Giáo án Sinh học 10 - Bài 7: Tế bào nhân sơ năm 2015

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Qua bài này, học sinh có khả năng:

- Nêu được các đặc điểm của tế bào nhân sơ.

- Giải thích đư¬ợc tế bào nhân sơ với kích th¬ước nhỏ có đ¬ược lợi thế gì.

- Trình bày đư¬ợc cấu trúc và chức năng của các bộ phận cấu tạo nên tế bào vi khuẩn.

2. Kĩ năng:

- Rèn kỹ năng hoạt động nhóm.

- Nâng cao khả năng tổng hợp và phân tích các thông tin thông qua kênh hình, kênh chữ.

- Học sinh vận dụng kiến thức toán học để giải quyết vấn đề, cụ thể: Học sinh sử dụng công thức tính diện tích toàn phần và thể tích của hình khối lập phương để chứng minh những lợi ích mà tế bào nhân sơ có được thông qua việc so sánh tỉ lệ S/V của khối lập phương:

Stoàn phần = a2. 6 và V = a3 (a là cạnh hình khối lập phương)

 

doc 6 trang Người đăng trung218 Lượt xem 10379Lượt tải 3 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Sinh học 10 - Bài 7: Tế bào nhân sơ năm 2015", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thời gian: Tiết 3 – Chiều thứ 2 – Ngày 19 tháng 10 năm 2015
Địa điểm: Phòng Bộ môn Sinh – Lớp 10/1
CHƯƠNG II. CẤU TRÚC CỦA TẾ BÀO
BÀI 7. TẾ BÀO NHÂN SƠ
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức: Qua bài này, học sinh có khả năng:
- Nêu được các đặc điểm của tế bào nhân sơ.
- Giải thích được tế bào nhân sơ với kích thước nhỏ có được lợi thế gì.
- Trình bày được cấu trúc và chức năng của các bộ phận cấu tạo nên tế bào vi khuẩn.
2. Kĩ năng: 
- Rèn kỹ năng hoạt động nhóm.
- Nâng cao khả năng tổng hợp và phân tích các thông tin thông qua kênh hình, kênh chữ.
- Học sinh vận dụng kiến thức toán học để giải quyết vấn đề, cụ thể: Học sinh sử dụng công thức tính diện tích toàn phần và thể tích của hình khối lập phương để chứng minh những lợi ích mà tế bào nhân sơ có được thông qua việc so sánh tỉ lệ S/V của khối lập phương:
Stoàn phần = a2. 6 và V = a3 (a là cạnh hình khối lập phương)
3. Thái độ: 
Học sinh có thái độ đúng đắn khi vận dụng các kiến thức trong bài học để giải thích các vấn đề trong cuộc sống hàng ngày. 
II. NỘI DUNG TRỌNG TÂM
- Đặc điểm chung của tế bào nhân sơ.
- Cấu tạo tế bào nhân sơ.
III. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên:
- Hình: 7. 1 và 7.2/SGK.
- Một số hình ảnh minh họa khác.
- Phiếu học tập:
Thành phần
Cấu tạo
Chức năng
Thành tế bào
Màng sinh chất
Vỏ nhầy
Lông
Roi
Tế bào chất
Vùng nhân
2. Học sinh: Chuẩn bị tốt yêu cầu về nhà của tiết trước. 
IV. PHƯƠNG PHÁP:
- Tự tìm hiểu thông tin trong sách giáo khoa. 
- Làm việc độc lập với sách giáo khoa.
- Vấn đáp – tái hiện.
- Vấn đáp – tìm tòi.
- Biểu diễn tranh – tìm tòi.
- Biểu diễn tranh – tái hiện. 
- Hoạt động nhóm, hoạt động cá nhân. 
V. TIẾN TRÌNH THỰC HIỆN
1. Ổn định lớp. 
2. Kiểm tra bài cũ: Không tiến hành vì tiết trước đó là tiết kiểm tra một tiết.
3. Bài mới:
Chương I chúng ta đã được tìm hiểu về các thành phần hóa học cấu tạo nên tế bào, sang chương II chúng ta đi tìm hiểu tế bào có cấu trúc như thế nào? à Chương II: Cấu trúc tế bào.
Hoạt động của Thầy - Trò
Nội dung
* Trước khi tìm hiểu vào bài mới: 
- GV yêu cầu HS đọc thông tin phần mở đầu của bài trả lời câu hỏi: Theo các em, phần thông tin trên cho chúng ta biết điều gì?
- HS đọc thông tin Sgk, trả lời câu hỏi.
* Hoạt động 1: Tìm hiểu đặc điểm chung của tế bào nhân sơ
- GV hỏi: Tế bào nhân sơ có những đặc điểm gì nổi bật?
- HS quan sát hình 7.1, hình 7.2 và nghiên cứu thông tin SGK trang 31 trả lời câu hỏi.
- GV hỏi: Cấu tạo đơn giản và kích thước nhỏ đã tạo ra những ưu thế gì cho vi khuẩn? 
- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm để so sánh tỉ lệ S/V của 3 khối lập phương sau:
Cạnh
1 cm

2 cm
3 cm
S
V
S/V
- HS thảo luận và trả lời:
Cạnh
1 cm
2 cm
3 cm
S
6
24
54
V
1
8
27
S/V
6/1
3/1
2/1
- GV hỏi: Tỉ lệ S/V nói lên điều gì?
- HS trả lời: Kích thước tế bào nhỏ à tỷ lệ S/V lớn. 
- GV nêu tình huống để HS thảo luận nhóm – giải quyết vấn đề: Xét thí nghiệm sau: Lấy củ cải (hoặc củ đậu, khoai tây) sống, cắt thành 3 khối lập phương khác nhau có cạnh 1 cm, 2 cm, 3 cm. Cho 3 khối vào 1 cốc đựng dung dịch có màu (thuốc tím, cacmin, xanh metilen) trong 5 - 10’, sau đó lấy ra và cắt mỗi khối thành 2 phần bằng nhau. Hãy dự đoán kết quả (so sánh sự bắt màu ở lõi mỗi khối) và cho biết thí nghiệm chứng minh điều gì?
- HS: Tế bào có kích thước nhỏ đã đem lại các ưu thế như:
+ Tốc độ trao đổi chất với môi trường qua màng nhanh.
+ Sự khuếch tán các chất từ nơi này đến nơi khác trong TB diễn ra nhanh hơn.
+ TB sinh trưởng, phát triển nhanh và sinh sản nhanh à vi khuẩn dễ thích ứng với môi trường.
- GV mở rộng: Khả năng phân chia nhanh của tế bào nhân sơ được con người sử dụng để sản xuất sinh khối thu nhận protein (axit amin, enzim, kháng sinh, hoocmon....).
- GV liên hệ thực tế: Theo kết quả các nhà khoa học nghiên cứu: Tốc độ phân chia của 1 số vi khuẩn khoảng 30 phút phân chia một lần, tế bào người 24 giờ phân chia một lần. Từ tốc độ phân chia của vi khuẩn đã giải thích tại sao chỉ với số lượng nhỏ vi khuẩn gây bệnh xâm nhập vào cơ thể không lâu đã xuất hiện các triệu chứng bệnh tật (bệnh cúm, sốt do virut).
* Hoạt động 2: Tìm hiểu cấu tạo tế bào nhân sơ 
- GV yêu cầu HS quan sát hình 7.2 và giới thiệu thành phần cấu tạo tế bào nhân sơ.
- HS quan sát hình 7.2 và trả lời.
- GV: Thành tế bào có cấu tạo thế nào và có vai trò gì? 
- HS nghiên cứu SGK trang 33 trả lời câu hỏi. 
- GV: Dựa vào cấu trúc và thành phần hóa học của thành tế bào người ta chia thành những loại vi khuẩn nào?
- HS nghiên cứu SGK trả lời.
- GV cho HS theo dõi bảng một số tính chất khác biệt giữa vi khuẩn G+ và G- ở mục thông tin bổ sung.
- GV: Biết được những điểm khác nhau giữa các loại vi khuẩn người ta có ứng dụng gì?
- HS: Biết được những điểm khác nhau giữa các loại vi khuẩn người ta có thể sử dụng các loại thuốc kháng sinh đặc hiệu để tiêu diệt từng loại vi khuẩn gây bệnh mà không gây hại cho TB người.
- GV: Nếu loại bỏ thành tế bào của các loại vi khuẩn có hình dạng và kích thớc khác nhau, sau đó cho các tế bào trần này vào trong dung dịch có nồng độ các chất tan bằng nồng độ các chất tan trong tế bào thì tất cả các tế bào trần đều có dạng hình cầu. Từ thí nghiệm này ta có thể rút ra nhận xét gì về vai trò của thành tế bào?
- HS suy nghĩ và trả lời.
- GV thông báo thêm một số thông tin: 
+ Thành phần hóa học của lớp vỏ nhầy.
+ Có những vi khuẩn chỉ hình thành vỏ nhầy trong những điều kiện nhất định như: Vi khuẩn gây bệnh nhiệt thán, viêm màng phổi.
- GV: Màng sinh chất được cấu tạo như thế nào và có chức năng gì?
- HS nghiên cứu SGK trả lời.
- GV: Lông và roi có cấu tạo như thế nào và có tác dụng gì với vi khuẩn?
- HS nghiên cứu SGK trả lời.
- GV: Tế bào chất nằm ở đâu, cấu tạo như thế nào và có chức năng gì?
- HS nghiên cứu SGK trả lời.
- GV: Tại sao gọi là vùng nhân ở tế bào nhân sơ? Vùng nhân có đặc điểm cấu tạo ra sao và có chức năng gì?
- HS nghiên cứu SGK trả lời.
- Tế bào là đơn vị cấu tạo của mọi cơ thể sống.
- Có 2 loại tế bào: Tế bào nhân sơ và tế bào nhân thực.
 - Cấu tạo của mọi tế bào đều gồm 3 thành phần chính: 
+ Màng sinh chất
+ Tế bào chất
+ Nhân hoặc vùng nhân
I. Đặc điểm chung của tế bào nhân sơ
- Chưa có nhân hoàn chỉnh.
- Tế bào chất không có hệ thống nội màng, không có các bào quan có màng bao bọc.
- Kích thước nhỏ: 1 – 5 μm (chỉ bằng 1/10 tế bào nhân thực).
* Kích thước nhỏ có ưu thế cho tế bào nhân sơ: 
Kích thước tế bào càng nhỏ à tỉ lệ S/V (giữa diện tích bề mặt tế bào và thể tích tế bào) càng lớn, giúp:
- Tốc độ trao đổi chất với môi trường qua màng nhanh.
- Sự khuếch tán các chất từ nơi này đến nơi khác trong TB diễn ra nhanh hơn.
- TB sinh trưởng, phát triển nhanh và sinh sản nhanh à vi khuẩn dễ thích ứng với môi trường.
II. Cấu tạo tế bào nhân sơ
- Thành phần chính:
+ Màng sinh chất
+ Tế bào chất
+ Vùng nhân 
- Các thành phần khác: Thành tế bào, vỏ nhầy, lông và roi.
1. Thành tế bào, vỏ nhầy, màng sinh chất, lông và roi:
a. Thành tế bào:
* Cấu tạo:
- Có thành phần hoá học là peptiđôglican (cấu tạo từ các chuỗi cacbohyđrat liên kết với nhau bằng các đoạn pôlipeptit ngắn).
- Dựa vào cấu trúc và thành phần hóa học của thành tế bào à chia vi khuẩn làm 2 loại:
+ Vi khuẩn Gram dương có màu tím.
+ Vi khuẩn Gram âm có màu đỏ.
* Chức năng: Quy định hình dạng của tế bào.
b. Vỏ nhầy (Chỉ có ở một số loại tế bào nhân sơ):
* Cấu tạo: Chủ yếu là nước và prôtêin, saccarit.
* Chức năng: Giúp bảo vệ tế bào, bám dính vào các bề mặt. (Ví dụ vi khuẩn gây bệnh ở người hạn chế được khả năng thực bào của bạch cầu).
c. Màng sinh chất:
* Cấu tạo từ 2 lớp photpholipit và prôtêin.
* Chức năng: Trao đổi chất và bảo vệ tế bào.
d. Lông và roi:
* Cấu tạo từ prôtêin.
* Chức năng:
- Roi (tiên mao) giúp vi khuẩn di động.
- Lông (nhung mao) giúp bám chặt trên bề mặt tế bào chủ.
2. Tế bào chất (Nằm giữa màng sinh chất và vùng nhân):
a. Cấu tạo: Gồm 2 thành phần:
- Bào tương (dạng keo bán lỏng): Không có hệ thống nội màng; không có bộ khung tế bào; các bào quan không có màng bao bọc.
- Ribôxôm: Cấu tạo từ prôtêin và rARN; không màng; nơi tổng hợp các loại prôtêin; kích thước nhỏ hơn của tế bào nhân thực.
b. Chức năng: Là nơi diễn ra mọi hoạt động sống của tế bào.
3. Vùng nhân:
a. Cấu tạo:
- Không có màng nhân.
- Chỉ chứa 1 phân tử ADN vòng.
- Một số vi khuẩn có thêm những phân tử ADN dạng vòng nhỏ khác gọi là plasmit.
b. Chức năng: Lưu trữ, bảo quản và truyền đạt thông tin di truyền à là trung tâm điều khiển mọi hoạt động sống của tế bào.
4. Củng cố:
- Yêu cầu HS xem hình và nhận biết lại các thành phần cấu tạo của tế bào nhân sơ.
- Sử dụng một số câu hỏi trắc nghiệm để hệ thống lại kiến thức của bài.
5. Dặn dò:
- Trả lời các câu hỏi cuối bài trong SGK.
- Đọc mục “Em có biết”.
- Chuẩn bị bài 8, 9 và 10. Tế bào nhân thực.
- Tiết sau, HS xem bài trước để nắm các nội dung:
+ Đặc điểm chung của tế bào nhân thực.
+ Cấu tạo của tế bào nhân sơ và tế bào nhân thực khác nhau như thề nào?
+ Nhân của tế bào nhân thực.
+ Một số bào quan...
VI. THÔNG TIN BỔ SUNG
 Một số tính chất khác biệt giữa vi khuẩn Gram dương và Gram âm:
Tính chất
Gram dương
Gram âm
Phản ứng với chất nhuộm Gram
Giữ màu tinh thể tím, do đó tế bào có màu tím hoặc tía.
Mất màu tím khi tẩy rửa, nhuộm màu phụ đỏ saframin.
Lớp Peptiđoglican
Dày, nhiều lớp.
Mỏng, chỉ có một lớp.
Lớp phía ngoài
Không có.
Có.
Tạo độc tố
Chủ yếu là ngoại độc tố.
Chủ yếu là nội độc tố.
Khả năng chống chịu với tác nhân vật lí
Cao.
Thấp.
Mẫn cảm với pênicilin
Cao.
Thấp.
Chống chịu muối
Cao.
Thấp.
Chống chịu với khô hạn
Cao.
Thấp.
VII. ĐÁP ÁN PHIẾU HỌC TẬP
Thành phần
Cấu tạo
Chức năng
Thành tế bào
- Có thành phần hoá học là peptiđôglican (cấu tạo từ các chuỗi cacbohyđrat liên kết với nhau bằng các đoạn pôlipeptit ngắn).
- Dựa vào cấu trúc và thành phần hóa học của thành tế bào à chia vi khuẩn làm 2 loại:
+ Vi khuẩn Gram dương có màu tím.
+ Vi khuẩn Gram âm có màu đỏ.
Quy định hình dạng của tế bào.
Màng sinh chất
2 lớp photpholipit và prôtêin.
Trao đổi chất và bảo vệ tế bào.
Vỏ nhầy
Chủ yếu là nước và prôtêin, saccarit.
Giúp bảo vệ tế bào, bám dính vào các bề mặt.
Lông
Prôtêin.
Giúp bám chặt trên bề mặt tế bào chủ.
Roi
Prôtêin.
Giúp vi khuẩn di động.
Tế bào chất
Gồm 2 thành phần:
- Bào tương (dạng keo bán lỏng): Không có hệ thống nội màng; không có bộ khung tế bào; các bào quan không có màng bao bọc.
- Ribôxôm: Cấu tạo từ prôtêin và rARN; không màng; nơi tổng hợp các loại prôtêin; kích thước nhỏ hơn của tế bào nhân thực.
Là nơi diễn ra mọi hoạt động sống của tế bào.
Vùng nhân
- Không có màng nhân.
- Chỉ chứa 1 phân tử ADN vòng.
- Một số vi khuẩn có thêm những phân tử ADN dạng vòng nhỏ khác gọi là plasmit.
Lưu trữ, bảo quản và truyền đạt thông tin di truyền à là trung tâm điều khiển mọi hoạt động sống của tế bào.

Tài liệu đính kèm:

  • docBai_7_Te_bao_nhan_son_CHUAN.doc