe và búp bê chuyển động rồi bất chợt dùng xe lại. Hỏi búp bê ngã về hướng nào?
? Tại sao ngã về trước
- Hướng dẫn cho HS giải thích câu 8 SGK
- ngã về phía sau.
 - Vì khi đẩy xe chân búp bê chuyển động cùng với xe nhưng vì quán tính nên thân và đầu chưa kịp chuyển động.
- Ngã về trước
- Vì khi xe dừng lại thì chân búp bê cũng dừng lại. Thân và đầu vì có quán tính nên búp bê ngã về trước.
2.Vận dụng
C6 Búp bê ngã về phái sau vì khi đẩy xe chân búp bê chuyển động cùng với xe nhưng vì quán tính nên thân và đầu chưa kịp chuyển động.
 C7: Búp bê ngã về phía trước vì khi xe dừng lại thì chân búp bê cũng dừng lại. Thân và đầu vì có quán tính nên búp bê ngã về trước.
IV. Củng cố
*Dành cho HS yếu.
-Thế nào là hai lực cân bằng?
-Chuyển động ntn là chuyển động theo quán tính?
Câu hỏi mở rộng.
- Để nhận biết hai lực cân bằng ta dựa vào đặt điểm nào?
+Gốc cùng đặt vào một vật.
+Phương cùng phương.
+Chiều ngược chiều.
+Độ lớn: cùng độ lớn.
V. Hướng dẫn về nhà.
- Chuẩn bị nội dung bài mới
VI. Rút kinh nghiệm:
.............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN_5LY_8.doc