Giáo án Ngữ văn 8 - Tiết 14: Lão hạc

1.Mục tiêu:

1.1 Kiến thức:

 Hoạt động 2:

- HS biết: Tài năng nghệ thuật xuất sắc của nhà văn Nam Cao trong việc xây dựng tình huống truyện, miêu tả, kể chuyện, khắc họa hình tượng nhân vật.

- HS hiểu: Tinh thần nhân đạo của nhà văn.

 Hoạt động 3:

- HS biết: Tổng kết nt chính về nội dung, nghệ thuật.

 1.2. Kĩ năng:

- HS thực hiện được: Vận dụng kiến thức về sự kết hợp các phương thức biểu đạt trong văn bản tự sự để phân tích tác phẩm tự sự viết theo khuynh hướng hiện thực. Phân tích nội dung văn bản.

- HS thực hiện thành thạo: Bước đầu biết đọc hiểu một văn bản hồi kí.

 

doc 5 trang Người đăng trung218 Lượt xem 2560Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 8 - Tiết 14: Lão hạc", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 4 - Tiết:14
Ngày dạy: 16 /9/2015
LÃO HẠC (TT)
1.Mục tiêu:
1.1 Kiến thức:
à Hoạt động 2:
- HS biết: Tài năng nghệ thuật xuất sắc của nhà văn Nam Cao trong việc xây dựng tình huống truyện, miêu tả, kể chuyện, khắc họa hình tượng nhân vật.
- HS hiểu: Tinh thần nhân đạo của nhà văn.
à Hoạt động 3: 
- HS biết: Tổng kết nét chính về nội dung, nghệ thuật.
 1.2. Kĩ năng:
- HS thực hiện được: Vận dụng kiến thức về sự kết hợp các phương thức biểu đạt trong văn bản tự sự để phân tích tác phẩm tự sự viết theo khuynh hướng hiện thực. Phân tích nội dung văn bản. 
- HS thực hiện thành thạo: Bước đầu biết đọc hiểu một văn bản hồi kí.
 1.3.Thái độ: 
- HS có thói quen: Yêu thương và cảm thơng với những người lao động nghèo khổ trong xã hội.
- HS có tính cách: Giáo dục học sinh về lòng thông cảm, trân trọng vẻ đẹp tâm hồn của người nông dân. 
- Giáo dục kĩ năng sống: kĩ năng giao tiếp, kĩ năng suy nghĩ, sáng tạo; kĩ năng tự nhận thức.
2.Nội dung học tập:
- Nội dung 1: Phân tích nội dung , nghệ thuật của văn bản.
- Nội dung 2: Tổng kết nghệ thuật, ý nghĩa của văn bản..
3.Chuẩn bị:
 3.1. Giáo viên: Tìm hiểu tiểu sử Nam Cao và một số tác phẩm của ông, phân tích tác phẩm “Lão Hạc”.
Học sinh: Tìm hiểu tác giả Nam Cao, đọc kĩ tác phẩm, các chú thích, tóm tắt tác phẩm “Lão Hạc”, tìm hiểu suy nghĩ hành động của nhân vật lão Hạc.
4. Tổ chức các hoạt động học tập: 
 4.1 Ổn định tổ chức và kiểm diện: ( 1 phút)
8A1: 8A2: 8A3: 
 4.2 Kiểm tra miệng: ( 5 phút)
à Câu hỏi kiểm tra bài cũ: 
Em đã chuẩn bị những gì cho bài học hôm nay?
ĩ Giáo viên treo bảng phụ giới thiệu bài tập:
Câu 1: Tác phẩm Lão Hạc được viết theo thể loại nào? (2đ)
 A. Truyện dài.	C. Truyện vừa.
	 B. Truyện ngắn.	D. Tiểu thuyết.
 l Đáp án: B
Câu 2: Phân tích tâm trạng Lão Hạc xung quanh việc bán chó? (6đ)
l Đáp án:
- Lão cười như mếu, đôi mắt ầng ậng nước.
- Mặt lão đột nhiên co dúm lại, nước mắt chảy ra, lão mếu như con nít, lão hu hu khóc.
- Nhà văn miêu tả ngoại hình để thể hiện nội tâm.
- Lão Hạc là người sống nhân nghĩa, thuỷ chung, yêu thương con sâu sắc.
à Câu hỏi kiểm tra nội dung tự học:
 Đối với bài học hôm nay, em đã chuẩn bị được những gì? (2đ)
l Đáp án: Nhân vật Lão Hạc, ý nghĩa, nghệ thuật của văn bản.
ĩ Học sinh trả lời giáo viên nhận xét, ghi điểm.
 4.3 Tiến trình bài học:
 Hoạt động của giáo viên và học sinh
 Nội dung bài học
à Hoạt động 1. Vào bài. Giới thiệu bài: Tiết trước chúng ta đã đi vào tìm hiểu tâm trạng Lão Hạc xung quanh việc bán chó, tiết này chúng ta tiếp tục tìm hiểu Lão Hạc phần tiếp theo.(1 p)
à Hoạt động 2 : Hướng dẫn phân tích văn bản.(tt)
 ( 25 phút)
Lão Hạc đã thu xếp nhờ cậy ông giáo điều gì?
Mảnh vườn của Lão Hạc có nguồn gốc từ đâu ?
Bà vợ lão hồi còn sống đã thắt lưng buộc bụng, dè sẻn mãi mới tậu được.
Lão dùng hoa lợi của khu vườn vào việc gì?
Để giành cho con, nhưng rồi sau một trận ốm nặng số tiền ấy hết nhẵn.
Tại sao lão lại nhờ ông giáo trông nom mảnh vườn?
Quyết giữ mảnh vườn cho con, để không ai dòm ngó, tơ tưởng, khi nào con lão về thì nó nhận mảnh vườn làm, và lão chỉ chết khi đã nhờ cậy được ông giáo trông nom mảnh vườn.
Quyết giữ mảnh vườn cho con trai, cho thấy lão Hạc 
là người như thế nào?
 Em hiểu thêm gì về tình cảm của ông giáo đối với lão Hạc?
Lão Hạc gửi lại ông giáo ba mươi đồng bạc để làm gì?
Lão Hạc nhất quyết không động đến số tiền đó, lão chỉ ăn khoai, củ chuối, sung luộc, rau má, vài củ ráy hay bữa trai, bữa ốc.
Tại sao lão thà nhịn đói chứ không tiêu vào số tiền đó?	 
Lòng tự trọng của lão còn thể hiện qua chi tiết nào?
Từ chối sự giúp đỡ của người khác, kể cả sự giúp đỡ ngấm ngầm của ông giáo mà lão vẫn hiểu là rất chân tình.
 Qua đó còn thể hiện thái độ của tác giả với nhân vật như thế nào?
Cái chết của lão hạc diễn ra dữ dội như thế nào?	
Trước khi cái chết xảy ra, Binh tư đã hiểu nhầm việc lão xin bả chó, dẫn đến việc hiểu nhầm và băn khoăn gì của ông giáo?
“Con người đáng kính ấy bây giờ cũng theo gót Binh Tư để có ăn ư? Cuộc đời quả thật cứ mỗi ngày một thêm đáng buồn” .
Khi chứng kiến cái chết của lão Hạc, suy nghĩ của ông giáo đã thay đổi như thế nào?
“ Không! Cuộc đời chưa hẳn đã đáng buồn, hay vẫn đáng buồn nhưng lại buồn theo một nghĩa khác”
Em hiểu cụm từ “ Cuộc đời chưa hẳn đã đáng buồn” có nghĩa như thế nào?
Trong cuộc đời vẫn còn có những con người có phẩm chất cao quí như lão Hạc. Một người nông dân cùng khổ đã khóc vì trót lừa một con chó! Một người nhịn ăn để tiền lại làm ma vì không muốn phiền đến hàng xóm, một người đã chọn cái chết để dành lại mảnh vườn cho con.
”Cuộc đời đáng buồn theo một nghĩa khác” có ý nghĩa gì?
Số phận đau thương của những người nông dân trong xã hội cũ. Để giữ phẩm chất họ phải hi sinh tính mạng của mình.
Qua cái chết Lão Hạc, em có suy nghĩ gì về phẩm chất của lão?
Em thấy thái độ, tình cảm của tôi đối với Lão Hạc như thế nào?
Thông cảm sâu sắc, kính trọng sẵn sàng giúp đỡ
 Lão Hạc. Đó là thái độ của những người cùng cảnh ngộ biết yêu thương và chia sẻ cho nhau (tình thương của Nam Cao đối với người nông dân nghèo khổ).
Ngoài tình cảm tác giả còn bày tỏ suy nghĩ của mình về điều gì?
Cách nhìn người: phải có một cái nhìn có chiều sâu, không nên nhìn một cách hời hợt, phiến diện, chỉ thấy bề ngoài, và nhất là không thành kiến, định kiến với tầng lớp họ.
Giáo dục học sinh: trong xã hội chúng ta ngày nay, những người có hoàn cảnh khó khăn như lão Hạc thì sẽ như thế nào?	
ĩ Giáo dục kĩ năng sống: kĩ năng tự nhận thức: xác định lối sống có nhân cách.	
Truyện ngắn Lão Hạc thành công ở những yếu tố nghệ thuật nào?	
Học sinh thảo luận nhóm, trình bày
 Theo em, văn bản có ý nghĩa như thế nào?	 
Gọi học sinh đọc ghi nhớ trong sách giáo khoa.
Giáo dục học sinh về lòng thông cảm, trân trọng vẻ đẹp tâm hồn của người nông dân.	
 b). Lão Hạc nhờ ông giáo cho gửi ba sào vườn :
- Thương con rất mực và có 
đức hi sinh cao cả. 
à Cảm thông với tấm lòng của người cha rất mực thương yêu con, muốn vun đắp cho con, dành dụm tất cả những gì có thể có để con có cuộc sống hạnh phúc. 
 c). Lão Hạc gửi ông giáo ba mươi đồng bạc :
 - Lão Hạc là người luôn coi trọng nhân cách, không muốn phiền lụy tới hàng xóm nghèo về cái chết của mình.
à Trân trọng, ngợi ca vẻ đẹp tiềm ẩn của người nông dân trong cảnh khốn cùng vẫn giàu lòng tự trọng, khí khái.
 2.Cái chết của Lão Hạc:
 - Cái chết thật là dữ dội: Vật vã, đầu tóc rũ rượi, quần áo xộc xệch, hai mắt long sòng sọc
- Không có lối thoát, phải chọn cái chết để bảo toàn tài sản cho con và không phiền hà bà con hàng xóm.
 à Phẩm chất cao đẹp, tấm lòng đôn hậu, giàu đức hi sinh và tự trọng cao.
è Tác phẩm phản ánh hiện thức số phận người nông dân trước Cách mạng tháng Tám qua tình cảnh lão Hạc.
- Lão Hạc thể hiện tấm lòng của nhà văn trước số phận đau thương của một con người.
 3. Nét đặc sắc nghệ thuật:
 - Sử dụng ngôi kể thứ nhất, người kể là nhân vật hiểu, chứng kiến toàn bộ câu chuyện và cảm thông với lão Hạc .
 - Kết hợp các phương thức biểu đạt tự sự, trữ tình, lập luận, thể hiện được chiều sâu tâm lí nhân vật với diễn biến tâm trạng phức tạp, sinh động. 
 - Sử dụng ngôn ngữ giản dị, tự nhiên, hiệu quả; tạo được lối kể khách quan , xây dựng được hình tượng nhân vật có tính cá thể hóa cao.
4. Ý nghĩa văn bản:
Văn bản thể hiện phẩm giá của người nông dân không thể bị hoen ố cho dù phải sống trong cảnh khốn cùng.
4.4 Tôûng kết: ( 3 phút)
ơ Giáo viên treo bảng phụ giới thiệu bài tập :
Câu 1: Nhận định nào nói đúng nhất ý nghĩa cái chết lão Hạc?
 A. Là bằng chứng cảm động về tình phụ tử.
 B. Gián tiếp tố cáo xã hội thực dân phong kiến đã đẩy người nông dân vào cảnh khốn cùng.
 C. Thể hiện tính tự trọng, quyết tâm không rơi vào con đường tha hoá.
 D. Cả A, B, C.
l Đáp án:D
l Đáp án: A
Câu 2: Nhận xét nào đúng nhất về nhân vật ông giáo?
 A. Một người biết đồng cảm, chia sẻ với nỗi đau khổ của lão Hạc.
 B. Là người đáng tin cậy để lão Hạc trao gởi niềm tin.
 C. Là người có cách nhìn mới mẻ về lão Hạc.
 D.Cả A, B, C đều đúng.
l Đáp án:D
4.5 Hướng dẫn học tập: ( 3 phút)
à Đối với bài học tiết này:
- Đọc diễn cảm lại đoạn trích.
- Học bài : học thuộc phần bài ghi, chú thích về tác giả.
à Đối với bài học tiết sau:
- Soạn bài “Cô bé bán diêm”: Trả lời câu hỏi SGK/64
	 + Đọc truyện.
	 + Em bé đêm giao thừa.
5. Phụ lục: Tài liệu: Thông tin phản hồi: 
-Tài liệu:
 + SGK, SGV Ngữ văn 8.
 + Sổ tay kiến thức Ngữ văn 8.
 + Học và thực hành theo chuẩn kiến thức- kĩ năng 8.
 + Đề kiểm tra theo chuẩn kiến thức- kĩ năng 8.

Tài liệu đính kèm:

  • docBai_4_Lao_Hac.doc